Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 10/09/2005 14:16 (GMT+7)

Phục dựng mặt một cô gái Việt cách đây 2.000 năm - Cảm xúc lạ kỳ

Quá trình phục dựng những mặt người ở tỉnh Hưng Yên, điều gì làm ông ấn tượng và nhớ nhất?

Đó là cái thời khắc đầu tiên hiện ra khuôn mặt của cô gái 17 tuổi. Tôi nhớ như in thời khắc đó. Đây là lần đầu tiên tôi phục chế mặt bằng tượng khối. Chiều 17/6/2005, khi khuôn sọ thạch cao hoàn tất, ăn cơm tối xong, tôi lên phòng làm việc.

Một bên là những công thức của Geasimov, Lebedinskaija, của Karen Taylor sưu tầm, giới thiệu trong sách của bà và giáo trình giải phẫu của Voss Herrlinger. Một bên là chiếc sọ. Cứ như thế từng bước tôi đắp từng cơ mặt của chiếc sọ.

Sau khi liên kết các cơ đó lại, khuôn mặt hiện lên ngoài ý muốn và tưởng tượng của tôi - một khuôn mặt phụ nữ vừa quen vừa lạ. Tôi có cảm giác cô gái đang sống lại từ 2.000 năm nay. Tôi với chiếc máy ảnh số chớp chụp lấy cái thời khắc đó như sợ cô sẽ biến mất.

Máy ảnh đã ghi lại lúc 1 giờ 14 phút 15 giây - giờ Sửu, rạng sáng 18 tháng 6 năm 2005. Tôi lấy đó là thời khắc phục sinh lại một con người có thật, là sinh nhật lần thứ hai cách nhau 2.000 năm của cô gái không may chết từ thế kỷ thứ nhất trước công nguyên, một cô gái sống sau Mỵ Châu chừng 100 năm và trước hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị cũng chừng 100 năm.

Tôi có cảm giác mình là một người may mắn, người đầu tiên được giáp mặt tổ tiên. Ngày 18/6/2005 được chọn như ngày thành lập bộ môn này ở Việt Nam.

Ngay khi gặp người đàn bà mà ông từng phục chế gương mặt, ông có cảm giác như thế nào?

Tôi có cảm giác rất rõ rằng đó là một người rất thân thiết và gần gũi. Như trong câu chuyện cổ tích, chúng tôi rỡ những mạng nhện thời gian trói buộc cuộc đời của họ để cứu họ phục sinh. Có vẻ hơi lãng mạn nhưng tôi cảm thấy hình như sẽ khó làm được việc này nếu không có chút lãng mạn như vậy.

Thực ra trước đó chúng tôi từng phục dựng mặt cô gái này bằng phương pháp phục dựng mặt cắt nhìn nghiêng thậm chí vẽ hai chiều. Nhưng phục dựng mặt bằng hình khối mới mang lại một cảm giác phục sinh mạnh mẽ và rất thật. Hình như cô gái động viên tôi vững tâm làm tiếp mặt của những đồng bào khác của cô ta và cũng của chúng ta nữa.

Ý tưởng thực hiện phục chế mặt và thân thể người Việt đến với ông như thế nào?

Tôi thích vẽ và nặn tượng từ nhỏ. Vào đại học, khoa sử, được giáo sư Hà Văn Tấn dạy bộ môn nhân chủng học, trong đó GS nói nhiều về Gerasimov và những thành tựu của ông. Tôi rất hứng thú về phương pháp này. GS Hà Văn Tấn động viên và cho tôi mượn cuốn sách mang tính giáo trình của Gerasimov xuất bản năm 1955 nhan đề : Phục chế mặt người theo sọ.

Việc tìm lại sự thực của thời xưa luôn là ước muốn của mỗi nhà khảo cổ học, trong đó, biết khuôn mặt thật của những bộ xương là điều hấp dẫn nhất. Tôi học phương pháp này từ sách vở của Gerasimov và học trò của ông - bà Lebediskaija. Tôi cũng học phương pháp này từ chuyên gia nhân chủng người Đức, TS Ullrich - ông từng thực tập ở phòng thí nghiệm của Gerasimov và dựng nhiều khuôn mặt thời tiền sử phát hiện ở Đức.

Gần đây, tôi có điều kiện tiếp xúc với các phương pháp của trường phái Gatliff, Taylor, Davis của Mỹ và trường phái Manchester (Neave method) của Anh.

Trong quá trình thực hiện công trình nghiên cứu mới này, khó khăn lớn nhất mà nhóm nghiên cứu gặp phải là gì?

Đó là tài liệu và phương pháp. Tôi có may mắn được đi nhiều nước và làm việc với nhiều trung tâm nghiên cứu chuyên ngành. Tuy nhiên phải đến tận đầu năm nay mới gom đủ tài liệu và phương pháp. Một số vật liệu nặn tượng cũng không dễ tìm ở Việt Nam. Vật liệu dẻo Facolina mà tôi mua ở Đan Mạch về gần 20 kg cũng hết. Hiện phải chờ đợt mới.

Trong cuộc họp báo ông nói, hy vọng trong tương lai gần có thể thành lập trung tâm phục chế mặt người dựa trên hộp sọ đầu tiên trong khu vực, trung tâm này ra đời với mục đích gì?

Cũng như nhiều nước trên thế giới, nhu cầu phục dựng mặt cho các bảo tàng trung ương và địa phương, thậm chí cho cả các nước trong khu vực sẽ đòi hỏi công việc ở quy mô lớn hơn, tức một phòng thí nghiệm chuyên nghiệp. Đó cũng là con đường của Gerasimov hồi giữa thế kỷ trước và của Neave ở Anh, Taylor, Gatliff ở Mỹ hiện nay. Trung tâm đó cũng có thể góp phần đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực này và góp sức cùng các ngành pháp y, hình sự làm sáng tỏ chủ nhân của những bộ xương nghi vấn.

Đối tượng hướng tới của trung tâm này sẽ là những người như thế nào, chỉ một nhóm người hay hướng tới các thành phần nào?

Trước mắt trung tâm này phục vụ công tác khảo cổ và bảo tàng học. Việc có thể mở rộng thành một Wax House (Bảo tàng người sáp) cũng được chúng tôi hướng tới. Cũng như mọi wax house khác trên thế giới, wax house Việt Nam giúp thế giới gần gũi hơn cả về chiều xa của không gian lẫn chiều dày của thời gian. Thăm một wax house bạn có thể gặp và chụp ảnh với những nhân vật nổi tiếng bạn từng ngưỡng mộ. Ví dụ cầu thủ bóng đá người Anh Beckham, tướng Napoleon, danh ca Davis Levis, v.v... Wax House của Việt Nam phải có những nhân vật ghi dấu ấn trong lịch sử Việt Nam như Văn Cao, Trịnh Công Sơn chẳng hạn.

Ông đánh giá thế nào về bộ môn khoa học này ở Việt Nam?

Chúng ta biết đến với ngành này từ khá sớm. Ngay sau khi công trình của Gerasimov được công bố không lâu, một sinh viên Việt Nam mua nó ở Moskva gửi về Việt Nam tặng GS Hà Văn Tấn. Đó là PGS Khảo cổ học Hoàng Văn Khoán của Đại học KHXH&NV Hà Nội bây giờ.

Nhờ cuốn sách này, chúng tôi cũng được GS Hà Văn Tấn giảng về nguyên lý Gerasimov từ cách nay trên 35 năm. Bây giờ chúng ta bắt đầu kể cũng khá muộn. Nhưng trên thế giới nhiều nước cũng muộn như ta.

Tuy nhiên hiện nay nhờ phát triển của khoa học kỹ thuật nói chung, chúng ta có thể nhanh chóng phát triển ngành khoa học này ở nhịp bước hiện đại nhất, tức ứng dụng cả chụp cắt lớp (CT- Scanner) và phần mềm ba chiều (3D). Tôi tin rằng ngành khoa học này ở Việt Nam sẽ phát triển nhanh chóng, nhân dân ta nói chung và các nhà lãnh đạo đất nước cũng như lãnh đạo các địa phương đều rất yêu mến và tôn trọng lịch sử.

Chân thành cảm ơn ông!

Nguồn: netnam.vn 5/9/2005

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.