Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 01/08/2005 14:10 (GMT+7)

Nông sản sau thu hoạch: thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng vì công nghệ lạc hậu!

Theo bà Trần Thị Mai, Viện phó Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Thứ nhất là, về mặt nhận thức. Chỉ vài năm gần đây, công nghệ sau thu hoạch mới được quan tâm, nhất là khi sản lượng nông nghiệp nước ta đã đáp ứng đủ cho nhu cầu trong nước và có dư hướng tới xuất khẩu. Việc hoạch định Chiến lược về phát triển công nghệ sau thu hoạch cũng chưa được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó, tổn thất này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trước thu hoạch như: giống, phân bón, cách thức chăm sóc, và việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật… Ngay chính nông dân, những người trực tiếp sản xuất cũng chưa nhận thức được tầm quan trọng về bảo quản nông sản sau thu hoạch, khiến cho mức độ và giá trị tổn thất lớn hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực.

 

Cũng theo bà Mai, hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam có chất lượng thấp hơn nhiều các mặt hàng cùng loại của các nước trong khu vực và thế giới. Có nhiều nguyên nhân, xong có thể thấy bên cạnh việc xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng nông sản Việt Namthì chất lượng nông sản của chúng ta chưa thể sánh được so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaixia, Trung Quốc... Đơn giản là, vì các khâu trước và sau thu hoạch của họ được chuẩn bị và triển khai rất đồng bộ nên chất lượng nông sản sau thu hoạch rất cao và tổn thất sau thu hoạch cũng không đáng kể. Ở Việt Nam , công nghệ sau thu hoạch do mới được quan tâm nên rất kém phát triển. Phải mất 15 đến 20 năm nữa, Công nghệ sau thu hoạch nước ta mới theo kịp Thái Lan ngày nay. Chẳng hạn so với gạo Thái Lan, giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam lại luôn thấp hơn, vì công nghệ sấy thóc gạo của chúng ta chưa phát triển, thóc thường phơi trên các sàn đất, bê tông hay trên đường rải nhựa dẫn đến độ rạn, gãy rất cao (30-40%), bên cạnh đó tỷ lệ sạn, cát vượt qua tiêu chuẩn cho phép nên giá gạo của nước ta thường thấp hơn loại cùng phẩm cấp Thái Lan từ 20-30 USD/tấn, gây thiệt hại cho nhà sản xuất mỗi năm tới 50-60 triệu USD.

Tiến tới hội nhập, rõ ràng chúng ta phải quan tâm hàng đầu đến chất lượng sản phẩm, chế biến, bảo quản và xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam . Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định đến các tiêu chí khác. Muốn có sản phẩm nông nghiệp tốt thì các khâu trước thu hoạch là rất quan trọng, nó đóng vai trò gần như quyết định đối với các khâu khác. Là vì sản phẩm tốt, an toàn, tiêu chuẩn thì công nghệ bảo quản rất thuận lợi, bên cạnh đó, chất lượng nông sản tốt cũng là tiêu chí quan trọng để khách hàng quốc tế biết đến thương hiệu hàng Việt Nam. Muốn vậy chúng ta cần xây dựng các vùng chuyên canh phục vụ xuất khẩu.

Bên cạnh đó là việc hiện nay, hệ thống kiểm tra chất lượng nông sản của nước ta chưa thống nhất, vì vậy cần nhanh chóng xây dựng các phòng kiểm tra chất lượng nông sản hiện đại, đủ năng lực phân tích các chỉ tiêu về thành phần dinh dưỡng, chất phụ gia, chất kích thích, độc tố, thực phẩm chiếu xạ và nông sản chuyển gen.

                                 Nguồn trích: Hà Nội mới, 11/7/2005

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Tiền Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động năm 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Văn Trọng tham dự hội nghị.
Gia Lai: Liên hiệp hội tổng kết năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Ayun H’But, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể của tỉnh.