Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 01/02/2023 09:19 (GMT+7)

Phú Yên: Chú trọng đưa ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn

Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật của tỉnh Phú Yên ngày càng chú trọng đến việc nghiên cứu đưa ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KH-CN) vào cuộc sống thực tiễn thông qua nghiên cứu đề tài KHKT, triển khai Hội thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật, Cuộc thi ST,TTN-NĐ…, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

tm-img-alt

Quang cảnh Hội thảo KHCN tỉnh

Theo ông Dương Bình Phú – Giám đốc Sở KH&CN Phú Yên: Việc ứng dụng thành công các kết quả nghiên cứu khoa học mới, các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đời sống đã giúp người dân nâng cao trình độ, từng bước làm chủ các tiến bộ KHCN trong sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa giống cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu và tăng hiệu quả sản xuất; Thời gian qua, tỉnh đã tổ chức hỗ trợ tích cực cho một số ngành công nghiệp, nông nghiệp chủ yếu trong việc đổi mới công nghệ, KHKT, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh. Các hoạt động về sở hữu trí tuệ đã hỗ trợ các tổ hợp tác, hợp tác xã bảo hộ và phát triển các sản phẩm đặc sản, các ngành nghề thủ công truyền thống của địa phương.

Phong trào sáng tạo khoa học kỹ thuật luôn được triển khai rộng đến các ngành, lĩnh vực và các tầng lớp nhân dân; các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật được bảo hộ và phát huy; tổ chức, cá nhân có thành tích về hoạt động khoa học công nghệ được tôn vinh và khuyến khích kịp thời. Công tác quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ ngày càng đi vào nền nếp và hiệu quả, góp phần quan trọng vào công tác cải cách hành chính của tỉnh.

Ông Dương Văn Nghị, Trưởng phòng Quản lý KH-CN (Sở KH-CN) cho biết: Hiện trên địa bàn tỉnh đang triển khai 12 nhiệm vụ KH-CN cấp quốc gia, 20 đề tài KH-CN cấp tỉnh. Trong đó, nhiều đề tài có tính ứng dụng thực tiễn cao như: Ứng dụng tiến bộ KH-CN nuôi cá chình hoa giống và thương phẩm; Nghiên cứu quy trình nhân giống invitro và bảo tồn loài dược liệu quý, cây cam thảo Đá Bia và trà Mã Dọ; Nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin nông nghiệp Phú Yên, số hóa cơ sở dữ liệu vùng trồng làm cơ sở truy xuất nguồn gốc sản phẩm… Điều này không chỉ góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm, tăng năng suất, tăng thu nhập cho nông dân, mà còn tăng cường sự hợp tác giữa địa phương với các đơn vị nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, cũng như cải thiện một số tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.

Đối với ông Cao Nguyên Lâm, hội viên Hội làm vườn tỉnh Phú Yên là một trong số hội viên tiêu biểu vừa được đề cử tham dự hội nghị KH-CN chuyên đề về cây sầu riêng do Sở KH-CN phối hợp tổ chức tại địa phương. Tại hội nghị, ông chia sẻ: “Trước đây, tôi trồng sầu riêng chưa ứng dụng KH-CN vào sản xuất nên năng suất thấp, bấp bênh, thu nhập không cao. Nay với sự tham gia các nhà khoa học, tôi có thêm nhiều kiến thức rất hữu ích. Đặc biệt, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu (Bến Tre) - một doanh nghiệp có mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói xuất khẩu sầu riêng bằng đường chính ngạch chuyển giao KH-CN và bao tiêu sản phẩm đã mở ra nhiều triển vọng trong việc phát triển cây sầu riêng cho người dân ở đây”.

tm-img-alt

Ông Nguyễn Văn Khoa – Chủ tịch LHH trao giải Cuộc thi ST-TTN-NĐ Phú Yên

Song song với hoạt động chủ lực của ngành KHCN thì các hoạt động về phát huy phong trào lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật cũng được các ngành, các cấp chú trọng triển khai và đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Tính đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở KH&CN cùng các sở, ngành, hội, đoàn thể tổ chức thành công 08 lần cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng; 09 kỳ Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật. Qua mỗi kỳ thi đã thu hút hàng trăm mô hình, sản phẩm của thí sinh tham gia, tạo ra phong trào thi đua trong toàn tỉnh với chất lượng ngày càng được nâng cao, đa dạng sản phẩm, mô hình, giải pháp sáng tạo hữu ích, ứng dụng vào thực tiễn.

Nói về Hội thi, Cuộc thi, ông Nguyễn Văn Khoa – Chủ tịch Liên hiệp Hội Tỉnh chia sẻ: Thông qua Hội thi STKT, Cuộc thi ST-TTN-NĐ, các ý tưởng, sản phẩm đều thể hiện tư duy sáng tạo, khả năng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin trong thời kỳ chuyển đổi số. Các đề tài đều gần gũi với đời sống hàng ngày, khi được đưa vào thực tiễn có thể đem lại những kết quả khả quan. Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng nhằm khơi dậy lòng đam mê, sự cố gắng của học sinh trong việc nghiên cứu, sáng tạo ra các giải pháp, sản phẩm, mô hình; tạo nền tảng cho học sinh theo đuổi đam mê, sáng tạo, nghiên cứu KH-CN; vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn; nhân rộng những mô hình, giải pháp khoa học, công nghệ tiên tiến có tính ứng dụng cao, phục vụ nhu cầu thiết thực trong học tập, đời sống, còn Hội thi STKT khơi dậy phong trào thi đua lao động sáng tạo thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ. Qua đó thúc đẩy việc áp dụng có hiệu quả các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất và đời sống nhân dân.

Ông Dương Bình Phú, Giám đốc Sở KH-CN, cho biết thời gian đến, Sở KH-CN sẽ chú trọng đẩy mạnh ứng dụng KH-CN để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm và thu nhập của người dân theo chuỗi giá trị, đưa KH-CN trở thành đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Đồng thời tổ chức xây dựng các chương trình, nhiệm vụ KH-CN có quy mô lớn, dài hạn, chuyên sâu nhằm tập trung giải quyết các vấn đề cốt lõi thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội, phù hợp với tầm nhìn chiến lược và quy hoạch của tỉnh. Ngành cũng sẽ tập trung đẩy mạnh chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH-CN, tăng cường công tác phối hợp tổ chức thành công Hội thi, Cuộc thi sáng tạo KHKT; đẩy mạnh thông tin tuyên truyền KHCN, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội miền núi; đề án khung nhiệm vụ KH-CN về quỹ gen cấp tỉnh; chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.