Núi lửa ngừng hoạt động dưới đáy đại dương gây ra động đất, sóng thần
Động đất, sóng thần xảy ra ở các khu vực khá nông dưới đáy đại dương và với cường độ yếu, tuy nhiên, chúng tạo ra những đợt sóng thần rất cao. Một số trận động đất chỉ có cường độ 5,6 độ Richter nhưng đã tạo ra các đợt sóng lên tới mười mét khi đổ vào bờ.
Mạng máy đọ địa chấn toàn cầu cho phép các nhà nghiên cứu phát hiện ngay cả những trận động đất nhỏ nhất, tuy nhiên, thách thức đặt ra là xác định được các trận động đất nhỏ nhưng có khả năng gây ra sóng thần lớn.
Nghiên cứu mới này cho thấy động đất, sóng thần có thể do núi lửa đã ngừng hoạt động dưới đáy đại dương gây ra khi chúng tạo ra một “điểm tắc nghẽn” giữa hai phần của vỏ trái đất được gọi là mảng kiến tạo, nơi một mảng kiến tạo trượt bên dưới mảng kia.
Các nhà nghiên cứu từ trường Imperial College London và trường Khoa học GNS ở New Zealand sử dụng dữ liệu địa vật lý thu thập cho khai thác dầu khí và tài liệu lịch sử từ những người chứng kiến hai trận động đất, sóng thần xảy ra ngoài khơi bờ biển phía Bắc New Zealand vào năm 1947. Động đất, sóng thần chỉ được các nhà địa chất xác định cách đây khoảng 35 năm do đó có rất ít các nghiên cứu chi tiết về các sự kiện này.
Nhóm nghiên cứu cho rằng núi lửa tạo ra một “điểm tắc nghẽn” giữa một phần của lớp vỏ Tráiđất được gọi là mảng Thái Bình Dương, đang trượt xuống dưới mảng New Zealand. Điều này gây ra sự tích tụ năng lượng, được giải phóng vào năm 1947, làm cho các mảng này “không tắc nghẽn” và mảng Thái Bình Dương di chuyển và các núi lửa tập hợp lại bên dưới mảng New Zealand. Sự giải phóng năng lượng này từ cả hai mảng chậm bất thường và gần đáy biển, gây ra những chuyển động lớn của đáy biển, dẫn đến sự hình thành các ngọn sóng thần rất lớn.
Tất cả những yếu tố này kết hợp lại là những yếu tố góp phần tạo ra động đất, sóng thần. Các nhà nghiên cứu cho biết động đất, sóng thần năm 1947 tại New Zealand cung cấp những hiểu biết có giá trị về những yếu tố địa chất gây ra sự kiện này. Các nhà khoa học tin rằng thông tin mà họ thu thập được từ sự kiện này có thể được sử dụng để xác định vị trí các khu vực tương tự trên toàn thế giới có thể có nguy cơ có động đất, sóng thần. Những người chứng kiến động đất, sóng thần cũng mô tả sự dịch chuyển của đất đá và điều này cung cấp những manh mối có giá trị về các tín hiệu cảnh báo sớm có thể cho cộng đồng.
Các nhà nghiên cứu đã làm việc với các đồng nghiệp ở New Zealand để phát triển một hệ thống cảnh báo tốt hơn cho người dân. Đặc biệt, biển báo mới đang được lắp đặt dọc theo các vùng ven biển để cảnh báo cho người dân những dấu hiệu cảnh báo sớm động đất, sóng thần có thể xảy ra. Trong tương lai, nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ tiến hành các khảo sát địa vật lý tiên tiến mới trên các địa điểm núi lửa nằm chìm dưới đáy biển khác để hiểu rõ hơn về đặc điểm và vai trò của chúng trong việc gây ra loại động đất không bình thường này.