Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
III- VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TAThực tiễn phong phú và những thành tựu thu được qua 15 nǎm đổi mới đã chứng minh tính đúng đắn của Cương lĩnh được thông qua tại Đại hội VII của Đảng, đồng thời giúp chúng ta nhận thức ngày càng rõhơn về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Chúng ta một lần nữa khẳng định: Cương lĩnh là ngọn cờ chiến đấu vì thắng lợi của sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam từng bước quá độ lên chủ nghĩaxã hội, định hướng cho mọi hoạt động của Đảng hiện nay và trong những thập kỷ tới. Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm lý luận chính trị toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác -Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa vǎn hoá nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giaicấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủcủa nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và vǎn hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật chấtvà tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; về chǎm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừalà người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân...
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta.
Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tưbản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nềnkinh tế hiện đại. Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khǎn, phức tạp, tất yếu phải trải quamột thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ. Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội diễn ra sự đan xen và đấu tranh giữa cái mới vàcái cũ.
Trong thời kỳ quá độ, có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế, giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, nhưng cơ cấu, tính chất, vị trí của các giai cấp trong xã hội ta đãthay đổi nhiều cùng với những biến đổi to lớn về kinh tế, xã hội. Mối quan hệ giữa các giai cấp, các tầng lớp xã hội là quan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân, đoàn kết và hợp tác lâu dàitrong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lợi ích giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích của toàn dân tộc trong mục tiêu chung là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩaxã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vǎn minh. Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển; thực hiện công bằng xã hội, chống áp bức, bất công; đấu tranh ngǎn chặn và khắc phục những tư tưởng và hành động tiêucực, sai trái; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch; bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh, nhân dân hạnhphúc.
Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội,phát huy mọi tiềm nǎng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội.
Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hộichủ nghĩa, đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
IV- ĐƯỜNG LỐI VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Xuất phát từ tình hình hiện nay và yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới, đường lối kinh tế của Đảng ta được xác định là: Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lậptự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực đồngthời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tǎng trưởng kinh tế đi liền với phát triển vǎn hoá, từng bước cải thiện đời sốngvật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tǎng cường quốc phòng - an ninh.
Mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 nǎm 2001 - 2010 là: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đểđến nǎm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, nǎng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tǎngcường, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.
Nǎm 2010, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tǎng ít nhất gấp đôi so với nǎm 2000; chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, giảm tỉ lệ lao động nông nghiệp xuống còn khoảng 50%.
Chiến lược nêu rõ: Phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm. Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đitrước, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt. Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả nǎng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệsinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức.
Tư tưởng của Chiến lược là phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, tǎng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải bảođảm xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, trước hết là độc lập tự chủ về đường lối, chính sách, đồng thời có tiềm lực kinh tế đủ mạnh. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ phải đi đôi với chủ động hộinhập kinh tế quốc tế, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, kết hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất nước.
Định hướng cho việc phát triển các ngành và các vùng, các vǎn kiện chỉ rõ:
Phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nâng cao chất lượng và hiệu quả phát triển kinh tế, tǎng sức cạnh tranh. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tưdựa trên cơ sở phát huy các thế mạnh và các lợi thế so sánh của đất nước, gắn với nhu cầu thị trường trong nước và ngoài nước; nhu cầu đời sống nhân dân và quốc phòng, an ninh. Tạo thêm sức mua củathị trường trong nước và mở rộng thị trường ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu.
Tǎng cường sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Tiếp tục phát triển và đưa nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp lên mộttrình độ mới bằng việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học; đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tǎng giá trị thu được trên đơn vị diện tích; quy hoạch sử dụng đất hợplý; đẩy mạnh thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, điện khí hoá; giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ nông sản hàng hoá; phát triển kết cấu hạ tầng, công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo nhiều việclàm mới và cải thiện đời sống nông dân và dân cư nông thôn.
Công nghiệp vừa phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, vừa đi nhanh vào một số ngành, lĩnh vực có công nghệ hiện đại, công nghệ cao. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản, maymặc, da - giầy, một số sản phẩm cơ khí, điện tử, công nghiệp phần mềm... Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng quan trọng sản xuất tư liệu sản xuất cần thiết để trang bị cho các ngànhkinh tế và quốc phòng. Chú trọng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ; xây dựng một số tập đoàn doanh nghiệp lớn đi đầu trong cạnh tranh và hiện đại hoá.
Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ: thương mại, hàng không, hàng hải, bưu chính - viễn thông, du lịch, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, bảo hiểm. Xây dựng đồng bộ và từng bướchiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng: giao thông, điện lực, thông tin, thuỷ lợi, cấp thoát nước. Phát triển mạng lưới đô thị phân bố hợp lý trên các vùng.
Trong chiến lược phát triển các vùng, chúng ta chủ trương phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm có mức tǎng trưởng cao, tích luỹ lớn; đồng thời tạo điều kiện để phát triển các vùng kháctrên cơ sở phát huy thế mạnh của từng vùng. Quan tâm phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng - an ninh ở các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, chútrọng các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam. Có chiến lược phát triển vùng biên giới. Phát triển mạnh kinh tế biển kết hợp với bảo vệ vùng biển.
Từng bước hiện đại hoá công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng - thuỷ vǎn và vật lý địa cầu; tích cực chủ động phòng chống thiên tai.
Sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ và cải thiện môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.
Kế hoạch 5 nǎm 2001-2005 là bước rất quan trọng trong việc thực hiện Chiến lược 2001-2010. Mục tiêu là: Tǎng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theohướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại. Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, pháthuy nhân tố con người. Tạo nhiều việc làm; cơ bản xoá đói, giảm số hộ nghèo; đẩy lùi các tệ nạn xã hội; ổn định và cải thiện đời sống nhân dân. Tiếp tục tǎng cường kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội;hình thành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ vàan ninh quốc gia.
Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 nǎm 2001 - 2005 là:
* Nhịp độ tǎng GDP bình quân 7,5%/nǎm. Tổng GDP nǎm 2005 gấp 2 lần so với nǎm 199
* Đến nǎm 2005, tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp là 20 - 21% GDP; công nghiệp và xây dựng 38-39%, các ngành dịch vụ 41 - 42%.
* Giảm tỉ lệ sinh bình quân hàng nǎm 0,5%o, nhịp độ phát triển dân số vào nǎm 2005 khoảng 1,22%.
* Tạo việc làm, giải quyết thêm việc làm cho khoảng 7,5 triệu lao động, bình quân 1,5 triệu lao động/nǎm; nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo lên 30% vào nǎm 2005.
* Cơ bản xóa hộ đói, giảm tỉ lệ hộ nghèo xuống còn 10% vào nǎm 2005.
Về quan hệ sản xuất, Đảng ta chủ trương thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọngcủa nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
Trong nền kinh tế của ta, kinh tế nhà nước phát huy vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Trong 5 nǎm tới, cơ bản hoànthành việc củng cố, sắp xếp điều chỉnh cơ cấu, đổi mới và nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp nhà nước hiện có, đồng thời phát triển thêm doanh nghiệp mà Nhà nước đầu tư 100% vốn hoặc có cổ phần chiphối ở một số ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng. Thực hiện tốt chủ trương cổ phần hoá và đa dạng hoá sở hữu đối với những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm 100% vốn. Tiếp tục đổimới cơ chế, chính sách đối với doanh nghiệp nhà nước để tạo động lực phát triển và nâng cao hiệu quả.
Kinh tế tập thể phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt. Phát triển hợp tác xã kinh doanh tổng hợp đa ngành hoặc chuyên ngành. Nhà nước giúp hợp tác xã đào tạocán bộ, ứng dụng khoa học, công nghệ, thông tin, mở rộng thị trường, xây dựng các quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã, giải quyết nợ tồn đọng. Khuyến khích việc tích luỹ, phát triển có hiệu quả vốn tậpthể trong hợp tác xã.
Kinh tế cá thể, tiểu chủ cả ở nông thôn và thành thị có vị trí quan trọng lâu dài. Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ để phát triển; khuyến khích các hình thức hợp tác tự nguyện, làm vệ tinh cho cácdoanh nghiệp hoặc phát triển lớn hơn.
Khuyến khích phát triển kinh tế tư bản tư nhân rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý để kinh tế tưbản tư nhân phát triển trên những hướng ưu tiên của Nhà nước, kể cả đầu tư ra nước ngoài; chuyển thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phần cho người lao động liên doanh liên kết với nhau về kinh tế tậpthể và kinh tế nhà nước.
Phát triển đa dạng kinh tế tư bản nhà nước dưới các hình thức liên doanh, liên kết giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư bản tư nhân trong nước và ngoài nước, mang lại lợi ích thiết thực cho các bênđầu tư kinh doanh.
Ngoài các thành phần kinh tế nói trên, các vǎn kiện lần này nêu lên một thành phần mới xuất hiện và hình thành ngày càng rõ nét trong những nǎm gần đây: thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.Thành phần này bao gồm phần vốn đầu tư của nước ngoài vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở nước ta. Chủ trương của ta là tạo điều kiện để thành phần kinh tế này phát triển thuận lợi, hướng vào xuấtkhẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm.
Trong chính sách phát triển các thành phần kinh tế, Đảng ta chủ trương phát triển các hình thức tổ chức kinh doanh đan xen, hỗn hợp nhiều hình thức sở hữu, giữa các thành phần kinh tế với nhau, giữatrong nước và ngoài nước; phát triển hình thức tổ chức kinh tế cổ phần nhằm huy động và sử dụng rộng rãi vốn đầu tư xã hội; phát triển các loại hình trang trại với quy mô phù hợp trên từng địabàn.
Để nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vận hành thông suốt, cần tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường, đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước.
Thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt quan tâm các thị trường quan trọng nhưng hiện chưa có hoặc còn sơ khai như:thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ.
Tiếp tục đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế. Đổi mới hơn nữa công tác kế hoạch hoá, nâng cao chất lượng công tác xây dựng các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội. Bảo đảm tính minh bạch, công bằng trong chi ngân sách nhà nước. Thực hiện đầu tư vốn phát triển từ ngân sách nhà nước cǎn cứ vào hiệu quả kinh tế - xã hội. Tiếp tục cải cáchhệ thống thuế phù hợp với tình hình đất nước và các cam kết quốc tế; nuôi dưỡng nguồn thu và thu đúng, thu đủ theo quy định của pháp luật. Xây dựng hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước thành nhữngdoanh nghiệp kinh doanh tiền tệ tự chủ, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Thành lập các ngân hàng chính sách.
Cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế, Đảng ta chủ trương giải quyết tốt các vấn đề xã hội, coi đây là một hướng chiến lược thể hiện bản chất ưu việt của chế độ ta. Thực hiện các chính sách xã hộihướng vào phát triển và lành mạnh hoá xã hội, thực hiện công bằng trong phân phối, tạo động lực mạnh mẽ để phát triển sản xuất, tǎng nǎng suất lao động xã hội, thực hiện bình đẳng trong quan hệ xãhội, khuyến khích nhân dân làm giàu hợp pháp.
Các vǎn kiện đã nêu lên nhiều biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề xã hội: tạo ra nhiều việc làm mới; mở rộng hệ thống bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội, cải cách cơ bản chế độ tiền lương; đẩy nhanhcác chương trình xoá đói, giảm nghèo; thực hiện chính sách ưu đãi xã hội và vận động toàn dân tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn đối với các lão thành cách mạng, những ngườicó công với nước, Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh và cha mẹ, vợ con liệt sĩ, gia đình chính sách; kiểm soát quy mô dân số và từng bước nâng cao chất lượng dân số, chǎm sóc sức khoẻ nhân dân, mởrộng và hoàn thiện mạng lưới y tế; chǎm sóc và bảo vệ trẻ em; đẩy mạnh phong trào toàn dân tập luyện thể dục - thể thao, v.v... Đồng thời, đẩy mạnh đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự, kỷcương xã hội, ngǎn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội; ngǎn chặn, tiến tới đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS. Xây dựng lối sống vǎn minh, lành mạnh.
Các chính sách xã hội được tiến hành theo tinh thần xã hội hoá, đề cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, huy động các nguồn lực trong nhân dân và sự tham gia của các đoàn thể nhân dân, các tổ chứcxã hội.
V- PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, XÂY DỰNG NỀN VĂN HOÁ TIÊN TIẾN, ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC
Các chính sách về vǎn hoá của Đang ta thể hiện quan điểm: vǎn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; giáo dục và đào tạo cùngvới khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu.|
Về giáo dục và đào tạo: Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện "chuẩn hoá, hiện đạihoá, xã hội hoá". Phát huy tư duy khoa học và sáng tạo, nǎng lực tự nghiên cứu của học sinh và sinh viên, đề cao nǎng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề. Đẩy mạnh phong trào học tập trongnhân dân bằng những hình thức chính quy và không chính quy, thực hiện "giáo dục cho mọi người", "cả nước trở thành một xã hội học tập". Thực hiện phương châm "học đi đôi với hành, giáo dục kết hợpvới lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với đời sống xã hội". Chǎm lo phát triển giáo dục mầm non; củng cố thành tựu xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; đẩy nhanh tiến độ phổ cập giáo dụctrung học cơ sở. Tǎng ngân sách nhà nước cho giáo dục, đào tạo theo nhịp độ tǎng trưởng kinh tế. Hiện đại hoá một số trường dạy nghề, tǎng nhanh tỷ lệ lao động được đào tạo trong toàn bộ lao động xãhội. Khuyến khích phát triển hệ thống các trường, lớp dạy nghề dân lập và tư thục. Mở rộng hợp lý quy mô giáo dục đại học, làm chuyển biến rõ nét về chất lượng và hiệu quả đào tạo. Từng bước xúc tiếnviệc nối Mạng thông tin quốc tế (Internet) ở trường học.
Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện cho người nghèo có cơ hội học tập. Tǎng ngân sách Nhà nước cho việc cử người đi đào tạo ở các nước có nền khoa học và công nghệ tiên tiến.Khuyến khích việc du học tự túc. Trong những nǎm trước mắt, giải quyết dứt điểm những vấn đề bức xúc: sửa đổi chương trình đào tạo, cải tiến chế độ thi cử, khắc phục khuynh hướng "thương mại hoá"giáo dục, quản lý chặt chẽ việc cấp vǎn bằng, công nhận học hàm, học vị; chấn chỉnh công tác quản lý hệ thống trường học cả công lập và ngoài công lập.
Về khoa học và công nghệ: khoa học xã hội và nhân vǎn hướng vào việc giải đáp các vấn đề lý luận và thực tiễn, dự báo các xu thế phát triển, cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối,chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng con người. Khoa học tự nhiên hướng vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn, xây dựng cơ sở khoa học của sự phát triển các lĩnh vực côngnghệ trọng điểm và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, dự báo, phòng chống thiên tai. Khoa học công nghệ hướng vào việc nâng cao nǎng suất lao động, đổi mới sản phẩm, nângcao nǎng lực cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường, xây dựng nǎng lực công nghệ quốc gia. Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ, đổi mới cơ chế tài chính nhằm khuyến khích sáng tạo và gắn ứngdụng khoa học và công nghệ với sản xuất, kinh doanh, quản lý dịch vụ. Coi trọng việc nghiên cứu cơ bản trong các ngành khoa học. Tǎng đầu tư ngân sách và huy động các nguồn lực khác cho khoa học vàcông nghệ. Hoàn thành xây dựng những khu công nghệ cao và hệ thống phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia. Sắp xếp lại và đổi mới hệ thống nghiên cứu khoa học, phối hợp chặt chẽ việc nghiên cứu khoahọc tự nhiên, khoa học kỹ thuật với khoa học xã hội và nhân vǎn. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và công nghệ. Thực hiện tốt chính sách bảo hộ sở hữu trí tuệ, đãi ngộ đặc biệt đốivới nhà khoa học có công trình nghiên cứu xuất sắc.
Nguồn: http://www.cpv.org.vn/ngày 04-07-2001