Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 12/11/2014 22:46 (GMT+7)

Quản lý rừng tự nhiên: Lời giải cho bài toán

Bà Bùi Thị Thanh Thủy – Quản lý chương trình, Trung tâm Phát triển Sáng kiến Cộng đồng và Môi trường (C&E) chia sẻ như vậy với vusta.vn.

Hoạt động bảo vệ rừng, hay bảo tồn đa dạng sinh học chỉ có hiệu quả khi tham gia một cách đầy đủ của người dân.Bài toán đặt ra là làm thế nào để huy động sự tham gia của cộng đồng vào công tác giao đất giao rừng hiệu quả. Nâng cao quyền và trách nhiệm của cộng đồng đối với chính rừng của người dân sẽ là một lời giải cho bài toán này.

“Hiện nay C&E đã phối hợp với hai đối tác địa phương là Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam triển khai dự án: Quản lý bền vững tự nhiên thông qua nâng cao nhận thức và năng lực để cải thiện việc sử dụng quyền và địa vị pháp lý của người dân tộc thiểu số đối với rừng tự nhiên tại miền Trung Việt Nam”, bà Thủy cho biết.

Dự án đã góp phần nâng cao hiểu biết của người dân liên quan các chính sách lâm nghiệp cộng đồng nhà nước và chính quyền địa phương. Đặc biệt người dân đã chủ động trong việc tìm hiểu thông tin, tiếp cận với các bên liên quan để tìm hiểu về những vấn đề liên quan về quyền lợi và trách nhiệm đối với rừng được giao, bà Thủy chia sẻ.

Những tri thức bản địa và hương ước về quản lý bảo vệ, phát triển rừng tại cộng đồng dân cư thôn được vận dụng một cách linh hoạt vào những hoạt động của dự án. Và dự án luôn tôn trọng những nét đẹp truyền thống về văn hóa, tâm linh tại địa phương liên quan rừng cộng đồng.

Bà Thủy cũng cho biết, dự án lồng ghép các vấn đề giới thông qua thiết kế và thực hiện, đảm bảo rằng phụ nữ dân tộc thiểu số vốn là một nhóm yếu thế sẽ tham gia bình đẳng như nam giới vào tập huấn, hội thảo, thực hiện mô hình sử dụng rừng thân thiện với môi trường. Cụ thể, nữ được khuyến khích tham gia trong tất cả những hoạt động của dự án với tối thiểu 20-25% bày tỏ ý kiến của riêng mình.

Sự tham gia của cộng đồng là xuyên suốt quá trình của dự án và trong tất cả các cấp quản lý xã, huyện, tỉnh và địa phương. Cộng đồng được thể hiện những quan điểm, chính kiến và chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động tọa đàm cấp xã, hội thảo cấp tỉnh hay trung ương. Qua đó nâng cao vị thế và vai trò của cộng đồng trong tiến trình quản lý rừng tại Việt Nam.

Khi người dân làm chủ thực sự rừng của mình thì trách nhiệm của họ với rừng sẽ được nâng lên rõ rệt (Ảnh internet)

Hiện dự án đã được rất nhiều mục tiêu đề ra, đó là nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân tộc thiểu số tại Thừa Thiên Huế và Quảng Nam về quyền lợi, trách nhiệm đối với rừng được giao; trợ giúp cộng đồng dân tộc thiểu số địa phương phát triển phương thức sinh kế dựa vào rừng phù hợp với địa phương và thân thiện với môi trường; tăng cường năng lực cho cộng đồng địa phương về công tác giao đất giao rừng có sự tham gia; vận động chính sách cho mô hình rừng cộng đồng, đảm bảo cân bằng lợi ích môi trường và lối sống truyền thống của cộng đồng địa phương.

“Sau khi thực hiện dự án, chúng tôi thấy một nét đặc thù của cộng đồng dân tộc vùng thiểu số trong quản lý bảo vệ và phát triển rừng chính là sử dụng các luật tục, hương ước tốt đẹp. Chính việc lồng ghép những luật tục, hương ước này vào trong quy ước đã được người dân thực hiện một cách hệ thống. Quy ước này mang tính pháp lý cao, được công nhận bởi UBND huyện. Do đó, cộng đồng dân cư thôn được giao đất giao rừng có trách nhiệm trong việc tổ chức các hoạt động như đã thống nhất trong quy ước và thường xuyên có liên tục, báo cáo với cán bộ địa phương”, bà Thủy cho biết.

Cộng đồng dân cư được nhận đất rừng sẽ có trách nhiệm tổ chức hoạt động tuần tra bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy theo định kỳ. Các kỹ năng liên quan ngoại nghiệp và nội nghiệp của những thành viên được cải thiện khi tham gia lớp tập huấn tại hiện trường. Các hành vi xâm hại, chặt phá rừng trái phép hay cháy rừng đã giảm đáng kể. Những nhóm thức hiện sẽ có trách nhiệm trong việc báo cáo lại thôn, xã về những hành vi vi phạm. Từ đó xã sẽ hướng dẫn, hỗ trợ cách giải quyết tối ưu nhất, nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho thành viên trong nhóm.

Khi người dân làm chủ thực sự rừng của mình thì trách nhiệm của họ với rừng sẽ được nâng lên rõ rệt, chất lượng rừng cũng được nâng cao. Và điều này chỉ có thể diễn ra khi nha nước thực sự trao quyền quản lý rừng cho cộng đồng dân cư thôn.

Tuy nhiên, vẫn còn một số thách thức như chính sách can thiệp, luật pháp liên quan đến quản lý rừng hiện tại phần nào làm dần sinh kế truyền thống; cộng đồng dân tộc thiểu số gặp khó khăn trong việc thích ứng với các chương trình khuyến nông, định canh định cư, áp dụng mô hình canh tác dưới xuôi; chưa hiểu về các thủ tục pháp lý liên quan đến quản lý đất và rừng mà thường theo luật tục truyền thống.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.