Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 07/07/2005 01:25 (GMT+7)

Phát minh cho phép người thở như cá

Các nghiên cứu đã cho thấy ở độ sâu 200 mét dưới mặt biển, vẫn có khoảng 1,5% khí hoà tan. Con số này nghe có vẻ không lớn, nhưng nó thừa đủ để các loài cá nhỏ cũng như lớn thở được thoải mái. Ý tưởng của Bodner là tạo ra một hệ thống nhân tạo, mô phỏng cách thức hút khí từ trong nước của cá để sử dụng cho các tàu ngầm và các thợ lặn mà không cần mang theo bình ôxy nặng trịch.

Hệ thống này sử dụng "Định luật Henry". Định luật phát biểu rằng lượng khí hoà tan trong một chất lỏng tỷ lệ với áp suất lên chất lỏng đó. Khi tăng áp suất, người ta có thể tăng lượng khí hoà tan trong chất lỏng. Còn khi áp suất giảm, khí hoà tan trong chất lỏng sẽ thoát ra ngoài. Đây đúng là những gì bạn nhìn thấy khi mở một chai nước có gas: khí CO 2được hoà tan trong chất lỏng và chịu một áp suất trong cái chai này. Khi mở nắp chai, làm giảm áp suất, khí sẽ trào ra.

Hệ thống của Bodner sử dụng một máy ly tâm để hạ áp suất lượng nước biển đưa vào máy, từ đó tách ra khí hoà tan cung cấp cho người dùng. Bản tóm tắt phát minh ghi như sau:

"Đây là một máy thở mạch hở độc lập, sử dụng trong vùng nước tự nhiên có chứa khí hoà tan. Nó được thiết kế để cung cấp không khí sạch cho người bơi lặn. Thiết bị có một đầu vào để đưa nước từ ngoài vào trong máy, một bộ phân tách để chiết khí hoà tan từ số nước này, tạo khí sạch cho thợ lặn. Máy thở cũng có hai đầu ra, một để đưa nước đã bị rút khí ra ngoài, và đầu ra thứ hai là để thu khí sạch, cấp cho thợ lặn. Lượng khí sau khi qua sử dụng cũng được hút đưa trở lại môi trường nước bên ngoài".

Loài người đã nghĩ đến việc thở dưới nước ngay từ khi họ bắt đầu bơi. Mong ước dai dẳng này đã góp phần quan trọng cho sự ra đời một trong những bộ tiểu thuyết khoa học viễn tưởng vĩ đại đầu tiên, cuốn 2 Vạn dặm dưới đáy biển của Jules Verne. Phát minh của Bodner giờ đây đã biến ước mơ đó thành hiện thực.

Bodner đã thiết kế và thử nghiệm một mô hình trong phòng thí nghiệm. Giờ đây ông đang tiến tới tạo ra một nguyên mẫu to bằng thật. Phát minh đã thu hút sự chú ý của những nhà sản xuất đồ lặn lớn nhất cũng như hải quân Israel. Nếu mọi việc tiến triển tốt đẹp, trong vài năm nữa, các hệ thống thở không cần bình dưỡng khí sẽ trở thành hiện thực và sẽ được gắn cho thợ lặn dưới dạng một cái áo khoác, giúp anh ta có thể ở dưới nước trong nhiều giờ.

Nguồn: vnexpress.net    7/6/2005

Thiết kế hệ thống cấp khí của Bodner: 1- Đầu dẫn khí thở cho thợ lặn. 2- Máy tách nước và khí. 3 - Bộ phận cấp khí trong trường hợp khẩn cấp. 4 - Đai nặng giữ người không bị nổi và pin.

Xem Thêm

Hà Giang: Hội thảo quản lý sử dụng, giải pháp nhân rộng 2 mô hình KHCN tiêu biểu
Ngày 04/4/2024, tại Hà Giang, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Giang phối hợp với Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) - Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá công tác quản lý, sử dụng mô hình nhà tiêu sinh học (NTSH) không dùng nước; hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp (mô hình nước uống học đường - NUHĐ).

Tin mới

84 giải pháp đoạt giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (Vifotec) đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).
Bí thư TW Đảng Nguyễn Trọng Nghĩa: Hoạt động của LHHVN ngày càng đổi mới, ổn định và phát triển
Phát biểu tại buổi làm việc với LHHVN, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã khẳng định những thành quả, nỗ lực của LHHVN trên chặng đường hơn 40 năm hình thành và phát triển, đồng thời nhận định hoạt động của LHHVN có nhiều đổi mới, ổn định, phát triển hơn.