Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 26/09/2019 09:43 (GMT+7)

Phát triển điện mặt trời ở Việt Nam

Trong mấy năm nay, điện mặt trời (ĐMT) ở Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc và rất thành công, từ vài năm MW năm 2016 phát triển lên đến khoảng hơn 4.500 MW. Hàng năm ĐMT đã cung cấp gần 8 tỷ kwh cho đất nước. Và cũng nhờ có ĐMT mà trong các mùa hè những năm gần đây đã không còn hiện tượng thiếu điện do các hồ thủy điện cạn, các nhà máy thủy điện phát không đủ công suất, trong lúc đó nhu cầu tiêu thụ điện lại rất cao do chạy điều hòa.


Ảnh internet

Vậy nguyên nhân nào đã có sự phát triển kịch tính và nóng như vậy của ĐMT trong thời gian qua. Vusta.vn đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Đặng Đình Thống - Hội Khoa học công nghệ Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (VECEA) về vấn đề này.

Những nguyên nhân đã dẫn đến sự phát triển nóng

PGS.TS Đặng Đình Thống cho biết, về những nguyên nhân thì trước tiên đó là giá điện ĐMT giảm liên tục, với tốc độ rất nhanh, trung bình trên thế giới đã giảm hơn 72% so từ năm 2010 đến năm 2017. Năm 2010 giá ĐMT là 36 Uscents/kWh, thì đến năm 2017 đã giảm xuống chỉ còn 10 Uscents/kWh.

Theo dự báo, đến năm 2030 và 2035, giá điện ĐMT sẽ còn giảm tiếp tục giảm sâu xuống khoảng 5,8 Uscents/kWh và 5,4 Uscents/kWh. Hơn nữa, từ năm 2025, dự báo giá ĐMT sẽ thấp hơn giá các nguồn điện hóa thạch.

Nguyên nhân giá điện ĐMT giảm nhanh chủ yếu là do công nghệ chế tạo PMT ngày càng hoàn thiện, hiệu suất PMT ngày càng cao và các công nghệ phụ trợ khác như chế tạo bộ Inverters, khung dàn và công nghệ lắp đặt đã đạt đến trình độ tiên tiến.

Nguyên nhân tiếp theo đó là chính sách đúng đắn về phát triển ĐMT và đã được ban hành đúng thời điểm, đó là QĐ số 11: Giá ĐMT đã giảm xuống rất thấp; Với tiềm năng năng lượng mặt trời khá dồi dào; Với các chính sách hỗ trợ rất hiệu qu, thiết thực từ QĐ số 11 là:

-ĐMT được mua với giá hấp dẫn: 9,35 Uscents/kWh (khoảng 2.200đ/kwwh)

-Chủ đầu tư được phép nối lưới và được ký hợp đồng mua bán ĐMT dài hạn (20 năm) với EVN

-EVN có trách nhiệm hỗ trợ về mặt kỹ thuất và các thủ tục liên quan khác về nối lưới

Chính vì những nội dung trong QĐ số 11 đã giúp các nhà đầu tư ĐMT có điều kiện thuận lợi, dễ dàng hơn trong đầu tư và có mức lãi hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, nên đã khuyến khích, động viên được các nhà đầu tư trong và ngoài nước, kể cả các hộ gia đình tư nhân, PGS Thống cho biết.

Ảnh internet

Cũng theo PGS Thống, nếu QĐ số 11 này ban hành sớm, khi giá ĐMT vẫn còn cao, ví dụ 13-14 Uscents/kWh thì sẽ không có các kết quả như đã nói ở trên.

Tính ưu việt vượt trội của công nghệ ĐMT

Theo PSG Thống cho biết, nói về ưu việt ĐMT được thể hiện qua các đặc trưng chính sau: Thứ nhất là nguồn năng lượng sạch, không phát thải khí nhà kính và các chất thải khác. Đặc điểm này ưu thế đặc biệt, nhờ đó có thể góp phần giải quyết vấn đề đang rất thời sự hiện nay trên phạm vi toàn cầu là vấn đề biến đổi khí hậu, vấn đề đang đe dọa sự tồn vong của nhân loại.

Ngoài ra, theo cam kết của Việt Nam tại COP21, Việt Nam sẽ cắt giảm 8% lượng khí nhà kính đến năm 2030. Và nếu có sự hỗ trợ hiệu quả từ cộng đồng quốc tế, Việt Nam có thể cắt giảm 25% lượng khí nhà kính vào năm 2030. Công nghệ ĐMT sẽ là một trong các giải pháp tốt nhất để thực hiện cam kết này.

Thứ hai là lắp đặt, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng đơn giản và chi phí thấp. Vì không có công nghệ nguồn điện nào xây dựng đơn giản, nhanh chóng như công nghệ nguồn ĐMT. Thời gian xây dựng chỉ tính theo tháng. Không gây ra các tác động về môi trường di dân quy mô lớn, như phá rừng, phát thải khói bụi, nước và tro xỉ thải… Ngược lại, nó còn tạo ra cảnh quan đẹp, hoành tráng và hấp dẫn đối với các du khách. ĐMT không cần phải cung cấp nhiêu liệu, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng đơn giản.

Thứ ba là giá ĐMT đã giảm thấp và vẫn còn tiếp tục giảm sâu hơn nữa. Dự báo đến năm 2035, giá ĐMT thương mại sẽ vào khoảng 5,4 Uscents/kWh, còn giá ĐMT áp mái chỉ còn khoảng 3 Uscents/kwh.

Với các ưu việt  kinh tế và môi trường  nên các nhà khoa học công nghệ dự báo, trên phạm vi thế giới đến năm 2040 và 2050, tỷ lệ công suất ĐMT trong tổng công suất phát điện sẽ là 45% và 50%; Cơ cấu về sản lượng điện đến năm 2050 như sau: số 1 là ĐMT: 35,8%; tiếp đến là điện gió trên bờ: 24,3%; Điện gió ngoài khơi: 12,1%; Thủy điện: 12,4% và còn lại là các nguồn NLTT khác và hóa thạch, hạt nhân: 15,4%.

Thách thức và khó khăn về phát triển ĐMT ở Việt Nam

Cũng theo PGS Thống cho biết, bên cạnh những ưu việt của nguồn ĐMT thì nguồn điện này cũng có một số nhược điểm cần phải tìm các giải pháp khắc phục đó là: Công suất phát điện không ổn định do phụ thuộc vào cường độ bức xạ mặt trời; Hệ số công suất khá thấp, chỉ trong khoảng 15% đến 18%.

Chính 2 nhược điểm này nên khi xây dựng các hệ nguồn ĐMT nối lưới cần phải tính đến các nguồn điện dự phòng khác. Nguồn dự phòng thích hợp nhất là thủy điện. Ngoài ra, do tính thay đổi ngẫu nhiên của ĐMT nên việc điều phối lưới điện nói chung sẽ phức tạp hơn nhiều so với hệ lưới điện không có nguồn ĐMT, điện gió.

Cũng theo PGS Thống thì cần diện tích rất lớn để lắp đặt dàn PMT, trung bình cần 1-1,2 ha để lắp dàn PMT công suất 1 MWp. Đây là vấn đề lớn, đặc biệt đối với Việt Nam, mật độ dân cư rất cao. Vấn đề này có thể khắc phục nhờ phát triển các công nghệ ĐMT nổi, ĐMT áp mái…

Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, với hệ thống điện lớn, ví dụ như hệ thống điện châu Âu, tỷ lệ công suất ĐMT dưới 20% thì việc vận hành hệ thống điện không gặp khó khăn lớn. Nhưng nếu tỷ lệ này lớn hơn thì cần phải sử dụng các công nghệ điều khiển vận hành tiên tiến. Đối với Việt Nam, hệ thống điện có dung lượng còn nhỏ, kỹ thuật vận hành còn ở trình độ thấp, nên hiện nay chỉ với tỷ lệ khoảng 10% 4500 MW/41.500 MW đã có nảy sinh nhiều vấn đề bất cập. Vì vậy, việc học hỏi, cập nhật các công nghệ điều khiển vận hành hệ thống điện tích hợp các nguồn điện NLTT là một công việc cấp bách hiện nay đối với ngành điện, PGS Thống cho biết.

Theo PGS Thống muốn phát triển ĐMT hiệu quả cần phải tập trung xây dựng quy hoạch phát triển ĐMT trên phạm vi quốc gia, trong đó cần xác định lộ trình thích hợp, đồng thời phải tính đến các kế hoạch phát triển hệ thống truyền tải điện, xây dựng công suất điện dự phòng, công nghệ vận hành hệ thống điện tích hợp, đào tạo nhân lực…;

Việt Nam có tiềm năng to lớn để phát triển điện mặt trời (Ảnh internet)

Tác giả bài viết: HT

Xem Thêm

Đẩy mạnh hoạt động tư vấn phản biện
Tư vấn, phản biện là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Liên Hiệp Hội Việt Nam và Liên hiệp Hội các tỉnh thành. Với ý thức trách nhiệm, tinh thần khách quan khoa học, hoạt động Tư vấn, phản biện phản khách quan ý kiến của đội ngũ trí thức đóng góp vào việc xây dựng chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật và thực hiện có hiệu quả các đề án, dự án kinh tế – xã hội quan trọng của đất nước.
Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn phản biện của Liên hiệp hội Việt Nam
Thời gian qua Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội (TV, PB &GĐXH) rất sôi nổi. Rất nhiều cuộc toạ đàm, hội thảo đã được tổ chức, các hội thành viên, các tổ chức trực thuộc đã đóng góp được những ý kiến rất phong phú, bổ ích.
Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô phải minh bạch phương án tài chính
Khẳng định đầu tư theo phương thức đối tác công tư(PPP) đối với dự án thành phần 3 đầu tư xây dựng đường cao tốc thuộc DA Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là cần thiết, chuyên gia lưu ý, Nhà nước phải minh bạch phương án tài chính, có phương án tổ chức giao thông rõ ràng, nhất là đối với các phương tiện liên tỉnh bắt buộc phải đi qua Vành đai 4 để bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư.
Cao Bằng: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, đồng thời tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi kết quả tư vấn, phản biện được áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Các nhà khoa học góp ý cho Dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô
Ngày 12/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Tổng hội Xây dựng Việt Nam và Hội Khoa học và kỹ thuật Cầu đường Việt Nam tổ chức Hội thảo "Tác động của việc xây dựng Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội".
Phát huy hiệu quả hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội
Hoạt động TVPB&GĐ XH là hoạt động mang tính xã hội, độc lập, khách quan, do trí thức đóng góp trí tuệ, cung cấp cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn cho Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền làm cơ sở đánh giá, phân tích và quyết định các vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng và những chương trình, dự án lớn có liên quan về KH&CN, GD&ĐT và chính sách xây dựng đội ngũ trí thức.
Liên hiệp Hội Sơn La: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn phản biện
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách hiện thực, khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Phát triển nhà ở xã hội: Cần bổ sung cụ thể vào Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)
Trong tờ trình về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, nhiều năm qua, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tin mới

Trà Vinh: 5 giải pháp để phát huy hiệu quả công tác tập hợp trí thức
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định vị trí quan trọng và vai trò to lớn của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp XD&BV Tổ quốc. Nghị quyết số 45-NQ/TW, Hội nghị nghị lần thứ tám Ban chấp hành TU Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới”
Chủ tịch Phan Xuân Dũng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại ĐSQ Việt Nam ở Hungary
Ngày 25/7, trong thời gian thực hiện chuyến công tác tại Châu Âu, Đoàn công tác của VUSTA do TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch VUSTA dẫn đầu đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại sứ quán Việt Nam ở Hungary. Với niềm tiếc thương vô hạn vì sự ra đi của Tổng bí thư, Chủ tịch Phan Xuân Dũng đã ghi những lời tiễn biệt, tưởng nhớ và tri ân sâu sắc vào sổ tang tại lễ viếng.
Đoàn VUSTA viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam - Phạm Ngọc Linh xúc động viết trong sổ tang: “Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ vô cùng thương tiếc trước sự ra đi của Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một Nhà lãnh đạo kiệt xuất, một trí thức tiêu biểu, trọn đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc…”
Phú Yên: Sôi nổi vòng Chung khảo cuộc thi lần thứ 9
Ngày 22/7/2024 tại cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp Hội) tỉnh Phú Yên, đã diễn ra Chung khảo Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên- Nhi đồng tỉnh Phú Yên lần thứ 9 năm 2023-2024 (Cuộc thi lần thứ 9) rất sôi nổi, thu hút sự quan tâm và tham gia của hàng trăm em học sinh từ các trường học trên địa bàn tỉnh.
Kon Tum: Hội thảo Chuyển đổi số trong nông nghiệp
Ngày 24/7, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Sở NN&PTNT, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ và UBND thành phố Kon Tum tổ chức hội thảo khoa học "Chuyển đổi số trong nông nghiệp hướng đến phát triển nông thôn thông minh trong phát triển nông thôn mới tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025".
Các tổ chức quốc tế gửi thư chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần
Được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, Liên đoàn các Tổ chức Kỹ sư ASEAN (AFEO), Hội đồng Kỹ sư Campuchia, Hội đồng kỹ sư Brunei (PUJA), Tổ chức Hữu nghị và Giáo dục Châu Á đã gửi thư, thông điệp chia buồn đến VUSTA và các tổ chức thành viên, nhân dân Việt Nam và gia quyến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tình cảm và những lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người giữ cương vị cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam trong gần 3 nhiệm kỳ liên tiếp, đồng thời cũng là một Giáo sư, một nhà khoa học lớn của đất nước. Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành nhiều tình cảm, sự quan tâm đến đội ngũ trí thức nước nhà, trong đó có đội ngũ trí thức khoa học công nghệ Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tình cảm của trí thức Bình Phước dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng"
“Những di sản mà Tổng Bí thư để lại để lại sẽ mãi là nguồn cảm hứng và kim chỉ nam để trí thức Bình Phước nói riêng, trí thức Việt Nam nói chung tiếp tục hành trình vì một Việt Nam ngày càng giàu mạnh và văn minh” - ThS. Nguyễn Ngọc Vũ - Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp Hội tỉnh Bình Phước, Chủ nhiệm CLB Trí thức tỉnh Bình Phước xúc động chia sẻ với Trang tin Vusta.vn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - sự khiêm tốn vĩ đại qua góc nhìn đại biểu dân cử
Hà Nội (TTXVN 21/7/2024) Được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam không khỏi đau buồn, thương tiếc trước sự ra đi của người chiến sỹ cộng sản, một trong những người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới; hình mẫu tiêu biểu nhất về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.