Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 20/07/2005 15:15 (GMT+7)

Phần mềm kế toán rơi vào tay tư nhân: Nhà nước đang mất tiền tỉ

Ra đời từ một đề tài nghiên cứu khoa học của Viện Công nghệ thông tin (CNTT) (Viện Khoa học - công nghệ VN), phần mềm kế toán MISA đã đoạt hàng loạt giải thưởng và đã được Viện Công nghệ thông tin  triển khai ứng dụng cho nhiều cơ quan, đơn vị trong cả nước.

Thời hoàng kim của MISA

Bên cạnh các giải thưởng giành được, Viện CNTT, đại diện là ông Bạch Hưng Khang - viện trưởng (nay đã nghỉ hưu) - đã ký hàng loạt hợp đồng cung cấp sản phẩm cho  rất nhiều nơi. Chỉ tính riêng một hợp đồng với Sở Tài chính - vật giá Vĩnh Phúc, MISA phiên bản 4.5 đã đem lại cho Viện CNTT 372 triệu đồng. Còn theo bản đăng ký dự xét thưởng huy chương vàng đơn vị phần mềm doanh số cao năm 2000 do Viện CNTT kê khai, từ tháng 4-1999 đến tháng 8-2000, MISA đã đạt tổng doanh thu hơn 3,9 tỉ đồng...

Tuy nhiên, thời kỳ hoàng kim của MISA tại Viện CNTT kéo dài không lâu. Năm 2000, một cá nhân trong nhóm nghiên cứu là ông Lữ Thành Long (cán bộ Viện CNTT) đã tự ý đăng ký bản quyền phần mềm MISA phiên bản 4.5 tại Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa - thông tin) và được cục cấp giấy chứng nhận là chủ sở hữu và là tác giả duy nhất của phần mềm MISA phiên bản 4.5.

Năm 2002, dù vẫn là nhân viên của Viện CNTT nhưng ông Long đã đứng ra thành lập công ty riêng mang tên Công ty cổ phần Misa. Từ thời điểm này, MISA vẫn có được thời kỳ hoàng kim của mình nhưng những giải thưởng và khoản tiền khổng lồ MISA đem lại không phải cho Viện CNTT mà lại làm giàu cho ông Lữ Thành Long. Ông Long đã đem MISA đi dự nhiều cuộc thi và đoạt nhiều giải thưởng như cúp vàng sản phẩm CNTT tại tuần lễ tin học năm 2002, cúp vàng giải pháp CNTT hay nhất năm 2004 và mới đây nhất là giải thưởng Sao Khuê 2005.

“Mất cắp” không thèm kêu ?!

Công ty cổ phần Misa cho rằng phần mềm kế toán MISA không thuộc chương trình nghiên cứu và đầu tư của Viện CNTT mà do ông Lữ Thành Long đã nghiên cứu, độc lập sáng tác và phát triển từ các phiên bản 2.0, 3.0, 4.0, 4.5, 5.0 đến phiên bản hiện nay là 5.9.

Thế nhưng trên thực tế, các giải thưởng dành cho phần mềm MISA khi sản phẩm này còn thuộc về Viện CNTT đều khẳng định MISA là sản phẩm của một nhóm các nhà khoa học thuộc Viện CNTT gồm Khương Công Trung, Đỗ Ngọc Quang, Lữ Thành Long, Phan Thành Dương, Đinh Thị Thúy... chứ không phải là sản phẩm của riêng ông Lữ Thành Long.

Tháng 3-2005, ông Đỗ Ngọc Quang và ông Khương Công Trung đã đệ đơn đề nghị Cục Bản quyền tác giả văn học nghệ thuật (tên mới của Cục Bản quyền tác giả) hủy bỏ giấy chứng nhận bản quyền phần mềm MISA phiên bản 4.5 mà cục đã cấp cho ông Long. Ngày 18-5, Cục Bản quyền tác giả văn học nghệ thuật gửi công văn đề nghị Viện CNTT cho ý kiến chính thức về vấn đề tác giả và chủ sở hữu phần mềm MISA phiên bản 4.5.

Hơn một tháng rưỡi sau, Viện CNTT vẫn không trả lời buộc cục phải gửi đến viện một công văn nữa. Đến lúc này Viện CNTT cũng chẳng lấy làm ngạc nhiên về việc sản phẩm của mình bị mất cắp mà chỉ khẳng định trong công văn gửi cục rằng viện có nghiên cứu, phát triển phần mềm kế toán thông qua hai hình thức là đề tài nghiên cứu và hợp đồng kinh tế với các đơn vị trong nước.

MISA là một sản phẩm nằm trong chương trình nghiên cứu và đầu tư của Viện CNTT từ năm 1994. Sau khi ra đời, MISA từng đoạt Giải thưởng sáng tạo khoa học kỹ thuật thanh niên các năm 1996, 1998, đoạt Giải sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2000, đoạt huy chương vàng cho phần mềm có doanh số cao năm 2000, được Ban chỉ đạo chương trình quốc gia về CNTT giai đoạn 1996 - 2000 khuyến cáo sử dụng trên toàn quốc.

Tuy nhiên, viện không trả lời cụ thể vào phần mềm MISA phiên bản 4.5 mà chỉ đề cập đề tài phát triển chương trình kế toán MISA phiên bản 4.0 được thực hiện vào năm 1997 với kinh phí 11 triệu đồng và đề tài nâng cấp phiên bản 4.0 lên 5.0 thực hiện năm 1998 với kinh phí 47,43 triệu đồng.

Kèm theo công văn này, Viện CNTT đã gửi bản sao các hợp đồng triển khai ứng dụng phần mềm MISA phiên bản 4.5 giữa viện với nhiều cơ quan, đơn vị trong nước. Một văn bản khác cũng được gửi kèm công văn là báo cáo tổng kết tình hình thực hiện đề tài cơ sở năm 1998 của Viện CNTT, trong đó khẳng định phần mềm MISA phiên bản 5.0 đã được Ban chỉ đạo quốc gia về CNTT khuyến cáo cho tất cả các UBND tỉnh, thành, các bộ, ngành sử dụng với giá 8,5 triệu đồng/bản.

Các chứng cứ để khẳng định phần mềm kế toán MISA là tài sản của Nhà nước càng rõ ràng hơn khi nội dung xây dựng phần mềm kế toán MISA và nội dung triển khai phần mềm MISA đều được ghi trong các niên giám hoạt động khoa học hằng năm của Viện CNTT.

Nhưng suốt từ năm 2000, khi ông Lữ Thành Long đăng ký bản quyền đối với phần mềm MISA và sau đó triển khai bán rộng rãi trên toàn quốc, Viện CNTT vẫn không buồn lên tiếng đòi lại quyền sở hữu. Nếu lấy doanh số thu về trong một năm của MISA thời điểm năm 2000 thì có thể thấy mỗi năm Nhà nước đang mất khoảng 4 tỉ đồng.

Nguồn: tuoitre.com.vn   18/7/2005

Hợp đồng triển khai ứng dụng phần mềm MISA phiên bản 4.5 giữa Viện CNTT với Sở GD-ĐT Cần Thơ

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Tiền Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động năm 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Văn Trọng tham dự hội nghị.
Gia Lai: Liên hiệp hội tổng kết năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Ayun H’But, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể của tỉnh.
Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam
Ca khúc: “Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam”. Nhạc: Doãn Nguyên. Lời thơ Lê Cảnh Nhạc. Tập thể cán bộ, phóng viên Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển cùng Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển biểu diễn tại Hội thảo khoa học: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớn”, ngày 26/12/2024, tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Phó Chủ tịch VUSTA được trao tặng danh hiệu Huân chương Lao động hạng 3
Chiều ngày 22/12/2024, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của cơ quan, Đảng bộ và các đoàn thể cơ quan. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
An Giang: Tổng kết nhiệm vụ năm 2024
Chiều ngày 30/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 6, khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027. Hội nghị tập trung đánh giá hoạt động năm 2024, thống nhất bổ sung hội viên mới và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.