Phục hồi thị lực bằng polyme
Thuỷ tinh thể của mắt hội tụ bằng cách thay đổi hình dạng. Tuy nhiên khi chúng ta lớn tuổi, thuỷ tinh thể cứng lại và làm giảm thị lực. Khả năng thay đổi hình dạng của thuỷ tinh thể ở người 40 tuổichỉ bằng 25% so với khi họ chào đời. Sau tuổi 45, phần lớn mọi người cần kính đọc sách hay kính hai tròng.Lần đầu tiên vào những năm 1980, các nhà khoa học Mỹ chứng minh rằng thay thế thành phần trong thủy tinh thể của một con khỉ già bằng dầu silicon có thể phục hồi khả năng hội tụ của nó. Tuy nhiên, dosilicon rò rỉ dần dần khỏi bao thuỷ tinh thể nên nó không được sử dụng ở người. Kể từ đó, giới khoa học đã nỗ lực tìm kiếm một loại polyme vừa có chỉ số khúc xạ giống thuỷ tinh thể của người vừa cócác đặc tính cơ sinh phù hợp.
Các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu hợp tác tầm nhìn đa quốc gia (Vision CRC) đã làm được điều đó. Họ tạo ra một loại polyme thay thế dầu silicon. Được chế tạo từ siloxan, bác sĩ có thể chiếutia cực tím hoặc ánh sáng thường để biến nó từ dạng lỏng thành đặc quánh sau khi tiêm vào mắt.
15 phút
Các cuộc thử nghiệm trên nhãn cầu của thỏ và khỉ cho thấy loại polyme trên có chỉ số khúc xạ trung bình giống như một thuỷ tinh thể khoẻ mạnh, cung cấp sức điều tiết tới 9,5 dioptre, cho phép nhìn ởkhoảng cách 10cm. Nhóm cũng đã thử nghiệm trên một vài mắt người. Kết quả cho thấy, nó cung cấp sức điều tiết khoảng 6-8,5 dioptre, cho phép đọc dễ dàng.
Việc cấy polyme vào mắt cũng tương tự như phẫu thuật đục thủy tinh thể hiện nay, song thuỷ tinh thể không bị thay thế. Sau khi rạch một vết nhỏ trong giác mạc, bác sĩ sẽ đục một lỗ nhỏ trong bao thuỷtinh thể và hút các thành phần trong đó ra ngoài. Cuối cùng, họ bơm polyme vào trong bao thuỷ tinh thể, rồi chiếu tia cực tím hoặc ánh sáng thường để biến nó thành dạng đặc quánh. Arthur Ho, mộtthành viên của nhóm nghiên cứu cho biết thủ tục thay thế chỉ mất 15 phút.
Hugh Taylor, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu mắt Australia, nhận xét: ""Kỹ thuật mới có tiềm năng lớn. Nó sẽ thay đổi hoàn toàn phương pháp phẫu thuật mắt"". Nhóm nghiên cứu đang thử nghiệm kỹ thuậtmới trên mắt của khỉ còn sống và sau đó là thử nghiệm lâm sàng vào năm 2004.
Nguồn: www.vnn.vn ngày 8/8/2003