Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 30/07/2005 14:42 (GMT+7)

Phát triển bền vững: Ngành thủy sản nhìn xa trông rộng

Theo TS. Nguyễn Việt Thắng, Thứ trưởng Bộ Thủy sản, phát triển bền vững là một vấn đề đa mục tiêu và đòi hỏi phải có cách tiếp cận tổng hợp trong quá trình thực hiện để đạt tới mức cân bằng về lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường. Phát triển dựa trên nền tảng của tính bền vững, của các hệ thống tài nguyên thiên nhiên, chất lượng của các hoạt động sản xuất, xuất khẩu thủy sản và vai trò của cộng đồng, phù hợp với đặc thù nghề cá.

 

PGS. TS Nguyễn Chu Hồi, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản cho biết, ngành thủy sản Việt Nam đang đứng trước hàng loạt những vấn đề cần giải quyết như việc khai thác tràn lan nguồn lợi tự nhiên dẫn đến hủy hoại môi trường, cạn kiệt nguồn thủy sản sẵn có; việc nuôi trồng và chế biến thủy - hải sản tự phát, thiếu hẳn kế hoạch đồng bộ gây ô nhiễm môi trường, tạo nên nhiều dịch bệnh cho thủy sản; sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các đơn vị chế biến và xuất khẩu tạo nên những “lỗ hổng” cho tình trạng giá bán, giá xuất khẩu bấp bênh, xuống thấp trầm trọng…

Đối với nguồn lợi tự nhiên, sẵn có, theo ông Hồi, chúng ta đang tự làm nghèo đi tài nguyên với việc khai thác, đánh bắt tràn lan theo kiểu biết nay mai mặc kệ. Theo thống kê của Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản, hiện các loại phương tiện đánh bắt kiểu “hủy diệt” đang có mặt ở 21/28 tỉnh ven biển, trong đó nặng nề nhất là Quảng Ninh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam.. Gần đây, tình trạng khai thác bằng chất nổ có giảm nhưng lại gia tăng kiểu đánh bắt bằng chất độc.

Bên cạnh đó, đối với lĩnh vực nuôi trồng, tính toán sơ bộ của Bộ Thủy sản cho thấy, mỗi ha nuôi tôm trên cát đã thải ra xấp xỉ 8 tấn chất thải rắn cùng hàng nghìn mét khối nước thải. Đơn cử, trên diện tích 800ha nuôi tôm của Hà Tĩnh mà đã thải ra vùng biển lân cận đến 6.400 tấn chất thải trong một vụ nuôi. Theo TS. Hồi, đây chính là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến thực trạng hàng nghìn ha tôm bệnh chết vừa qua ở Long An, Bạc Liêu.

Từ những bất cập trên đã ngầm dẫn đến thực trạng chất lượng thủy sản thiếu đồng nhất, giá thành tụt xuống dưới mức giá thành kéo theo những khó khăn tất yếu cho xuất khẩu. Thứ trưởng Bộ Thủy sản Nguyễn Việt Thắng cho biết, Chính phủ vừa chỉ đạo ngành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo đó, mục tiêu đến 1010 sản lượng đạt 3,5 triệu tấn (trong đó tỷ lệ nuôi trồng đạt 2 triệu tấn), kim ngạch xuất khẩu đạt mức 4 tỷ USD, giải quyết 4,5 triệu lao động, đến 2020 kim ngạch xuất khẩu đạt 8 tỷ USD.

Theo TS. Nguyễn Chu Hồi, để đạt được mục tiêu trên, thì phải khắc phục được toàn bộ những yếu điểm đang tồn tại ở toàn ngành và các đơn vị, cá nhân, gia đình hoạt động trong lĩnh vực thủy sản. Cũng theo TS. Hồi, trước mắt ngành sẽ tiến hành rà soát, đánh giá và thống kê đầy đủ những tồn tại, những vấn đề cần làm để đưa ra một chiến lược dài hơi, đồng bộ. Tiến hành phân tích thực trạng, để xác định những vấn đề chủ yếu, thách thức, cơ hội và viễn cảnh đối với ngành thủy sản trong đó tập trung chủ yếu vào nuôi trồng, đánh bắt và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, ngành thủy sản cũng cần phối hợp với các ban ngành khác nhằm khắc phục khó khăn về xuất khẩu như hàng rào thuế quan, mà một số thị trường lớn áp đặt, như về giá cả và tiêu chuẩn môi trường đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập và xu hướng toàn cầu hóa.


                       Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam, 18/7/2005

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Tiền Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động năm 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Văn Trọng tham dự hội nghị.
Gia Lai: Liên hiệp hội tổng kết năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Ayun H’But, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể của tỉnh.
Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam
Ca khúc: “Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam”. Nhạc: Doãn Nguyên. Lời thơ Lê Cảnh Nhạc. Tập thể cán bộ, phóng viên Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển cùng Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển biểu diễn tại Hội thảo khoa học: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớn”, ngày 26/12/2024, tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Phó Chủ tịch VUSTA được trao tặng danh hiệu Huân chương Lao động hạng 3
Chiều ngày 22/12/2024, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của cơ quan, Đảng bộ và các đoàn thể cơ quan. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.