Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 14/12/2020 23:15 (GMT+7)

Phát triển khoa học và công nghệ biển

Khoa học, công nghệ biển là bộ phận của khoa học, công nghệ quốc gia, có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, kinh tế biển nói riêng. Cùng với điều tra cơ bản về biển, khoa học, công nghệ biển là vấn đề then chốt, đi trước một bước, là phương tiện, động lực làm thay đổi cả chất và lượng quá trình khai thác, sử dụng biển, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc hiện nay.

Quang cảnh buổi diễn đàn

Ngày 14/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức  Diễn đàn Khoa học và Công nghệ Việt Nam với chủ đề “Khoa học và Công nghệ biển phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững của Việt Nam”. TSKH. Nghiêm Vũ Khải, Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam (VUSTA) và TS. Vũ Trường Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường (VASI) đồng chủ trì Diễn đàn.

Phát biểu tại Diễn đàn, TS. Vũ Trường Sơn, Phó Tổng cục trưởng VASI cho biết, trong những năm qua, khoa học công nghệ biển đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của đất nước, đặc biệt là góp phần: Phát hiện và làm rõ các đặc trưng cơ bản về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường biển; Góp phần tích cực cho phát triển kinh tế - dân sinh biển, vùng ven biển và đảo; Đóng góp cho bảo vệ môi trường và tài nguyên biển, bảo tồn thiên nhiên biển và ngăn ngừa, phòng tránh thiên tai; Góp phần bảo vệ các quyền và lợi ích biển của nước ta; Xây dựng và phát triển tiềm lực KHCN biển nước nhà; Công tác hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế về KHCN biển được tăng cường, chuyển biến tích cực; Việc triển khai, ứng dụng công nghệ biển ghi nhận những kết quả ban đầu.

Tuy nhiên, phát triển khoa học công nghệ biển tại nước ta còn nhiều hạn chế, chất lượng nghiên cứu chưa đồng đều và hiệu quả ứng dụng chưa cao; nhiều nội dung nghiên cứu còn dàn trải; không gian và chủ đề nghiên cứu tập dung chủ yếu ở vùng ven bờ, rất hạn chế ở vùng biển sâu, biển xa, TS Sơn cho biết.

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Minh,  chuyên gia nghiên cứu về biển

Theo ý kiến của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Minh,  chuyên gia nghiên cứu về biển Việt Nam cho hay, Việt Nam đã đưa ra chiến lược phát triển khoa học kỹ thuật biển thế kỷ XXI là có sự xem xét đến bối cảnh trong nước và quốc tế. Việt Nam đã đưa ra yêu cầu cao hơn trong phát triển kinh tế xã hội đối với khoa học kỹ thuật biển. Chỉ có kỹ thuật phát triển bảo vệ quyền lợi biển, kỹ thuật khai thác tài nguyên biển, kỹ thuật bảo vệ các môi trường sinh tồn của biển mới đáp ứng được yêu cầu phát triển chấn hưng Việt Nam. Trong tiến trình hội nhập quốc tế cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã thúc đẩy mạnh mẽ phát triển khoa học biển trên một số lĩnh vực quan trọng.

Việt Nam đã xác định chiến lược phát triển khoa học kỹ thuật biển Việt Nam thế kỷ XXI là cần phải kiên trì bằng thái độ khoa học để xử lý tốt các quan hệ cơ bản sau: Việt Nam phải giải quyết tốt quan hệ giữa mục tiêu và việc hiện thực trên con đường phát triển khoa học kỹ thuật biển. Phải xử lý tốt quan hệ giữa khoa học kỹ thuật với kinh tế biển, giữa phát triển khoa học kỹ thuật với phát triển các ngành nghề trong mô hình phát triển khoa học kỹ thuật biển. Phải xử lý tốt quan hệ giữa khoa học kỹ thuật dùng cho việc khai thác phát triển nguồn tài nguyên biển với khoa học kỹ thuật dùng cho bảo vệ nguồn tài nguyên biển và phải xử lý tốt khoa học kỹ thuật dùng cho xây việc dựng đảm bảo quốc phòng - an ninh trên các vùng biển trong lĩnh vực phát triển khoa học kỹ thuật biển, TS Minh cho biết.

PGS. TS Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội nuôi biển Việt Nam

Còn đối với ý kiến của PGS. TS Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội nuôi biển Việt Nam cho biết,  nhận thức rõ tiềm năng lợi thế vai trò của biển đảo, Việt Nam đã chủ trương phát triển kinh tế biển nhằm góp phần quan trọng trọng việc xây dựng sức mạnh tổng hợp của đất nước trong việc bảo vệ lợi ích và chủ quyền lãnh thổ. Điều này thể hiện rõ khi Việt Nam ban hành các luật lệ cần thiết về biển và phát triển kinh tế biển: Đó là, Luật biển ( 2012); Chỉ thị 20 của Bộ chính trị ngày 22/9/1997 về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Nghị quyết 09 BCHTU Đảng khóa X ngày 9/2/2007 về “ Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020,  Nghị quyết số 36-NQ/TƯ  ngày 22/10/2018 do Hội nghị Trung ương lần thứ 8 khóa XII “Về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến 2030 đến 2045” và gần đây nhất là “ Quyết định 647/QĐ-TTg ngày 18/5/2020 “Phê duyệt Đề án hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến 2030”… và hàng loạt văn bản của chính phủ về lĩnh vực này…Dần dần luật hóa các hoạt động về biển sẽ tạo lập cơ sở pháp lý cần thiết cho việc khai thác, bảo vệ biển đảo của quốc gia.

Tại Diễn đàn, các đại biểu đã được nghe trình bày về Một số kết quả của Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 “Nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ quản lý biển, hải đảo và phát triển kinh tế biển”; Tiềm năng năng lượng tái tạo trên biển Việt Nam: những vấn đề mới chonghiên cứu khoa học năng lượng biển; Khai thác tiềm năng lợi thế biển đảo Việt Nam trong hội nhập quốc tế; Mô hình hợp tác đa bên thúc đẩy quản lý rác thải rắn và giảm rác thải nhựa khu vực vùng bờ, góp phần bảo vệ môi trường biển.

Cũng tại Diễn đàn, các đại biểu đã thảo luận và đưa ra nhiều ý kiến rằng,  khoa học công nghệ biển thời gian tới cần phải tập trung, ưu tiên nghiên cứu các chương trình, đề tài ứng dụng khoa học, công nghệ cho các ngành kinh tế biển; Ưu tiên đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho khoa học công nghệ và quản lý biển có chất lượng cao, có kiến thức cơ bản và kỹ năng nghiên cứu - triển khai ứng dụng;  Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến, trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực biển, hải đảo ,đặc biệt là công tác điều tra cơ bản.

Tin, ảnh: HT

Xem Thêm

Liên hiệp Hội Việt Nam là điểm tựa tin cậy của đội ngũ trí thức Khoa học và công nghệ
Trong chặng đường 42 năm xây dựng và phát triển, Liên hiệp Hội Việt Nam đã khẳng định được vị trí, vai trò là hạt nhân tập hợp đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học công nghệ Việt Nam trong nước và ngoài nước, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia..
Báo Nhân dân chúc mừng Vusta nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Chiều ngày 15/5, Đoàn cán bộ Báo Nhân dân do Trưởng Ban Khoa học - Môi trường Đinh Song Linh dẫn đầu đã đến thăm và chúc mừng Liên hiệp Hội Việt Nam nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5. Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Linh cùng đại diện lãnh đạo, chuyên viên Ban Phổ biến kiến thức Liên hiệp Hội Việt Nam đã thân mật tiếp đoàn.
Hòa hợp với thiên nhiên và phát triển bền vững
Sáng ngày 12/5, tại Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ Mít tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2025.
Vusta ký kết chương trình hợp tác nhằm phát huy trí tuệ của trí thức
Sáng 11/3, tại Hà Tĩnh, Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ IV (khóa I) mở rộng. Tại hội nghị, Liên hiệp Hội Việt Nam (Vusta), Hội Nông nghiệp tuần hoàn Việt Nam và Công ty Cổ phần Tập đoàn Quế Lâm đã ký kết Chương trình hợp tác giai đoạn 2025 – 2030.
Công bố các quyết định về sắp xếp tổ chức bộ máy, công tác cán bộ Cơ quan Trung ương LHHVN
Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và ý kiến chỉ đạo của Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các Đoàn thể Trung ương, LHHVN thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy đối với Cơ quan Trung ương LHHVN. Các quyết định về việc sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ đã được công bố tại hội nghị được tổ chức vào sáng 3/3 tại trụ sở LHHVN.

Tin mới

Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Tiền Giang: Họp mặt và vinh danh trí thức KH&CN
Ngày 20/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức họp mặt trí thức KH&CN và vinh danh 2 trí thức được phong hàm Phó Giáo sư, 8 trí thức được công nhận học vị Tiến sĩ.
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRONG HỆ THỐNG LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM
Sáng ngày 13/5/2025 tại tỉnh Sóc Trăng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Xúc tiến hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân trong hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam”.
VUSTA đóng góp cho Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và Dự thảo Luật KHCN & ĐMST
Dù chỉ sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 2013, đội ngũ trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam nhấn mạnh tính cấp thiết và chiều sâu cải cách, từ mô hình chính quyền hai cấp đến quy định cụ thể cấp hành chính, làm rõ vị trí tổ chức chính trị - xã hội...