Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 13/04/2006 15:44 (GMT+7)

Những công trình đoạt Giải thưởng sáng tạo khoa học - công nghệ Việt Nam năm 2005

Trong 11 năm qua, Ban Tổ chức Giải thưởng đã nhận được 1,213 công trình khoa học - công nghệ của nhiều nhà khoa học từ nhiều tỉnh, thành phố và cán bộ, ngành trong cả nước. Từ chỗ năm đầu (1995) chỉ có 39 công trình đến năm 2005 số công trình khoa học dự thi đã lên đến 180 công trình. Các địa phương, ngành có số lượng công trình nhiều là TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hà Nội, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng, Bộ Thuỷ sản, Bộ Y tế, Bộ Bưu chính - Viễn thông, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Điều đặc biệt cần nhấn mạnh là, 100% số công trình khoa học - công nghệ đoạt giải năm nay đều là những công trình lần đầu được nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả vào sản xuất và đời sống an ninh - quốc phòng ở Việt Nam. Năm 2005, Ban Tổ chức Giải thưởng đã quyết định tặng giải thưởng cho 40 công trình bao gồm: bốn giải nhất, tám giải nhì, 13 giải ba và 15 giải khuyến khích. Đồng thời, đề nghị Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới tặng Giải thưởng WIPO cho một công trình thuộc lĩnh vực công nghệ vật liệu mới và một tác giả nữ xuất sắc nhất. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã quyết định trao 70 Bằng Lao động Sáng tạo cho các tác giả đoạn giải. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cũng đã quyết định trao Huy hiệu Tuổi trẻ Sáng tạo cho 11 tài năng sáng tạo trẻ. Thủ tướng Chính phủ đã quyết định trao Bằng khen cho 11 nhà khoa học và nhà Sáng tạo đoạt Giải thưởng Sáng tạo Khoa học - Công nghệ Việt Nam năm 2005. Các công trình đã đoạt giải năm 2005 cụ thể như sau:

Lĩnh vực cơ khí - tự động hoá: Công trình “Nghiên cứu công nghệ sản xuất, thiết kế, chế tạo, đưa vào hoạt động dây chuyền thiết bị - công nghệ đồng bộ nhà máy sản xuất găng phẫu thuật y tế từ cao su thiên nhiên Việt Nam, với bốn dây chuyền sản lượng bảy triệu đôi/năm, tổng sản lượng nhà máy 28 triệu đôi/năm” của KS Phạm Xuân Mai và cộng sự thuộc công ty cổ phần MERUFA (Bộ Y tế). Dây chuyền sản xuất găng mổ hoạt động liên tục, ổn định, cung cấp một sản phẩm quan trọng cho ngành y tế với số lượng ngày càng tăng, chất lượng cao, giá rẻ hơn 30 lần so với giá găng nhập ngoại. Công trình “Giải pháp công nghệ mới xây dựng hầm đường bộ Đèo ngang của KS Ngô Xuân Thình và cộng sự thuộc Tổng công ty Tư vấn Thiết kế Giao thông vận tải tiết kiệm cho Nhà nước khoảng 21 tỷ đồng. Công trình “Nghiên cứu, thiết kế chế tạo máy in cuốn tự động sử dụng công nghệ in flexo dùng cho ngành in, ngành sản xuất giấy vở học sinh, ngành bao bì” của KS Nguyễn Quốc Hoà và cộng sự thuộc Công ty cơ khí Quốc Hoà, tỉnh Thái Bình. Nhờ vậy, tỷ lệ của phụ tùng ngoại được lắp trên máy chỉ chiếm khoảng 10%. Công ty cơ khí Quốc Hoà đã tạo ra được việc làm mới cho hàng trăm công nhân cơ khí với thu nhập bình quân từ 1,5 đến 2 triệu đồng/tháng. Công trình “Thiết kế toa xe M chở container lắp ba giá chuyển hướng” của KS Trịnh Văn Phiến và cộng sự của Công ty toa xe Hải Phòng, Bộ Giao thông vận tải. So với các máy sấy cào đảo thủ công cùng năng suất, số công lao động khi sử dụng máy sấy đảo chiều SRA chỉ chiếm khoảng 25%. Đến tháng 10/2005, đã có gần 50 máy sấy SRA năng suất 2-12 tấn/mẻ dùng cho sấy lúa, bắp, cà phê, sắn, đầu tôm, cá vụn… được lắp đặt và chuyển giao tại các tỉnh. Công trình “Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo cẩu chân đế có công suất lớn (CD-40-10.5-100/12T) của CN Nguyễn Tăng Cường và cộng sự thuộc Xí nghiệp cơ khí Quang Trung (Ninh Bình). Sản phẩm hoàn toàn thay thế được hàng ngoại nhập cùng loại, tiết kiệm cho đất nước lượng ngoại tệ rất lớn.

Lĩnh vực công nghệ vật liệu mới: Công trình “Nghiên cứu thiết kế chế tạo mũi khoan xoay cầu để bảo đảm tính năng cắt gọt các loại đất đá. Thiết kế công trình gia công phù hợp điều kiện sản xuất hiện tại” của Th.S Hồ Xuân Minh và cộng sự thuộc Nhà máy Z113, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng. Việc nghiên cứu và chọn vật liệu hợp lý nhằm đạt độ bền mỏi và bền mòn cao cho các chi tiết mà thị trường Việt Nam sẵn có và chọn các chỉ tiêu hợp kim cứng bảo đảm sản xuất được tại nhà máy vừa tiết kiệm vật tư và giảm chi phí đầu vào. Công trình “Nghiên cứu, thiết kế chế tạo lưới nguỵ trang NT-76” của tác giả KS Phạm Văn Hùng và cộng sự thuộc Z176 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (Bộ Quốc phòng). Giá thành sản phẩm không cao, chất lượng đáp ứng được yêu cầu người sử dụng. Từ năm 1999 đến 2005 số lượng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu hơn 3.000 bộ với doanh thu hơn 21 tỷ đồng. Công trình “Nghiên cứu công nghệ sản xuất dầu nhũ thuỷ lực cho hệ thống giá thuỷ lực di động và cột thuỷ lực trong khai thác than hầm lò” của KS Lê Bạch Chúc, KS Đoàn Văn Kiển và cộng sự thuộc Công ty cổ phần Phát triển phụ gia và Sản phẩm dầu mỏ (APP), Tập đoàn Than Việt Nam (Bộ Công nghiệp). Việc sử dụng dầu nhũ thuỷ lực trong cột thuỷ lực và giá thuỷ lực di động đã góp phần tăng sản lượng khai thác than lò chợ từ 45 nghìn tấn/năm lên 85.000 - 120 nghìn tấn/năm, giảm chi phí trực tiếp khai thác than 15-20%. Công trình “Nghiên cứu chế tạo dải phân cách, lan can phòng hộ và cột biển báo bằng vật liệu polyme compozit (PC) để thay thế kim loại và bê tông trong giao thông đường bộ Hà Nội” của TS Bạch Trọng Phúc và cộng sự thuộc Trung tâm nghiên cứu Vật liệu polyme (Trường đại học Bách khoa Hà Nội) có tác dụng giảm thiểu tai nạn giao thông và nâng cao năng lực tổ chức giao thông. Công trình “Nghiên cứu sản xuất sơn giao thông nhiệt dẻo, phản quang” của KS Nguyễn Văn Viện và cộng sự thuộc Công ty cổ phần sơn Hải Phòng. Dây chuyền thiết bị hiện đại, tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, tiết kiệm nhân công, giảm chi phí điện năng, hạ giá thành sản phẩm và tăng năng suất lao động. Công trình “Nghiên cứu nâng cao chất lượng và hoàn thiện công nghệ chế tạo vật liệu mới gồm ZnO (MOV-ZnO) làm van chống sét 35 KV” của TSKH Nguyễn Cao Thịnh thuộc Công ty thiết bị điện Đông Hưng, Đông Anh (Hà Nội) đem lại hiệu quả kinh tế là làm giảm chi phí chế tạo, bảo dưỡng thiết bị điện, giảm biên độ quá điện áp, tháo dòng điện sét xuống đất bảo vệ an toàn cho thiết bị điện, bảo đảm cung cấp điện liên tục và an toàn.

Lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông: Công trình “Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống xử lý cấp một và cấp hai thông tin ra-đa phục vụ cho các ra-đa cảnh giới thế hệ analog” của PGS, TS Hoàng Thọ Tu và các cộng sự thuộc Học viện Kỹ thuật quân sự “Bộ Quốc phòng) cho phép làm chủ hoàn toàn trong việc sản xuất cả phần cứng lẫn phần mềm, thay thế sửa chữa thiết bị, không bị phụ thuộc vào nước ngoài, đặc biệt giá thành rẻ gấp nhiều lần so với thiết bị nhập ngoại, đã tiết kiệm được nhiều tỷ đồng. Công trình “Xây dựng phần mềm tính toán, mô phỏng trường gió và khuyến tán khí thải gây ô nhiễm trong điều kiện địa hình phức tạp” của GS. TSKH Dương Ngọc Hải và cộng sự thuộc Viện Cơ học (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam). So với các chương trình của một số nước ngoài hiện có ở Việt Nam, chương trình được xây dựng mô phỏng chính xác hơn cho các vùng địa hình thay đổi, không bằng phẳng. Công trình “Tối ưu định tuyến lưu lượng thoại (optimal routing) trên mạng thông tin di động GSM-VMS đối với các thuê bao GPC chuyển vùng quốc gia mạng Mobifone” của TS Đỗ Vũ Anh và cộng sự thuộc Công ty Thông tin Di động (VMS) (Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam) đã giảm chi phí thuê kênh, giảm cước kết nối và giảm đầu tư cổng tổng đài, tiết kiệm khoảng 20 tỷ đồng/năm. Nâng cao tỷ lệ thiết lập cuộc gọi thành công và chất lượng cuộc gọi. Công trình “Hệ thống thông tin hiện trạng công nghệ và môi trường tỉnh Đồng Nai” của PGS, TS Trần Vĩnh Phước và cộng sự thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai và Trung tâm Công nghệ thông tin địa lý (Trường đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh).

Công trình đã đóng góp những phương pháp luận về mô hình hệ thống thông tin địa lý cấp tỉnh sáu thành phần những địa phương khác khi triển khai các hệ thống thông tin địa lý cấp tỉnh, huyện hoặc một vùng lãnh thổ.

Công trình “Nghiên cứu ứng dụng giải pháp mạng vô tuyến phân lớp cho khu vực có mật độ thuê bao cao mạng GSM-VMS” của Thạc sĩ Lê Ngọc Minh và cộng sự thuộc Công ty Thông tin di động (VMS) (Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam) đã cho tỷ lệ nghẽn cuộc gọi tại các Cell GSM900 thuộc trạm GSM900/1800 giảm rõ rệt. Tỷ lệ nghẽn cuộc gọi mạng TP Hồ Chí Minh giảm từ 5% xuống 2,5%. Lưu lượng có xu hướng tăng sau khi triển khai phân lớp.

Lĩnh vực sinh học phục vụ sản xuất và đời sống: Công trình “Nghiên cứu khắc phục, giảm thiểu thiên tai cho sản xuất nông nghiệp Việt Nam bằng phân bón lá hữu cơ sinh học” của CN Nguyễn Anh Kết và cộng sự thuộc Công ty cổ phần Thanh Hà (Hà Nội) sử dụng sản phẩm phân bón qua lá hữu cơ sinh học cho nông nghiệp còn có thể giảm được từ 20 đến 30% lượng phân bón vô cơ khác và giảm được một lượng thuốc bảo vệ thực vật. Công trình “Chọn giống cá rô phi Oreochromis niloticus (dòng GIFT) nhằm nâng cao sức sinh trưởng và khả năng chịu lạnh” của GS Nguyễn Công Dân và cộng sự (Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản I) đã thực hiện chọn giống cá rô phi hơn hai tình trạng tăng trưởng và chịu lạnh. Từ năm 2002-2004, chương trình chọn giống đã cung cấp cho 62 tỉnh, thành trong cả nước hơn ba triệu con cá rô phi giống để gây nuôi thành đàn cá bố mẹ phục vụ cho sản xuất cá giống tại các địa phương. Công trình “Xây dựng quy trình định lượng virut viêm gan bằng kỹ thuật real-time RT-PCR phục vụ cho việc nghiên cứu và điều trị bệnh viêm gan siêu vi C” của PGS. TS Hồ Huỳnh Thuỳ Dương và cộng sự (Trường đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh). Quy trình định lượng có độ chính xác cao, đã được áp dụng hơn 500 bệnh phẩm tại một số cơ sở y tế cho kết quả tốt. Công trình “Nghiên cứu ứng dụng một số kỹ thuật trong phẫu thuật ít xâm hại điều trị bệnh sỏi mật” của GS, TS, BS Nguyễn Đình Hối và cộng sự (Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh). Ứng dụng kỹ thuật phẫu thuật nội soi cắt túi mật và phẫu thuật nội soi lấy sỏi đường mật chính đã rút ngắn thời gian nằm viện của người bệnh, tiết kiệm chi phí cho người bệnh và cho bệnh viện. Công trình “Nghiên cứu chiết xuất dầu dừa tinh khiết bằng phương pháp enzym” của Th.S Nguyễn Thị Minh Nguyệt và cộng sự (Viện Nghiên cứu dầu thực vật, tinh dầu, hương liệu, mỹ phẩm) có phạm vi ứng dụng rộng rãi hơn dầu dừa được sản xuất bằng các công nghệ cổ điển. Công nghệ chế biến tạo ra được sản phẩm dầu dừa VCO có giá trị cao hơn nhiều so với dầu dừa thô sản xuất bằng phương pháp ép cơ học theo truyền thống. Công trình “Nghiên cứu sản xuất viên bánh ép SH22 dùng tăng cường thể lực và phục hồi sức khoẻ cho bộ đội trong luyện tập và chiến đấu” của KS Lại Văn Sơn và cộng sự thuộc Công ty 22, Tổng cục Hậu cần (Bộ Quốc phòng). Với giá thành nội, sản phẩm lương khô tăng lực Bánh ép SH22 không chỉ dùng cho các chiến sĩ bộ đội, lực lượng vũ trang mà còn có thể dùng cho các đối tượng lao động nặng nhọc khác.

Lĩnh vực công nghệ nhằm bảo vệ môi trường và sử dụng họp lý tài nguyên: Công trình “Công nghệ sản xuất các zeolit từ cao lanh Việt Nam sử dụng trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản và bảo vệ môi trường” của TS Tạ Ngọc Đôn và cộng sự (Trường đại học Bách khoa Hà Nội). Công trình trên đã mang lại hiệu quả kinh tế to lớn. Một dây chuyền công suất 3.000 tấn/năm, có thể làm lợi 5 tỷ đồng mỗi năm. Nếu đáp ứng đủ nhu cầu thị trường nuôi trồng thuỷ sản hiện nay thì mỗi năm có thể làm lợi hàng trăm tỷ đồng. Công trình “Thiết kế, chế tạo và lắp đặt hệ thống ngăn mùi và hố tiêu nước mưa kiểu mới tại các đô thị” của CN Hoàng Đức Thảo và cộng sự thuộc Công ty Thoát nước đô thị (Bà Rịa – Vũng Tàu). Sử dụng hệ thống này đáp ứng được yêu cầu thoát nước mưa của đường phố, ngăn ngừa được mùi hôi thối của cống, bảo vệ môi trường, tăng độ bền vững kết cấu vỉa đường phố, tăng khả năng bền vững công trình, góp phần hoàn thiện mỹ quan đô thị. Công trình “Nghiên cứu ứng dụng một số phương pháp nhân giống cây chè đắng Cao Bằng” của KS Hoàng Quốc Lâm và cộng sự (Sở Khoa học và Công nghệ Cao Bằng) tiết kiệm được chi phí sản xuất trong giai đoạn vườn ươm, hạ giá thành cây giống từ 5.000-8.000 đồng/cây xuống còn 2.400 đồng/cây, tiết kiệm tiền mua giống cho mỗi ha chè đắng từ 18 triệu đồng xuống còn 8,5 triệu đồng, cho mỗi ha chè đắng kết hợp cây kinh tế khác thì tiết kiệm mỗi ha 5,2 triệu đồng.

Nguồn: Báo Nhân dân, số 18507, 11/4/2006, tr 5

Xem Thêm

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ngãi: Tìm giải pháp hoạt động có hiệu quả cho hợp tác xã
Sáng ngày 26/11, tại thành phố Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn phản biện “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2025 – 2030”.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…

Tin mới