Polyme Blend: Vật liệu mới ứng dụng hiệu quả trong ngành đường sắt
Đối với hơn 1.300 km đường sắt tà vẹt bê tông của nước ta hiện nay, các loại phụ kiện nối giữ các ray là cóc cứng và đệm làm bằng kimloại rất dễ bị ôxi hóa. Hơn thế do thanh đệm được làm bằng sắt nên khi vận hành, tàu rất dễ bị rung, gây tiếng ồn và độ nảy lớn, dễdẫn đến nguy cơ trật bánh. Trước thực tế đó, từ năm 2000, ngành đường sắt đã tiến hành thay thế sử dụng các loại phụ kiện nối giữ ray là cóc và căn bằng các loại vật liệu có độ bền cao, chịu được điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Các loại phụ kiện bằng chất liệu polyme blend đáp ứng các yêu cầu đặt ra. Tuy nhiên, các loại phụ kiện này đều phải nhập từ nước ngoài, giá thành cao.Trong bối cảnh đó, Viện Kỹ thuật nhiệt đới (Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam ) tiến hành nghiên cứu và sản xuất thành công vật liệu polyme blend được ngành đường sắt hết sức quan tâm.Theo đánh giá của các chuyên gia, đây là loại vật liệu thích hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới của Việt Nam do chịu được nhiệt cao, cấu trúc bền vững trong nhiều loại môi trường. Kết quả thử nghiệm căn nhựa polyme blend K3A thay thế thanh đệm sắt trên các khớp nối ray đường sắt tại nhiều vị trí và khu vực khác nhau cho thấy, các sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, không bị ôxi hóa. Năm 2000, Viện Kỹ thuật nhiệt đới đã đầu tư dây truyền công nghệ chế tạo vật liệu polyme blend và các sản phẩm kỹ thuật cung cấp cho ngành đường sắt, các sản phẩm này đã từng bước thay thế hoàn toàn sản phẩm nhập ngoại.Để phục vụ nhu cầu của ngành đường sắt, Viện Kỹ thuật nhiệt đới đang nghiên cứu, sản xuất lõi nhựa polyme blend xoắn để thay thế bulông thanh đệm bằng sắt trong kết cấu đường ray. Trước đây bulông sắt được cố định bởi lớp bê tông và lưu huỳnh nên không thể bảo dưỡng định kỳ, lại rất dễ bị ô xi hóa, gây ra rung, nảy. Nay sản phẩm nhựa xoắn có thể tháo rời, đảm bảo đàn hồi, việc bảo dưỡng hết sức thuận tiện.Ông Đào Quốc Đao, chuyên viên Ban quản lý cơ sở hạ tầng (Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam) đánh giá: “Việc sản xuất thành công polyme blend chất lượng cao giúp cho ngành đường sắt chủ động nguồn hàng và tiết kiệm được 25% chi phí so với sản phẩm nhập ngoại”. Tính đến năm 2004, Viện Kỹ thuật nhiệt đới đã cung cấp cho ngành đường sắt gần 4 triệu sản phẩm.
PGS.TS. Trần Thanh Sơn, Chủ nhiệm công trình nghiên cứu polyme blend cho biết: Vật liệu này còn có thể sử dụng trong nhiều ngành kinh tế quốc dân khác như: để sản xuất các vật dụng trên máy bay (cốc, chén...), vừa chịu được vađập, không độc hại như các lọai nhựa khác. Ngoài ra vật liệu polyme blend ít bị mài mòn, tải nhiệt tốt nên còn có thể sử dụng trong ngành cơ khí để làm các bánh răng động cơ.
Nguồn:khoahocphattrien.com.vn 2/6/2005