Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 25/10/2005 14:22 (GMT+7)

Phương pháp trồng đậu vàng

Làm đất và gieo hạt: Chọn đất cao, chủ động tưới tiêu, đất cát pha thịt nhẹ, làm đất nhỏ, lên luống rộng 0,9- 1m; vụ sớm chú ý làm luống cao và dốc để dễ thoát nước.

Lượng phân bón cho 1 sào gồm: Phân chuồng hoai mục 4- 5 tạ; super lân Lâm Thao 10- 15kg; phân đạm urê 4-5kg; phân kali clorua 5- 6kg. Nếu đất chua (độ pH< 5,5) cần bón 20- 25kg vôi bột trước khi bừa ngả. Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân, riêng phân đạm, phân kali mỗi loại 1kg. Phân lân ủ với phân chuồng từ trước, còn phân đạm và kali khi trồng mới trộn lẫn để bón. Nên bón theo rạch, dùng cuốc rạch rãnh sâu 10-12cm, tra phân vào rạch, lấp đất phủ lên rồi tra hạt lên trên. Hàng cách nhau 30- 40cm, cây trên hàng cách nhau 10- 15cm, mỗi hố tra 2- 3 hạt; tra hạt xong lấy tay xoa đất lấp kín hạt. Mỗi sào cần 3kg hạt giống.

Nếu trồng xen với su hào, cải bắp, xen vào hai bên mé luống, ở khoảng giữa hai cây cải bắp (tra hai hốc) hoặc su hào (tra 1 hốc), lượng giống đậu gieo xen chỉ cần 0,7- 1kg/sào.

Chăm sóc: Cũng như các loại đậu khác, sau khi gieo hạt đậu vàng, không nên tưới ướt đẫm làm hạt hút no nước quá nhanh, trương lên làm rách vỏ áo, hạt sẽ bị chẩm, tốt nhất là trước khi gieo nên tưới nước sơ qua trên mặt luống cho ẩm (độ ẩm 70- 75% độ ẩm đất, hoặc sờ mát tay là vừa) sau đó mới gieo hạt.

Khi đậu có 2- 3 lá thật thì nhặt cỏ, xới nông vun nhẹ vào gốc. Khi đậu cao 20cm thì xới sâu trên mặt luống, nhặt cỏ và vun ấp vào gốc cho đậu. Sau mỗi trận mưa mà mặt luống bị đóng váng, nhất thiết phải xới xáo lại, nhưng phải đợi khô đất mới được xới lại. Nếu xới khi đất còn ướt đậu bị vàng lá, úa rực rồi chết.

Bón thúc khoảng 3 lần: Lần đầu khi cây có 4- 5 lá thật 1kg urê + 1kg kali/sào hoà nước tưới. Thúc lần 2 khi có 7- 8 lá thật, mỗi sào 1kg urê + 2-3kg kali/sào, bón cách gốc 7-10cm. Thúc lần 3 khi nụ sắp nở, bón nốt lượng phân còn lại.

Sử dụng nước sạch để tưới cho đậu vàng đảm bảo độ ẩm, an toàn. Chủ động phòng trừ một số loại sâu, bệnh hại như: Sâu xám, sâu xanh, sâu đo hại lá, sâu đục quả, các loại rầy rệp, bệnh mốc sương, thán thư, đốm lá, thối đen quả do vi khuẩn.

Nguồn trích: Nông thôn Ngày nay, 7/10/2005

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới