Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 10/12/2004 15:57 (GMT+7)

Nông dân thời điện tử

Ít nhất mỗi ngày một lần, trong ngôi làng 2.500 dân này, bác Ravi Sham Choudhry lại bật chiếc máy tính đặt trang trọng trong căn phòng chính của gia đình và truy cập vào website nói trên. Một nấcgiảm giá trên niêm yết của ủy ban Chicago, được báo hiệu bằng màu đỏ trên website, cũng đồng nghĩa với giá đậu tương ở địa phương rớt theo và như vậy bác và những người nông dân trồng thứ ngũ cốc nàyở đây phải khẩn trương bán ngay lượng đậu đã thu hoạch. Còn nếu mức giá ở đó tăng thì có nghĩa là tất cả nên chờ đợi để xem tiếp động tĩnh. Sự tương quan này chỉ có tính chất tương đối nhưng lại rấtthiết thực cho nhà nông. Nhưng điều thiết thực nhất là sự liên kết giữa người nông dân ở những vùng nông thôn xứ Ấn và khắp nơi trên thế giới.

Những điều trên đây nằm trong khuôn khổ một dự án có tên E-choupal. ý tưởng của chương trình kết nối Internet giúp nông dân phát triển sản xuất này bắt nguồn từ một từ trong tiếng Hindu có nghĩa “sânlàng” (choupal), còn e, tất nhiên, có nghĩa là điện tử và Internet. Choudhry là người quản lý việc thực hiện dự án này ở làng Tihi và một vài thôn lân cận.

E-choupal cho phép nông dân theo dõi những dự báo về giá nông phẩm trong nước và trên khắp thế giới trước khi đem ra chợ. Công cụ này còn đem lại cho họ khả năng truy cập vào các kênh thông tin về dựbáo thời tiết, kỹ thuật kiểm tra đất và nhiều kiến thức nông nghiệp khác có thể giúp tăng năng suất cây trồng.

Một số tổ chức phi lợi nhuận đã cố gắng thực hiện nhiều chương trình tương tự như E-choupal nhưng chưa bao giờ gặt hái được thành công như dự án này. Hiện nay, ở bang Madhya Pradesh có tổng số 1.700địa điểm thực hiện E-choupal, còn trên toàn Ấn Độ, con số là 3.000. Chương trình này đang phục vụ tổng cộng 18.000 làng với số dân 1,8 triệu người. Những chuyên gia đã tìm hiểu về E-choupal đều đánhgiá cao vai trò của dự án này trong quá trình thu hẹp khoảng cách về CNTT vẫn còn rất lớn của Ấn Độ.

ITC, công ty phát triển E-choupal, đang hy vọng mở rộng diện ứng dụng của chương trình này với một số tiện ích khác như cung cấp tín dụng vi mô cho nông dân và họ còn hy vọng sẽ biến E-choupal thànhmột Wal-Mart của Ấn Độ. Hiện có 60 công ty tham gia vào một dự án thí điểm cung cấp dịch vụ và hàng hóa qua kênh này, trong đó có rất nhiều thứ từ bảo hiểm cho đến giống cây trồng, từ xe máy cho tớibánh quy. Theo Deveshwar, Giám đốc ITC, E-choupal có thể là một mô hình tốt cho các nước đang phát triển trong quá trình chinh phục thách thức về năng suất nông nghiệp.

Nguồn: http://vnexpress.net ngày 5/1/2004

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.