Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 20/04/2022 09:26 (GMT+7)

Phú Yên: Giải pháp hữu ích cho việc sử dụng năng lượng pin mặt trời

Giải pháp: “Hệ thống điều khiển và giám sát nguồn điện pin năng lượng mặt trời” của nhóm tác giả: Lê Kim Anh, Phạm Duy Phượng và Phan Thành Minh, hiện là giáo viên trường Cao đẳng Công Thương miền Trung đã đạt giải Nhì (không có giải Nhất) Tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Phú Yên lần thứ 9 (2020-2021) vừa qua.

Hiện nay nhu cầu sử dụng năng lượng của con người ngày càng tăng nhất là năng lượng điện để phục vụ cho nhu cầu đời sống sinh hoạt, sản xuất,... Trong khi đó các nguồn nhiên liệu truyền thống đứng trước nguy cơ thiếu hụt năng lượng. Ngoài ra các dạng năng lượng này gây ra ô nhiễm môi trường xung quanh và làm tăng hiệu ứng nhà kính… TS Lê Kim Anh (43 tuổi) Trưởng nhóm tác giả, cho biết.

tm-img-alt

TS Lê Kim Anh và ThS.Phạm Duy phượng (thứ 3 và 4 bên trái sang) cùng lãnh đạo trường Cao đảng Công Thương miền Trung và Ban Tổ chức tại Lê Tổng kết trao giải Hội thi STKT lần thứ 9

Phương pháp điều khiển nguồn điện pin mặt trời

Theo TS Lê Kim Anh, giải trình: Hệ thống điều khiển nguồn điện pin mặt trời sinh ra dòng điện một chiều từ nguồn năng lượng bức xạ mặt trời, có thể dùng cấp điện trực tiếp cho phụ tải một chiều hoặc xoay chiều; hệ thống được vận hành độc lập, hoặc vận hành nối lưới nhờ bộ chuyển đổi Inverter nối lưới DC/AC. Hệ thống nguồn điện pin mặt trời nối lưới bao gồm các khối chính: các tấm pin mặt trời, khối biến đổi nguồn điện (DC/DC, DC/AC) và các thiết bị hỗ trợ khác (bảo vệ, đo đếm, nối đất,…). Hệ thống nguồn điện pin mặt trời nối lưới cần đảm bảo 2 mục đích: khai thác tối ưu công suất phát của pin mặt trời và đưa tối đa dòng công suất vào lưới điện xoay chiều AC.

Trong hệ thống điện mặt trời vận hành độc lập, công nghệ này thường được ứng dụng cho các khu vực không có lưới điện công nghiệp hoặc cho các tải tiêu thụ đặc biệt, công suất nhỏ.Nhược điểm là phải dùng bộ ắc quy, vừa đắt tiền, vừa phải chăm sóc thường xuyên và vừa gây ô nhiễm môi trường. Mặt khác bộ ắc quy cũng chỉ tích được một lượng điện năng có hạn, còn với các dàn pin mặt trời hàng chục hay hàng trăm kW thì sử dụng ắc quy tích điện là một vấn đề khó khăn rất lớn, thậm chí là không thể.

Trong hệ thống điện mặt trời nối lưới, lưu ý rằng pin mặt trời chỉ phát lên lưới nguồn công suất tác dụng mà không cấp nguồn công suất phản kháng, điều này gây ảnh hưởng tới hệ số công suất của lưới điện. Việc lựa chọn hệ số công suất phát của nguồn pin mặt trời tương thích với hệ số công suất yêu cầu của lưới điện nhằm cho phép điều chỉnh lượng công suất tác dụng và công suất phản kháng đưa lên lưới điện tùy theo yêu cầu công suất của lưới điện

Tính mới và tính sáng tạo của giải pháp

Thay mặt nhóm tác giả để thuyết trình giải pháp tại Chung khảo Hội thi, TS Lê Kim Anh, chia sẻ trước Hội đông Ban giám khảo: Hiện nay công nghệ để chuyển đổi năng lượng nhiệt thành năng lượng điện của các tế bào quang điện hiện vẫn đạt hiệu suất thấp. Ứng dụng cấu trúc điều khiển phân tầng trong điều khiển cho nguồn điện pin mặt trời, nhằm đảm bảo các tế bào quang điện luôn hoạt động ở công suất tối đa.

Tính độc đáo của giải pháp là xây dựng mô hình điều khiển đảm bảo được  là tần số, biên độ và độ lệch điện áp luôn đạt giá trị ổn định. Ngoài ra giảm được các sóng hài bậc cao, điều này có ý nghĩa lớn đến việc nâng cao chất lượng điện năng.

Tính sáng tạo của sử dụng phương pháp điều khiển phân tầng cho nguồn điện pin mặt trời nhằm hướng đến phát triển lưới điện thông minh và điều khiển nối lưới linh hoạt.

Nói về khả năng tực tế và áp dụng giải pháp này vào cuộc sống-TS Lê Kim anh, khẳng định rằng: Ứng dụng làm mô hình dạy học cho các cơ sở giáo dục đại học; cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các Trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường THPT…góp phần hỗ trợ và nâng cao chất lượng đào tạo và đồng thời sử dụng cung cấp điện chiếu sáng.

Về hiệu quả thì: “ Đối với lĩnh vực KH&CN: Đề xuất một hướng mới trong điều khiển cho nguồn pin mặt trời để phát huy đối đa công suất phát ra của hệ thống, bất chấp tải nối với hệ thống, nhưng tần số và điện áp luôn đạt giá trị ổn định. Đối với kinh tế - xã hội với môi trường: Bổ sung thêm nguồn điện vào hệ thống lưới điện quốc gia; khách hàng sử dụng điện giảm chi phí; giảm biến đổi khí hậu và giảm sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch có nguy cơ cạn kiệt, gây ô nhiễm môi trường. Việc sản xuất, vận chuyển, lắp đặt và vận hành các nhà máy điện mặt trời về cơ bản không phát thải các loại khí độc hại vào khí quyển...

Đánh giá về giả pháp này, ông Nguyển Văn Khoa- Chủ tịch Hội đồng Giám khảo Hội thi STKT tỉnh Phú Yên, lần thứ 9, cho biết: “Giải  pháp: Hệ thống điều khiển và giám sát nguồn điện pin năng lượng mặt trời của nhóm tác giả Lê Kim Anh,  Phạm Duy Phượng và Phan Thành Minh đã góp phần cho người sử dụng điện pin mặt trời có phương pháp ứng dụng hiệu quả hơn” ./.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.