Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 18/07/2005 14:42 (GMT+7)

Phải có “khoán 10” trong khoa học-công nghệ nông nghiệp

Soạn: AM 485479 gửi đến 996 để nhận ảnh này


Mặc dù là nước có tốc độ tăng trưởng nông nghiệp nhanh nhất trong khu vực, nhưng vẫn còn thiếu sự gắn kết giữa khoa học và khuyến nông... Trong ảnh: Một số mặt hàng nông sản chế biến  của Việt Nam 

Tại Hội nghị nói trên, theo báo cáo của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng, Việt Nam đang là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng nông nghiệp nhanh nhất trong khu vực. Giá trị sản xuất trên một ha đất ngày càng tăng, lên trên 20 triệu đồng/ha/năm (2004), nhiều vùng đạt trên 50 triệu đồng/ha. Trong cơ cấu, tỷ trọng chăn nuôi ngày càng tăng. Diện tích lúa được tưới đạt trên 85% diện tích, là tỷ lệ cao nhất so với các nước trong khu vực.

Bộ NN-PTNT thẳng thắn nhìn nhận...

Có được thành quả trên, theo lãnh đạo Bộ NN-PTNT, là nhờ xây dựng được nền tảng của tiềm lực KHCN nông nghiệp quốc gia, với hệ thống các Viện, Trung tâm nghiên cứu, các trường đại học... Tính đến cuối năm 2004, hệ thống nghiên cứu khoa học (NCKH) nông nghiệp thuộc Bộ NN-PTNT có trên 7.285 người, trong đó có 508 tiến sĩ (chiếm 7%). Tổng kinh phí đầu tư cho sự nghiệp NCKH lên tới 1.008 tỷ đồng (2001-2004). Nhờ vậy, rất nhiều công trình NCKH đã được đưa vào thực tiễn, như các giống lúa, ngô... Trong chăn nuôi cũng có nhiều tiến bộ vượt bậc, như đưa đàn bò sữa tăng gấp 3 lần trong vòng 4 năm gần đây, đạt 100.000 con.   

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bùi Bá Bổng cũng nhìn nhận, chất lượng NCKH còn thấp. Do đó, sản phẩm khoa học có giá trị không cao, không được sản xuất tiếp nhận, thiếu bền vững trong sản xuất hoặc không cạnh tranh được với sản phẩm nhập khẩu. Rất ít các công trình khoa học được công bố ở các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín. Bên canh đó, thiếu sự gắn kết giữa khoa học và khuyến nông, giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa khoa học và sản xuất thử nghiệm.

Trong khi đó, nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Huy Ngọ nói rằng, khi ông đến thăm các viện, trung tâm nghiên cứu thì thấy nhiều nơi thiết bị quá nghèo nàn và nhếch nhác.

Ông Lê Huy Ngọ bức xúc, cần chú trọng đội ngũ khoa học. Ông cho rằng, hiện các nhà khoa học còn ham chạy theo chính trị, chạy theo việc chuyển giao tiến bộ khoa học để lo làm kinh tế.

Ngoài ra, cần trao quyền tự chủ cho các viện, trung tâm nghiên cứu trong việc lựa chọn đề tài, thu hút và bồi dưỡng nhân lực cũng như chủ động thu chi về tài chính. Không những thế còn là sự công bằng và minh bạch trong đánh giá giá trị, thang bậc của cán bộ khoa học cũng như trong công tác chuyển giao khoa học vào thực tiễn.

Phải có "khoán 10" trong cơ chế phát triển KHCN

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm nhắc nhở, thời gian tới, ngành nông nghiệp cần chú trọng đầu tư, nghiên cứu về công nghệ sinh học, coi đây là nền tảng cho phát triển nông nghiệp trong thời gian tới.

Hiện nay, công nghệ sinh học vẫn chưa được đặt đúng vị trí trong phát triển khoa học-công nghệ (KH-CN) của ngành nông nghiệp. Tới đây, Chính phủ sẽ có chỉ thị về phát triển công nghệ sinh học.

Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo, phải có "khoán 10" trong cơ chế chính sách phát triển KHCN nông nghiệp.

" Điều quan trọng là tập thể lãnh đạo Bộ NN-PTNT phải ngồi với nhau để xác định đề tài, sau đó giao cho nhà khoa học, chứ không nên để xảy ra tình trạng các nhà khoa học, các viện nghiên cứu làm gì Bộ trưởng cũng không biết, mọi công việc hầu như chỉ giao cho một thứ trưởng đảm nhiệm?", Phó Thủ tướng lưu ý.

Ông cũng nhắc nhở, cơ chế đánh giá, nghiệm thu đề tài hiện nay còn yếu, khi duyệt thì khó khăn mà duyệt xong thì buông xuôi, do vậy Bộ NN-PTNT phải xây dựng quy trình nghiệm thunhằm làm cơ sở khi nghiệm thu đề tài NCKH của các ngành, Bộ khác.

Nguồn: vnn.vn   16/7/2005

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Tiền Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động năm 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Văn Trọng tham dự hội nghị.
Gia Lai: Liên hiệp hội tổng kết năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Ayun H’But, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể của tỉnh.
Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam
Ca khúc: “Tự hào Liên hiệp Hội Việt Nam”. Nhạc: Doãn Nguyên. Lời thơ Lê Cảnh Nhạc. Tập thể cán bộ, phóng viên Viện Nghiên cứu Văn hóa và Phát triển cùng Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển biểu diễn tại Hội thảo khoa học: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp Nhà quân sự thiên tài, nhà văn hóa lớn”, ngày 26/12/2024, tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Phó Chủ tịch VUSTA được trao tặng danh hiệu Huân chương Lao động hạng 3
Chiều ngày 22/12/2024, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của cơ quan, Đảng bộ và các đoàn thể cơ quan. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
An Giang: Tổng kết nhiệm vụ năm 2024
Chiều ngày 30/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh An Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 6, khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027. Hội nghị tập trung đánh giá hoạt động năm 2024, thống nhất bổ sung hội viên mới và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.