Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 03/12/2004 16:45 (GMT+7)

Những phát hiện khảo cổ mới ở trung tâm Hoàng thành Thăng Long

Sau gần một năm tiến hành khai quật khảo cổ cạnh đường Hoàng Diệu (Hà Nội), các nhà khoa học đã phát hiện nhiều di tích đặc biệt quan trọng có giá trị khoa học cao về lịch sử và văn hóa Thăng Long.Đây là lần đầu tiên chúng ta nhìn thấy tận mắt một phần diện mạo cực kỳ phong phú và to đẹp của các cung điện ở trong Hoàng thành Thăng Long thời Lý - Trần - Lê.

Hàng thập kỷ qua đã có những cuộc khai quật khảo cổ học nhằm tìm kiếm dấu tích các cung điện của các triều đại Lý - Trần - Lê trên mảnh đất Thăng Long nghìn năm văn hiến, nhưng kết quả mang lại chưađáng là bao so với những tài liệu thư tịch cổ ghi chép. Dường như những tranh luận chung quanh vấn đề xác định không gian khu vực Hoàng thành qua các đời vẫn đang tiếp tục giữa các nhà khoa học.Nhưng cho đến thời điểm này thì những nhà khảo cổ đã có thể khẳng định được rằng, cuộc tìm kiếm đó đã phần nào hé lộ kết quả.

Từ cuối tháng 12 năm 2002, được phép của các cơ quan chức năng, Viện Khảo cổ học đã tiến hành khai quật trên diện tích gần 14.000 m2, cạnh đường Hoàng Diệu (Hà Nội) và đã tìm thấy nhiều di tích quantrọng về lịch sử Thăng Long xưa. Qua bóc tách các lớp đất, các nhà khảo cổ đã nhận ra được di tích của các thời đại chồng lấp lên nhau, lớp văn hóa cổ nhất là dấu tích của thời kỳ tiền Thăng Long, cóniên đại thế kỷ 7-9, ở giữa là lớp văn hóa Đinh - Lê, thời Lý và thời Trần, lớp trên cùng là thời Lê và thời Nguyễn. Một trong những phát hiện tạo được sự chú ý nhiều nhất đối với các nhà khảo cổ làdi tích kiến trúc.

Qua các hố khai quật, các chuyên gia khảo cổ đã làm xuất lộ được gần hết di tích kiến trúc là nền móng của một cung điện lớn dài 62 m, rộng 27 m với chín gian nhà thuộc thời Lý và thời Trần với hệthống 40 trụ móng cột được người đời xưa xử lý chống lún rất kiên cố. Nhiều nhà khoa học khẳng định rằng, đây là lần đầu tiên chúng ta tìm thấy được quy mô khá đầy đủ của một kiến trúc cung điện rấtlớn thời Lý - Trần ở Thăng Long. Đáng ngạc nhiên hơn, tại hố A1, qua gần 1.000 năm nằm dưới các tầng đất đá, một giếng nước cổ thời Lý vẫn còn khá nguyên vẹn, có đường kính 68 cm và sâu 2,5 m cùnghai giếng thời Lê. Tiếp đó là dấu tích hai nền móng cung điện thời Lý có chân tảng đá hoa sen, với chiều dài 24,50 m, rộng 20 m. Đây là di tích cung điện Lý duy nhất hiện nay ở Thăng Long còn nguyênvẹn, cơ sở là chân tảng hoa sen được xếp đặt ngay ngắn trên các trụ móng cột. Cũng qua các hố khai quật đã làm xuất lộ những hệ thống cột gỗ trên chân tảng thời tiền Thăng Long, hệ thống trụ móng sỏithời Lý - Trần, hệ thống các nền gạch thời Lý - Trần chạy theo hướng bắc - nam. Đáng lạ là, những hệ thống cống thoát nước thời Lý - Trần nay vẫn đang còn với đầy đủ dấu tích. Có con đường rải sỏithời Lý -Trần chạy dài 27,5 m hiện còn rõ dấu vết. 

Tổng số di vật tìm thấy ước tính hơn ba triệu, chủ yếu là gạch, ngói, và đồ gốm trang trí kiến trúc. Trong số này có hàng trăm di vật lần đầu tiên được tìm thấy trong Hoàng cung Thăng Long. Đáng kểnhư có hàng vạn viên gạch xây cung điện, lầu gác ở Thăng Long, đặc biệt viên gạch có khắc chữ Hán "Đại Việt quốc quân thành chuyên", nhằm chỉ rõ là gạch để xây kiến trúc của nước Đại Việt thời Đinh -Lê, gạch "Lý gia đệ tam Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo", chỉ rõ đó là gạch xây dựng các cung điện nhà Lý năm 1057... Các tượng rồng, phượng cỡ lớn trang trí đẹp chứng tỏ các kiến trúc thời Lý, Trần,Lê xây dựng ở đây hết sức công phu. Hệ thống các gốm sứ cao cấp với các biểu trưng chỉ dành riêng cho nhà vua như hình rồng có năm móng và chữ Quan do Việt Nam sản xuất. Hệ thống di vật như súng thầncông, vũ khí, các loại tiền đồng, đồ dùng sinh hoạt và đồ trang sức bằng kim loại đen, mầu, kim loại có ánh vàng phản ánh nhiều mặt về kinh tế, xã hội Thăng Long thời Lý, Trần, Lê. 

Theo đánh giá của các nhà khảo cổ học, cuộc khai quật đã mang lại nhiều kết quả quan trọng, trong đó có nhiều hiện vật, kiến trúc lần đầu tiên được phát hiện. Điều quan trọng và gây sự chú ý đặc biệtđối với giới chuyên môn, thông qua những dấu tích kiến trúc cho thấy rõ diện mạo nguy nga, đồ sộ, tráng lệ của các cung điện ở trong Hoàng thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê. Điều này chứng minh đượcrằng, kinh đô Thăng Long qua các triều đại phong kiến đã có sự phát triển liên tục, có thể trưng bày được một bảo tàng Thăng Long với đầy đủ hiện vật.

Có thể nói rằng, những gì đã xuất lộ cho phép các nhà khảo cổ hiểu quy hoạch mặt bằng tổng thể của một khu vực kiến trúc khoảng 40.000 m2 ở phía tây của Hoàng thành Thăng Long kéo dài từ thời tiềnThăng Long qua thời Lý, Trần, Lê. Thời tiền Thăng Long đây là trung tâm kiến trúc thành Đại La, Thời Lý, Trần thì đây là một phần phía tây điện Càn Nguyên (Thiên An). Giữa các cung điện là các sông,các ao hồ trồng sen trong đó nổi bật là các tòa thủy đình... Thời Lê, dựa trên những hiện vật, các nhà khảo cổ bước đầu nhận định ở khu vực này có cung Trường Lạc. Đây là cung điện của một vị hoànghậu của vua Lê Thánh Tông.

Tất cả những phát hiện đang được các nhà khảo cổ, các nhà khoa học tiếp tục chỉnh lý, nghiên cứu và đưa ra những kết luận đầy đủ về giá trị khoa học về mặt lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội. Nhưng cómột điều chắc chắn rằng, những dấu tích kiến trúc đã xuất lộ tại khu vực này cho chúng ta thấy một phần diện mạo về các cung điện của các thời Lý, Trần, Lê. Những phát hiện này là cơ sở khoa học đểhình dung ra quy mô của trung tâm Hoàng thành Thăng Long xưa qua các thời Lý, Trần, Lê.

Nguồn: Nguyễn Nguyên (Báo Tiền phong), www.nhandan.org.vn ngày 26-09-2003

Một dải gốm sứ thời Lê dùng trong Hoàng triều tìm thấy bên dòng sông cổ ở hố A11

Một dải gốm sứ thời Lê dùng trong Hoàng triều tìm thấy bên dòng sông cổ ở hố A11

Dấu vết giếng cổ

Dấu vết giếng cổ

Tượng đầu chim phượng và lá đề lớn trang trí đôi chim phượng tìm thấy ở hố A2, A3

Tượng đầu chim phượng và lá đề lớn trang trí đôi chim phượng tìm thấy ở hố A2, A3

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.