Phú Yên: Hội thi Sáng tạo kỹ thuật – Kết quả và kinh ngiệm
Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật (Hội thi) ở Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật tỉnh Phú Yên (Liên hiệp Hội Phú Yên) nói riêng và Liên hiệp Hội các tỉnh, thành phố toàn quốc nói chung đã và đang tổ chức có hiệu quả. Điều đó nói lên rằng: Hệ thống Liên hiệp Hội đã thực hiện nghiêm Quyết định số 165/2006/QĐ-TTg ngày 14/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật (2 năm /1 lần) và Thể lệ Hội thi theo định kỳ của Liên hiệp Hội Việt Nam ban hành.
Lãnh đạo Liên hiệp Hội Phú Yên (ben phải) làm việc với Lãnh đạo TrĐại học xây dựng miền Trung về việc vận động giáo viên, sinh viên tham gia Hội thi lần tứ 9 (2020-2021
Thực hiện Thông báo 810/TB-UBND ngày 02 /12/2014 của UBND tỉnh Phú Yên về việc cho phép tiếp tục duy trì tổ chức Hội thi STKT tỉnh tổ chức theo định kỳ 2 năm 1 lần. Hội thi do Liên hiệp Hội làm cơ quan Thường trực phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Liên đoàn Lao động, Tỉnh đoàn tổ chức. Tính đến nay đã tổ chức 8 lần Hội thi và hiện đang triển khai Hội thi lần thứ 9 (2020-2021). Có 5lĩnh vực để tác giả, nhóm tác giả tham gia sáng tạo ( Công nghệ thông tin, điện tử viễn thông; Cơ khí tự động hóa, xây dựng, giao thông vận tải; Vật liệu, hóa chất, năng lượng; Nông lâm ngư nghiệp, tài nguyên và môi trường; Y dược; giáo dục đào tạo; và lĩnh vực khác)
Nhìn chung qua các kỳ Hội thi đã góp phần thúc đẩy phong trào thi đua lao động sáng tạo rộng khắp trong các giai tầng xã hội.Nhiều giải pháp đã được áp dụng rộng rãi, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH tỉnh nhà.Nếu tính ở kỳ Hội thi lần thứ I (2005-2006) chỉ có 17 giải pháp thâm gia, thì đến kỳ Hội thi lần thứ 8 (2018-2019) có hàng trăm giải pháp được Ban Tổ chức chọn vào chung khảo chấm điểm trao thưởng.
Qua 8 kỳ tổ chức Hội thi đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong cộng đồng, theo đó những giải pháp đạt giải Hội thi đã ứng dụng vào thực tế, như: Đề tài “Tự động bốc xếp vỏ chai”của Công ty Liên doanh Bia Sài Gòn - Phú Yên đã đoạt giải khuyến khích Hội thi STKT toàn quốc lần thứ 10 (2002-2003). Đề tài “Bộ gõ tiếng dân tộc”của tác giả Nguyễn Đình Tú được Báo Lao động và Trung tâm truyền hình Việt Nam trao 6 tháng học bổng. Giải pháp“ Tuyển chọn quy trình kỹ thuật thâm canh môn sáp”của tiến sĩ Nguyễn Thanh Phương, đã giúp người nông dân trồng thâm canh môn sáp đạt năng suất cao, an toàn, sạch bệnh cho lãi bình quân hơn 33 triệu đồng/ha. Ngoài ra, một số giải pháp góp phần tiết kiệm kinh phí mua trang thiết bị, giảm thời gian và ngày công lao động như giải pháp:” Cải cách hệ thống ba bộ chuyển đổi Pathpanel ănten 3 cổng dùng cho máy phát FM của Đài phát thanh Phú Yên”của kỹ sư Nguyễn Thanh Hà; “Máy bốc mía lên xe SCT-901”của kỹ sư Trần Sum và Đào Tấn Cam… Tiêu biểu có sáng kiến “Giải pháp phát triển bền vững nuôi tôm nước lợ”hay sáng kiến “E.M Trùn – Giải pháp bù đắp sinh học để phát triển nuôi tôm bền vững”của Kỹ sư thủy sản Huỳnh Văn Vũ (Hội Nghề cá Phú Yên) (Giải pháp nhận Bằng Lao động Sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2012)gần đây KS Vũ áp dụng giải pháp “Kỹ thuật nuôi tôm theo công nghệ Semi Biofloc”(VTV quay phim phát sóng nhân rộng mô hình) hiện nay KS Huỳnh Văn Vũ đang tiếp tục triển khai sáng kiến “Gía trị EM trùn trong nuôi trổng thủy sản bền vững”ở phường Xuân Cảnh, TX Sông Cầu-Phú Yên.
Hay TS Nguyễn Thị Trúc Mai (Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên)đã nghiên cứu thành công giống sắn mới KM419 được triển khai ở xã Đức Bình Đông- huyện Sông Hinh đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân xã Đức Bình Đông nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo…góp phần cho xã Đức Bình Đông- huyện Sông Hinh đạt 19 tiêu chỉ của Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới và được công nhận xã đạt danh hiệu Nông thôn mới năm 2018.
Đặc biệt là trí thức trẻ Nguyễn Văn Nghị (thôn Lộc Đông, xã Hòa Thành, huyện Đông Hòa) sau khi thành công mô hình “ Vật liệu chất đốt từ phế phẩm vỏ trấu” (giải pháp đạt giải Nhất Hội thi STKT toàn lần lần thứ 11, năm 2010-2011)hiện nay Nguyễn Văn Nghị đã áp dụng thành công mô hình “Than không khói từ phế phẩm nấm Linh Chi”góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giải quyết gần 20 lao động nông nhàn ở địa phương, bình quân mỗi lao động từ 5 triệu đến 10 triệu đồng/tháng, hiện nayNguyễn Văn Nghị đã nhân rộng mô hình này ở trong và ngoài tỉnh.
Trong giai đoạn từ năm 2013 -2019, Liên hiệp Hội tổ chức với 03 kỳ Hội thi (Lần thứ 6;7; 8)có trên 300 giải pháp đăng ký tham gia, trong đó có 86 giải pháp đạt giải ở cấp tỉnh. Các giải pháp xuất sắc qua Hội thi cấp tỉnh được Liên hiệp Hội đề cử tham dự Hội thi STKT toàn quốc lần thứ 12 (2012-2013) đạt 01 giải Khuyến khích Giải pháp “Hệ thống kéo dãn cột sống MODEL M-01”của cử nhân Lê Phạm Bá Khánh - Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh. Năm 2015 đã đạt 01 giải Ba Giải pháp “Pha chế môi chất nhiệt độ sôi -60 0C cho máy lạnh 1 cấp dùng kết đông siêu tốc thủy sản”của tác giả Đặng Văn Lái (Trường cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa - nay là Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung)và 01 giải Khuyến khíchGiải pháp pháp “Xe lăn điện đứng”của tác giả Nguyễn Văn Thắng (TX Sông Cầu)và đạt 01giải Khuyến khích Hội thi STKT toàn quốc lần thứ 14 (2016-2017) Giải pháp “Thiết bị theo dõi và cảnh báo thân nhiệt thông minh TWD”tác giả Phạm Quốc Bảo (TP Tuy Hòa) ...Ngoài ra, nhiều công trình, giải pháp, đề tài tham gia hội thi Sáng tạo kỹ thuật Phú Yên có ý nghĩa khoa học đã và đang được ứng dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội thiết thực, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong những năm qua. Đến nay, Hội thi Sáng tạo kỹ thuật Phú Yên đã trở thành phong trào không chỉ riêng của đội ngũ trí thức, KH-CN trong tỉnh mà ngày càng thu hút trí thức KH-CN và các đối tượng người lao động trên phạm vi cả nước ở mọi lĩnh vực tham gia.
Một góc quang cảnh Chung khảo Hội thi lần thứ 8 (2018-2019) tổ chức tại Liên hiệp Hội Phú Yên
Từ kết quả qua các lần tổ chức Hội thi Liên hiệp Hội Phú Yên rút ra kinh nghiệm như sau:
Liên hiệp Hội tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định thành lập Ban tổ chức Hội thi. Chủ tịch Liên hiệp Hội làm Trưởng banvà cơquan Liên hiệp Hội làm cơ quan Thường trực Ban Tổ chức Hội thi
Ban Tổ chức Hội thi làm việc với các địa phương để triển khai Thể lệ, Kế hoạch của Hội thi và giải thích những ý kiến của các đơn vị ở địa phương đặt ra, cũng như của các
Phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi, động viên, đôn đốc và tạo mọi điều kiện tốt nhất đối với các tổ chức, cá nhân đang ấp ủ những giải pháp, mô hình, sản phẩm để sớm hoàn thiện và tham gia Hội thi
Phát huy vai trò Ban Thư ký, Tổ Thư ký trong tham mưu, đề xuất các nội dung hoạt động, nhất là quan hệ mời các thành viên Ban Giám khảo và bố trí các Hội đồng Giám khảo làm việc hiệu quả, đánh giá chọn lựa những giải pháp, mô hình, sản phẩm có chất lượng, đề xuất những sản phẩm đạt giải và tham gia cuộc thi toàn quốc.
Trên cơ sở tổng hợp các giải pháp đạt giải có tính khả thi và khả năng nhân rộng vào thực tiễn, Liên hiệp Hội phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất thành các nhiệm vụ khoa học và công nghệ để đưa các ứng dụng vào phục vụ đời sống.
Để động viên các thành viên Ban tổ chức, Ban thư ký, Tổ thư ký Hội thi, cần làm tốt việc xét thưởng cho tập thể, các thành viên có thành tích xuất sắc trong việc tuyên truyền, vận động tổ chức Hội thi.
Tổ chức họp đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện và đánh giá hiệu quả, chất lượng các giải pháp, mô hình, sản phẩm để có giải pháp thực hiện có hiệu quả hơn./.
Tác giả bài và ảnh:Huỳnh Đức Thế