Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 10/12/2004 17:09 (GMT+7)

Nước điện phân: chất kháng vi khuẩn mạnh

Trong các thử nghiệm, nhóm nghiên cứu của Giáo sư Hung đã sử dụng nước điện phân axit và kết quả cho thấy nước này có thể diệt trừ hoàn toàn các loại khuẩn như E. coli O157:H7, Salmonella enteridisvà L. monocytogenes trong ống nghiệm với nồng độ cao đến 10 triệu tế bào/ml. Trong các thử nghiệm khác, nước điện phân axit đã có tác dụng làm giảm được 100.000 lần E. coli O157:H7 và L.monocytogenes ở bàn bếp bằng polypropylen.

Người ta cũng nhận thấy nước điện phân rất hiệu quả trong việc làm giảm các quần thể vi sinh vật gây bệnh ở thực phẩm như táo, rau diếp, trứng và gia cầm và không làm ảnh hưởng đến chất lượng của cácsản phẩm đã chế biến. So sánh phương pháp này với phương pháp xử lý bằng nhiệt, người ta thấy phương pháp xử lý bằng nhiệt có thể ảnh hưởng đến hương vị và các tính chất khác của thực phẩm. Ví dụ,các chuyên gia thử nghiệm bằng cảm quan lành nghề đã không nhận thấy bất kỳ một sự khác nhau nào về màu sắc, hình thức bên ngoài hoặc hương vị của các sản phẩm rau quả được chế biến bằng cách sử dụngnước điện phân axit và bằng cách dùng nước máy thông thường.

Giáo sư Hung cho biết, ngoài việc có thể dùng để làm vệ sinh các bàn bếp, quy trình này có thể sử dụng cho những mục đích khác nhau, như diệt khuẩn ở dụng cụ ăn uống và thiết bị chế biến thực phẩm.Một dây chuyền công nghệ chế biến thức ăn nhanh ở Mỹ đã thử nghiệm công nghệ này và nhiều doanh nghiệp khác tỏ ra rất quan tâm đén công nghệ. Một số nghiên cứu ở nước ngoài cũng đã thành công trongviệc thiết kế và sản xuất các thiết bị sử dụng nước điện phân để xử lý thực phẩm. Nhiều hãng ở Nhật Bản đã chế tạo thiết bị như vậy với giá khoảng từ 3.000 đến 5.000 USD. Giáo sư Hung tin rằng ngànhcông nghiệp thực phẩm sẽ là ngành đầu tiên sử dụng công nghệ này và sau đó, khi giá thiết bị giảm xuống, người tiêu dùng sẽ có thể sử dụng thiết bị tại nhà.

Các tính chất độc đáo

Các thử nghiệm cho thấy nước điện phân có các tính chất độc đáo: khả năng oxy hoá-khử cao, độ pH thấp và có axit hydroclo (HOCl). Giáo sư Hung cho biết các dữ liệu đã chứng minh rằng khả năng oxyhoá-khử cao của nước điện phân có thể là chỉ số cơ bản về hiệu quả bất hoạt vi khuẩn. Khi so sánh nước clo hoá và nước điện phân, người ta thấy có sự khác biệt về khả năng oxy hoá - khử mặc dù hailoại nước này có nồng độ clo giống nhau.

Vai trò chính xác của khả năng oxy hoá-khử diệt vi khuẩn còn cần phải được nghiên cứu. Clo không phải là được bổ sung vào nước điện phân, mà được tạo ra khi dòng điện đi qua nước và hỗn hợp muối. Clođược tạo ra này chắc chắn là một trong những yếu tố chủ yếu diệt vi khuẩn; tuy nhiên nước điện phân còn có các yếu tố khác nữa- các chất oxy hoá- mà nhóm nghiên cứu của Giáo sư Hung muốn tiếp tụcnghiên cứu tìm hiểu.

Nguồn: Technology Forecasts, 11/2000

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.