Phát huy vai trò của trí thức KH&CN trong giai đoạn 2021-2030
Ngày 16/10, tại Phú Thọ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Đánh giá, đề xuất các cơ chế, chính sách đột phá để phát huy vai trò của trí thức KH&CN trong giai đoạn 2021-2030”.
TS Phạm Văn Tân – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam
Theo ý kiến của TS Tạ Ngọc Hải – Viện Khoa học tổ chức, Bộ Nội vụ cho rằng hiện nay thực hiện giữa chính sách nhân tài với chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; Chính sách phát triển đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa .
Chạm trong thể chế hóa chủ trương, chính sách do vậy cho đến nay sau hơn 30 năm đổi mới, hơn 20 năm thực hiện Chiến lượng cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vẫn chưa có chính sách ở tầm chiến lược quốc gia đối với nhân tài.
Các chính sách hiện chưa tạo được bước chuyển thực sự căn bản đối với vấn đề nhân tài trong các cơ quan nhà nước ở nước ta. Quy định pháp luật hiện hành chưa đủ rõ, có phần rời rạc, tính đồng bộ, thống nhất chưa cao.
TS Tạ Ngọc Hải – Viện Khoa học tổ chức, Bộ Nội vụ
Ngoài ra, theo TS Hải hiện nay vẫn chưa gắn kết giữa chính sách nhân tài với chiến lược phát triển đội ngũ trí thức; chiến lược phát triển giáo dục, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; chính sách áp dụng đối với chuyên gia cao cấp, chuyên gia, trợ lý, thư ký. Và xem chính sách nhân tài là khâu đột phá của phát triển trong quản trị nhân lực công mới.
TS Hoàng Ngọc Đường – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bắc Kạn
Còn đối với ý kiến của TS Hoàng Ngọc Đường – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bắc Kạn cho biết, theo tôi trong thời gian tới cần có sự nghiên cứu nghiêm túc từ việc triển khai, thực hiện Nghị quyết, xây dựng chương trình hành động, phân công cơ quan chủ trì thực hiện nhất là giao nhiệm vụ cho cơ quan theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết, những vấn đề gì cần thể chế hóa phải được quy định rõ ràng. Cần có cơ chế kiểm tra việc thực hiện, có chế tài xử lý những trường hợp không thực hiện đúng Nghị quyết, quy trách nhiệm đến tổ chức cá nhân phụ trách. Các Nghị quyết cần được sơ tổng kết một cách nghiêm túc từ địa phương thông qua hình thức hội thảo đánh giá, từ đó xem xét những vấn đề cần tiếp tục thực hiện trong thời gian tiếp theo.
PGS.TS Đinh Văn Chiến – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội nghiên cứu biên tập công trình KH&CN Việt Nam
Tại diễn đàn, PGS.TS Đinh Văn Chiến – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội nghiên cứu biên tập công trình KH&CN Việt Nam nhấn mạnh: Đội ngũ khoa học công nghệ tuy tăng về số lượng nhưng tỉ lệ trên số dân còn thấp so với các nước trong khu vực, chất lượng chưa cao. Còn thiếu cán bộ đầu ngành, chuyên gia giỏi, đặc biệt là chuyên gia về công nghệ.
Cũng theo PGS Chiến cho biết, đầu tư tài chính của nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ còn quá thấp. Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị Khóa VI quy định mức đầu tư tối thiểu 2% tổng kinh phí ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ chưa được thực hiện nghiêm chỉnh. Việc phân bổ và sử dụng ngân sách cho khoa học và công nghệ chưa hợp lý, chưa hiệu quả.
Nhà nước chưa có cơ chế, chính sách phù hợp nhằm huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách cho việc phát triển khoa học và công nghệ.
Thiếu chiến lược quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nên mất cân đối về đào tạo và sử dụng, chế độ tiền lương mang nặng tính bình quân, lao động trí óc chưa được đãi ngộ xứng đáng.
Vấn đề dân chủ đối với đội ngũ trí thức chưa thực sự tốt, vẫn còn tình trạng có tiếng nói một chiều; nhiều ý kiến của trí thức mang tính xây dựng nhưng ít được tiếp thu, ghi nhận, dẫn tới tình trạng một bộ phận trí thức, kể cả người có trình độ học vấn cao, còn thiếu tự tin, e ngại, sợ bị quy kết về quan điểm, né tránh nêu các chính kiến của cá nhân trong tranh luận khoa học, ông Vũ Tấn Phú – Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bắc Giang cho hay.
Ông Phú cho biết thêm, đóng góp thực tế của đội ngũ trí thức còn chưa tương xứng với tiềm năng. Chưa thể hiện tốt vai trò của mình trên các hoạt động phản biện và giám định xã hội.
Quang cảnh buổi diễn đàn
Tại diễn đàn, các đại biểu đã thảo luận và đưa ra nhiều ý kiến trái chiều, nhưng cũng đồng quan điểm đó là cần đổi mới cơ chế quản lý của nhà nước về thu hút, sử dụng trí thức. Việc tuyển dụng các vị trí công việc cần thực hiện một cách công khai, minh bạch, có tiêu chí rõ ràng và phải được công bố qua các kênh thông tin chính thức để chiêu mộ được nhân tài phù hợp với vị trí công việc, tránh tình trạng lợi dụng mập mờ về thông tin để tìm cách người thân, quan hệ cá nhân trong tuyển dụng.
Với trí thức khoa học và công nghệ, cần phải có chính sách đãi ngộ về vật chất đối với đội ngũ trí thức. Tiền lương mà xã hội chi trả phải căn cứ vào tính đặc thù trong lao động của họ - là lao động phức tạp có tính sáng tạo cao, kết tinh nhiều “chất xám” vào trong sản phẩm. Ngoài tiền lương, nhà nước cần phải quan tâm đến kinh phí đầu tư trực tiếp cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, các đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học. Kinh phí giao cho các đề tài không thể thực hiện theo kiểu bình quân, cào bằng như hiện nay mà cần phải căn cứ vào tính khả thi của đề tài, tính ứng dụng và hiệu quả kinh tế.
Cần đổi mới cơ chế xét công nhận chức danh chuyên môn khoa học đối với trí thức sao cho việc công nhận các chức danh, giải thưởng phải đảm bảo đúng người, đúng đối tượng, tránh tình trạng bỏ sót người tài, người có cống hiến.
Theo ý kiến của các đại biểu, hiện nay với thời đại công nghệ 4.0, đội ngũ trí thức là nguồn lực hết sức quan trọng, tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong việc hoạch định và triển khai chiến lược phát triển đất nước.
Tin, ảnh: HT