Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 09/04/2011 18:26 (GMT+7)

Những giải pháp phát triển chăn nuôi và an toàn thực phẩm

Xác định nhu cầu sản phẩm chăn nuôi các loại cho cả nước theo tháng trong năm, theo mùa vụ, theo vùng kinh tế và dự báo nhu cầu này đến 2020 để chỉ đạo cho các địa phương tổ chức sản xuất.

a. Giải pháp an ninh thực phẩm (dự trữ):

Theo định hướng phát triển chăn nuôi của Chính phủ đến 2020, để đạt được mục tiêu này trước hết người làm ra sản phẩm chăn nuôi theo đúng hướng hàng hóa phải có hiệu quả kinh tế, tính trên phương diện tổng thể. Muốn thế vấn đề an ninh thực phẩm cần đặt ra đầu tiên cho đầu ra. Với người sản xuất, phải có lãi tính theo chi phí tính đầu vào của các sản phẩm chăn nuôi, họ mới tổ chức sản xuất. Với giải pháp này, Nhà nước cần nghiên cứu một chính sách khả thi về an ninh thực phẩm. Muốn an ninh cần có kế hoạch thị trường như đã nêu trên ở mức tương đối khả thi. Các kho dự trữ thực phẩm ở các thời điểm giá hạ vàoc ác tháng ăn chay; vụ cá ở các tỉnh miền Trung và miền Tây; vào những tháng lụt ở đồng bằng sông Cửu Long; vào mùa rét ở các tỉnh phía Bắc lúc người chăn nuôi không có lời, để không còn cảnh nhập thịt như hiện nay trong khi người nông dân không có đầu ra ổn định để an tâm phát triển chăn nuôi.

b. Giải pháp về chương trình phát triển 100.000 hộ chăn nuôi heo hàng hóa, hướng công nghiệp theo quy trình khép kín cho người nghèo với quy mô nhỏ (10 nái sinh sản và 180 heo thịt/ năm) giảm ô nhiễm môi trường.

Hiện tại chăn nuôi trang trại đang phát triển song để đảm bảo sản lượng thịt heo đến năm 2020 cần có 5 triệu heo thịt. Chương trình này sẽ cung cấp được 1,8 triệu heo thịt góp phần cho định hướng chăn nuôi của Chính phủ đi vào cuộc sống.

Mặt khác chúng ta có 10 triệu nông dân, nếu có 100 ngàn hộ nông dân có mức thu nhập trung bình (có chăn nuôi nhỏ và rất nhỏ), qua chương trình này giúp họ vươn lên thoát nghèo làm giàu và vươn lên bằng chính sức mình qua thực tiễn của chương trình 1.000 ngàn hộ chăn nuôi heo công nghiệp quy mô này.

c. Giải pháp nghiên cứu gắn liền với sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hóa theo ngành hàng trong chăn nuôi

Bao nhiêu kết quả nghiên cứu ứng dụng rồi cũng không ra sản xuất, nhà nghiên cứu không dám chịu trách nhiệm trước công trình của mình khi phải tạo ra sản phẩm được sản xuất chấp nhận. Muốn thế phải có giải pháp quản lý và kỹ thuật đảm bảo hàm lượng khoa học cao theo yêu cầu của sản xuất mà nhà nước đã định hướng. Nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều về sinh thái và phương thức sản xuất của từng vùng. Nhà nước xác định được thế mạnh của các cơ quan nghiên cứ chuyển giao cũng như phương thức sản xuất của từng vùng để giao kinh phí cho các cơ quan nghiên cứu quản lý các đề tài ứng dụng gắn với các sản phẩm phải tạo ra theo ngành hàng có năng suất và chất lượng cao, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm mà không qua đấu thầu. Chỉ những đề tài nghiên cứu cơ bản cần được đấu thầu bởi vì đề tài loại này cần sự liên kết trong và ngoài nước nên phải có: tiềm lực con người, tiềm lực chuyên môn, tiềm lực thiết bị và sự kết nối giữa các chuyên gia theo ngành. Có như thế chỉ cần trong thời gian 1 - 2 năm là có sản phẩm để tạo ra ngành hàng thuộc các đề tài ứng dụng.

d. Giải pháp chế tài cho các nghị định và quy định của Nhà nước

Những quy định về thú y, giết mổ treo sạch, thức ăn sạch (không có những hóa chất gây hại cho người) nếu không có những công cụ chế tài theo pháp lý đủ mạnh khi có quy trình tốt, giết mổ sạch… cũng sẽ không đi vào cuộc sống thực. Từ cưỡng chế mới đến được tự giác (mũ bảo hiểm).

Xem Thêm

Hà Giang: Hội thảo quản lý sử dụng, giải pháp nhân rộng 2 mô hình KHCN tiêu biểu
Ngày 04/4/2024, tại Hà Giang, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Giang phối hợp với Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) - Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá công tác quản lý, sử dụng mô hình nhà tiêu sinh học (NTSH) không dùng nước; hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp (mô hình nước uống học đường - NUHĐ).

Tin mới

Công đoàn VUSTA hướng về Điện Biên
Chiến thắng Điện Biên Phủ là một “Dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta. Mảnh đất cuối trời Tây Bắc – nơi ghi dấu ấn của chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu là nơi là người dân cả nước những ngày này luôn hướng về với niềm tự hào và tri ân sâu sắc.
Những trí thức đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đó là thắng lợi của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ. Làm nên thắng lợi đó, có những đóng góp tâm sức và trí tuệ quý báu của đội ngũ trí thức, của các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).