Phòng, trừ bệnh tôm có nguyên nhân từ dinh dưỡng, độc chất và môi trường
Hội chứng mềm vỏ kinh niên
Nguyên nhân:Do tôm thiếu dinh dưỡng, và do các chất độc thuốc trừ sâu và chất lượng nước, đất ao kém không thích hợp cho tôm. Bệnh thường xảy ra ở tôm giống và tôm trưởng thành.
Triệu chứng:Phần vỏ tôm bị mềm khác với tôm lột xác là tình trạng mềm vỏ kéo dài, nhăn nheo, gợn sóng.
Tôm bị mềm vỏ dễ bị con khác ăn thịt, làm cho tác nhân gây bệnh dễ xâm nhập như Zoothamniun, Vorticell.
Phòng bệnh:Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho tôm, thường xuyên theo dõi các yếu tố thủy lý, thủy hóa và duy trì điều kiện ao nuôi tốt.
Trong khẩu phần ăn của tôm nên bổ sung thêm VEMEVIT No 8 và vitamin C Antistress
Thường xuyên trao đổi nước, vệ sinh ao nuôi không làm sốc tôm.
Bệnh đỏ thân
Nguyên nhân:Do chất độc cỡ rất nhỏ có trong thức ăn hôi thối (có thể do ăn cá tạp hôi thối) hay từ các vật chất lơ lửng có trong nước ao, chất hữu cơ. Bệnh có thể xuất hiện trên tôm giống đến tôm trưởng thành.
Triệu chứng:Cơ thể tôm có màu đỏ nhạt ở mang, lớp biểu bì, chân bơi, mang bẩn. Giai đoạn cuối của tôm có màu đỏ và bị mất sắc tố.
Tôm bệnh, gan tụy bị teo, tế bào bị viêm, thương tổn ở góc râu, hàm dưới ruột giữa, mang. Mức độ ngả màu của tôm tùy vào sự hoại tử của gan, tụy. Chính sự teo gan tụy làm giải phóng lượng Caroten tích lũy trong mô khiến tôm có màu đỏ.
Phòng bệnh:Kiểm soát kỹ lượng thức ăn cho tôm, tránh ăn phải thức ăn hôi thối, bị mốc, thức ăn có nhiễm chất độc.
Bổ sung thêm men tiêu hóa Prozyme for Shrimp vào thức ăn cho tôm.
Trị bệnh:Có thể dùng một trong các kháng sinh sau:
Anti Red for Shrimp: Liều dùng 100g trị cho 200kg tôm. Dùng liên tục 3-5 ngày.
Neox for Shrimp: Liều dùng 100g trị cho 200kg tôm. Dùng liên tục trong 3-5 ngày.
Bênh sơ cứng đuôi tôm
Nguyên nhân:Do tôm bị sốc bởi sự thay đổi các yếu tố về môi trường và thức ăn. Ví dụ: Nhiệt độ nước đột ngột thay đổi, cũng có thể thay đổi thức ăn làm cho tôm không thích ứng kịp. Bệnh xuất hiện từ tôm giống đến tôm trưởng thành.
Triệu chứng: Cơ thể tôm bị co cứng lại, tôm không hoạt động được làm cho tôm chết hoặc làm mồi cho địch hại.
Phòng bệnh:Tránh làm sốc tôm như các thao tác đánh bắt, chú ý giữ nhiệt độ ao nuôi luôn ổn định, nếu có sự thay đổi thức ăn, nên tập cho chúng từ từ, không nên thay đổi đột ngột.
Dùng Vitamin C Antistress cộng với VEMEVIT No 8 bổ sung vào thức ăn cho tôm để tạo sức đề kháng
Bệnh phồng nắp mang
Nguyên nhân:Do môi trường nuôi tôm không đảm bảo bị nhiễm một số kim loại nặng như: sắt, đồng, kẽm, bạc,…Và do đáy ao có nhiều khí độc, vi khuẩn tấn công. Bệnh phát triển chủ yếu ở tôm trưởng thành.
Triệu chứng:Mang tôm bị phồng lên, tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công gây ra các bệnh đen mang, đỏ mang…Tôm không còn khả năng linh hoạt, chậm lớn.
Phòng bệnh:Trước khi nuôi cần chuẩn bị ao nuôi tốt, theo dõi các kim loại nặng, các yếu tố thủy lý, thủy hóa trong quá trình nuôi.Thay đổi nước thường xuyên để giảm các kim loại nặng.
Trị bệnh:Dùng Fresh-water, liều 100g dùng cho 60m 3nước tắm tôm.
Dùng VIME-N 333: Liều dùng 100g trị cho 400kg tôm. Dùng liên tục 5-7 ngày.
Bệnh hoại cơ
Nguyên nhân:Chủ yếu do sự thay đổi yếu tố môi trường nhiệt độ, nồng độ muối oxy hòa tan, mật độ thả cao,sinh vật bám.
Bệnh xuất hiện trên tất cả các giai đoạn.
Triệu chứng:Trên phần cơ bụng có những vùng trắng đục, sau đó lở loét, có trường hợp bị hoại cơ bắt đầu từ đốt đuôi; các phụ bộ cũng bị hoại. Từ các chỗ bị hoại này tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm bám vào làm nhiều bệnh xuất hiện. Tôm có thể chết 100%.
Tăng cường thêm vitamin C, Antistress và VemevitNo 8 vào thức ăn cho tôm.
Phòng bệnh:Hạn chế các nguyên nhân gây bệnh kể trên. Tăng cường thêm vitamin C Antistress và Vemevit No 8 vào thức ăn cho tôm.
Trị bệnh:Dùng một trong các loại thuốc sau để trị bệnh cho tôm:
Vime N333: 100g trộn vào 50kg thức ăn tôm, trị liên tục 5-7 ngày.
NEOX for Shrimp: 100g dùng trị cho 200kg tôm, liên tục 5-7 ngày.
Nguồn: Khoa học và Đời sống, số 69 (1787)