Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 08/07/2005 16:21 (GMT+7)

Phát hiện nhiều loài chim, thú quý hiếm ở Quảng Trị

85 loài chim

Từ đường Hồ Chí Minh vào xã vùng cao Hướng Lập đường đèo dốc chênh vênh. Đoàn điều tra mới đi chưa đầy 10 phút mà mồ hôi đã thấm ướt cả người. Vùng này nằm ngay biên giới Việt - Lào, phía bắc giáp tỉnh Quảng Bình.

Trước khi đặt chân đến đây, các nhà khoa học nhiều lần nhận được thông tin từ bà con dân tộc bản địa về việc có rất nhiều chim, thú quý đang sinh sống. Những thông tin đó rất đúng với kết quả của đoàn điều tra. Thật bất ngờ, ngay từ ngày đầu đoàn điều tra đã gặp ngay các loài chim diều cá nhỏ, bồng chanh rừng, đại bàng mã lai và thầy chùa bụng nâu…

Chưa hết, thêm sáu ngày ở khu vực xung quanh rừng bản Cuồi, các nhà khoa học phát hiện thêm gõ kiến xanh cổ đỏ, khướu đầu xám, chích chòe nước trán trắng, chim khách đuôi cờ… Trong cánh rừng này có đến 85 loài chim quý đang trú ngụ. Đáng chú ý có 6 loại nằm trong danh sách các loài chim bị đe dọa tuyệt chủng ở châu Á. Ngoài ra còn có bảy loài có tên trong sách Đỏ Việt Nam và hai loài chim rất quý khác là trĩ sao và khướu đầu xám.

Với những loài chim vừa được phát hiện, các nhà khoa học nhận định vùng rừng Hướng Lập đủ tiêu chuẩn để công nhận là một Vùng Chim quan trọng nhưng thường xuyên có một số lượng cá thể đang bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu.

37 loài thú

Ông Lê Văn Quý, Phó Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị:

Xin được sớm thành lập khu bảo tồn

Khu rừng ở xã Hướng Lập có một vị trí hết sức quan trọng. Là rừng phòng hộ đầu nguồn của sông Sê Băng Hiêng (con sông chảy qua Lào), sông Bến Hải, sông Cam Lộ và sông Rào Quán. Đây là nơi sinh sống lý tưởng của nhiều loài chim, thú quý hiếm nhưng chúng đã và đang bị đe dọa tuyệt chủng trên phạm vi quốc gia và thế giới. Để lưu giữ được những “bảo vật quốc gia”, Kiểm lâm Quảng Trị đã xin các cấp cho thực hiện Dự án xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên ở Hướng Lập mang tên Khu bảo tồn Bắc Hướng Hóa. Mong rằng Chính phủ và Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn sớm đồng ý. 

Nhưng bất ngờ của đoàn cán bộ không dừng lại ở đó. Trong khu rừng này còn có rất nhiều loài thú cũng rất quý. Tại bản Cuồi, một đàn khỉ mặt đỏ 15 con đang được ghi hình khi chúng di chuyển trên mỏm đỉnh núi đá vôi. Nhiều người dân cho hay, đàn khỉ này đã sống rất lâu ở trên đỉnh núi, cuối mỗi ngày chúng thường gọi bầy nghe da diết. Thương chúng nên không người dân nào trong bản nỡ giết khỉ để ăn thịt. Tại thôn Khe Cúp, một đàn voọc vá chân nâu có năm con cũng được phát hiện khi chúng đang di chuyển ra giữa đường.

Ông Hồ Sam ở bản Khe Cúp cho biết một thông tin không vui. Có hai thợ săn người Quảng Bình đã đặt bẫy bắt hai con voọc vá chân nâu bán với giá 45.000 đồng. Biết được, dân bản đã tịch thu hết bẫy của hai người này.

Ở khu rừng Hướng Lập còn có sự hiện diện của một bầy vượn đen má trắng. Những con vượn có tay dài mà không có đuôi. Con đực có bộ lông đen, má trắng. Con cái có bộ lông màu vàng rất đẹp. Từng cặp một, chúng âu yếm nhau rất dễ thương.

Có một loài thú rất quý hiếm cũng được các nhà khoa học phát hiện đó là tê tê java. Dọc đường vào rừng ở bản Cuồi, tê tê ja va đào hang để sinh sống rất nhiều. Nhưng chúng đang đối mặt với tình trạng bị săn bắt trái phép vì những người buôn thú rừng đã mua loại này với giá đến 500 nghìn đồng/kg.

Đối mặt với nhiều nguy cơ

Khi có mặt tại khu rừng Hướng Lập, các nhà khoa học tận mắt nhìn thấy một con khướu bạc má và một con gà tiền mặt vàng bị chết vì mắc bẫy. Các nhà khoa học đã đặt vấn đề với chính quyền địa phương phải tăng cường hơn nữa công tác bảo vệ tài nguyên rừng - đó là vốn quý của quốc gia. Khu vực vừa phát hiện nhiều chim, thú quý hiếm ở trên nằm rất gần đường ô tô nên bị nhiễu loạn rất mạnh bởi tiếng ồn và bụi bặm của xe cộ lưu thông qua lại.

Thảm thực vật nhân tạo ở đây chủ yếu là nương rẫy trồng củ mì và ngô của bà con dân tộc thiểu số. Nhiều diện tích rừng bị khai phá làm nương rẫy. Hoạt động săn bắt thú rừng cũng xuất hiện trong cộng đồng dân cư ở đây. Trong chuyến khảo sát, các nhà khoa học đã phát hiện một tuyến bẫy đặt giữa rừng dài đến 2 km chạy từ chân đến đỉnh núi.

Nguồnwww.nhandan.com.vn  4/7/2005

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Tiền Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động năm 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Văn Trọng tham dự hội nghị.
Gia Lai: Liên hiệp hội tổng kết năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Ayun H’But, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể của tỉnh.
Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam
Ca khúc: “Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam”. Nhạc: Doãn Nguyên. Lời thơ Lê Cảnh Nhạc. Tập thể cán bộ, phóng viên Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển cùng Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển biểu diễn tại Hội thảo khoa học: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớn”, ngày 26/12/2024, tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Phó Chủ tịch VUSTA được trao tặng danh hiệu Huân chương Lao động hạng 3
Chiều ngày 22/12/2024, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của cơ quan, Đảng bộ và các đoàn thể cơ quan. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
An Giang: Tổng kết nhiệm vụ năm 2024
Chiều ngày 30/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 6, khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027. Hội nghị tập trung đánh giá hoạt động năm 2024, thống nhất bổ sung hội viên mới và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.