Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 29/03/2025 15:48 (GMT+7)

PGS,TS Nguyễn Tất Viễn - Viện trưởng Viện Chính sách Pháp luật và Quản lý: Đề xuất mô hình tòa án 3 cấp khi bỏ cấp huyện

PGS-TS Nguyễn Tất Viễn, Viện trưởng Viện Chính sách, Pháp luật và Quản lý đề xuất mô hình tòa án 3 cấp: tối cao, phúc thẩm và sơ thẩm khu vực khi bỏ cấp huyện thay tòa án 4 cấp như hiện nay.

Chiều nay (28/3), Học viện Cán bộ TP.HCM phối hợp Cơ quan thường trực Tạp chí Cộng sản tại miền Nam tổ chức hội thảo khoa học cấp bộ với chủ đề nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp huyện và sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh theo kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư từ thực tiễn TP.HCM.

PGS-TS Huỳnh Văn Thới, nguyên quyền Giám đốc Phân viện Học viện Hành chính quốc gia tại TP.HCM, cho biết việc bỏ cấp trung gian, sáp nhập các đơn vị hành chính là xu hướng phát triển hiện đại nhằm tinh gọn bộ máy quản trị quốc gia, nâng cao hiệu quả hành chính công.

Trong bối cảnh mới, PGS Thới cho rằng phân cấp, phân quyền cần hoàn thiện theo hướng giao về cho cấp chính quyền sát dân, gần dân, phục vụ nhân dân tốt nhất. Việc này phải minh định về thẩm quyền, rành mạch về công việc, rõ ràng về trách nhiệm gắn với địa vị pháp lý của mỗi cấp.

Đồng thời, phân cấp, phân quyền cũng phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn, đặc thù của từng ngành, lĩnh vực.

Song song đó, việc này cũng phải tương xứng giữa nhiệm vụ được giao với năng lực thực hiện; tương xứng giữa nhiệm vụ với các nguồn lực, ăn khớp giữa các ngành; giữa phân cấp thẩm quyền và khả năng kiểm soát. Chuyên gia cho rằng cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về phân quyền phân cấp phù hợp với điều kiện đặc thù ở Việt Nam.

tm-img-alt

PGS-TS Nguyễn Tất Viễn đề xuất tổ chức mô hình tòa án 3 cấp khi bỏ cấp huyện. Ảnh: Nguyên Vũ

Ở lĩnh vực tư pháp, PGS-TS Nguyễn Tất Viễn, nguyên Ủy viên chuyên trách, Thường trực Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương đề xuất không duy trì tòa án 4 cấp (tối cao, cấp cao, cấp tỉnh, cấp huyện) như hiện nay mà chỉ còn 3 cấp: tòa tối cao, tòa phúc thẩm và tòa sơ thẩm khu vực.

Trong đó, tòa sơ thẩm khu vực bố trí tùy theo dân số, số vụ án, thẩm phán, cơ sở vật chất. Khi đó, tòa sơ thẩm khu vực có thể xử lý tất cả các loại án hình sự, dân sự, hôn nhân, gia đình, thậm chí cả án có yếu tố nước ngoài.

Về vai trò lãnh đạo của Đảng với ngành tòa án, PGS Viễn đề xuất theo mô hình: Đảng bộ TAND tối cao trực thuộc Đảng bộ các cơ quan Đảng Trung ương, tòa phúc thẩm và tòa sơ thẩm khu vực thuộc Đảng bộ cấp tỉnh. Tương tự, Viện Kiểm sát nhân dân cũng tổ chức theo mô hình của cơ quan tòa án.

"Mô hình này sẽ tương thích với việc bỏ cấp huyện và sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh", PGS-TS Nguyễn Tất Viễn nhìn nhận.

Khảo sát ý kiến người dân khi bỏ cấp huyện

TS Nguyễn Hữu Nguyên, Hội Quy hoạch phát triển đô thị TP.HCM, cho biết tổ chức huyện ở Việt Nam tồn tại từ thời phong kiến, thực dân đến nay và tồn tại xuyên thế kỷ, có vai trò trong lịch sử.

Về điều kiện để bỏ cấp huyện, TS Nguyên cho rằng điều kiện quan trọng nhất là công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo. Chuyên gia này ví von cấp huyện giống như cấp giữa trong bậc tam cấp của cầu thang lên nhà.

"Khi bỏ bậc thang giữa thì người đó phải có chân rất dài để bước từ bậc 1 đến 3 và ngược lại, hoặc có robot làm thay hoặc không cần bậc nữa", TS Nguyên phân tích. Dù công nghệ thông tin có thể làm thay nhưng chuyên gia này băn khoăn đến trình độ cán bộ, công chức để sử dụng vào công việc.

Khi bỏ cấp huyện, việc giảm cán bộ, quỹ lương là điều tích cực dễ dàng nhìn thấy nhưng TS Nguyên lo ngại yếu tố tiêu cực là khả năng tiếp cận của chính quyền với người dân.

Bởi lẽ sau sáp nhập, số tỉnh và số xã toàn quốc ít đi nhưng dân số của xã lớn hơn trước, cấp huyện không còn thì cần có công nghệ để kết nối cán bộ với người dân. Chuyên gia đề xuất phải có chính sách hỗ trợ để 80% người dân có điện thoại di động mới làm được điều này.

Cuối cùng, TS Nguyễn Hữu Nguyên khuyến nghị cần tổ chức điều tra xã hội học nghiêm túc để khảo sát ý kiến cán bộ, công chức, người dân xem họ hưởng ứng thế nào, người dân được lợi gì.

Xem Thêm

Đắk Lắk: Góp ý kiến văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng
Ngày 13/6, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức góp ý kiến đối với dự thảo kế hoạch tổ chức hội nghị lấy ý kiến văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng và dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025 – 2030.
Hà Giang: Góp ý dự thảo sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm
Ngày 13/6, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp hội) tỉnh đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá (CLSPHH). Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh, các hội thành viên Liên hiệp hộivà các chuyên gia TVPB.
Đắk Lắk: Hội nghị phản biện Dự thảo Nghị quyết về bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở
Sáng ngày 27/5/2025, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk (Liên hiệp hội) đã diễn ra Hội nghị phản biện và góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đắk Lắk về việc quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.