Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 04/07/2005 22:11 (GMT+7)

Nhựa: Nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe và môi trường

Đồng thời, các nghiên cứu của Cộng đồng châu Âu về nhựa, chất dẻo plastic đầu thế kỷ XXI đã báo động rằng con số đó sẽ tăng gấp hai vào những năm 2020. Ngay từ thập niên 60, các sản phẩm nhựa dẻo đã được sản xuất và lưu chuyển. Danh sách các lĩnh vực có sử dụng nhựa dẻo là vô tận vì nó là một trong những chất dẻo thông dụng nhất thế giới.


Nguy hiểm đến từ nhựa


Nhựa dẻo chiếm khoảng 50% vật liệu như ống, giàn khung, các loại cửa là PVC. Các lĩnh vực sử dụng PVC khác như đồ đạc, các lớp trang trí tường hay trần nhà, xe ôtô, các thiết bị điện, lớp bóc ngoài của các dây cáp, bao bì, đồ chơi, quần áo, băng đĩa nhạc và các dụng cụ y tế....  Tuy nhiên, thời gian tồn tại của các sản phẩm có chứa bất cứ chất dẻo nào như nhựa PVC ít nhất là 34 năm. Những tầng đầu tiên của một núi rác PVC đang được hình thành. Và các chất thải PVC tại các nước công nghiệp có xu hướng gia tăng nhanh hơn các sản phẩm được làm ra từ nhựa cùng loại. 


Người ta cho rằng ngày nay, các lọai nhựa, chất dẻo plastic là một trong những nguồn chính gây ô nhiễm dioxin ra môi trường. Các sản phẩm nhựa có thể thải ra những chất phụ gia nguy hiểm trong suốt quá trình sử dụng hoặc cho dù đã biến thành rác, ngay khi chúng được chôn hay bị thiêu. Việc đốt cháy nhựa sẽ giải phóng nhiều dioxin, và các hợp chất clo ra ngoài không khí. Các thí nghiệm cho thấy, các chất hoá học này có thể gây ra bệnh ung thư, nhất là ở thận và các bộ phận sinh dục. Đặc biệt là trẻ em có thể nuốt trực tiếp các hoá chất từ các món đồ chơi bằng nhựa. 


Biện pháp duy nhất: từ cấm...


Từ Đại hội Olympic Sydney 2000, Chính phủ Úc đã cấm hoàn toàn sử dụng các bao nhựa trong sân vận động. Tại một khu vực đông người, từ các ghế ngồi, dây cáp, tấm phủ hay gói thức ăn, đã triển khai “Nói không với PVC”, có nghĩa là cũng có thể triển khai đến các nơi khác trên toàn cầu. 


Nhiều Chính phủ, các quan chức địa phương, các doanh nghiệp và rất nhiều tổ chức khác ngày càng ý thức được tầm quan trọng phải giới hạn và dần dần loại bỏ việc sử dụng nhựa dẻo trong các hoạt động hàng ngày. Đan Mạch, Thuỵ Điển đã ban hành lệnh cấm sử dụng nhựa. Hàng trăm cộng đồng khắp thế giới cũng đã yêu cầu hạn chế sử dụng nhựa trong các toà nhà. Và nhiều công ty như NIKE, IKEA... cũng cam kết loại bỏ PVC trong các sản phẩm của họ.


Điều này chứng tỏ tính khả thi của việc thay thế nhựa PVC và các hợp chất clo khác bằng những chất khác thân thiện với môi trường hơn. Như vậy, thật sự các chiến dịch sử dụng chất sạch hơn đã diễn ra tại nhiều quốc gia và trong các doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, nhiều hiệp định quốc tế  về các chất độc hại đã được ký kết. Trong đó, đáng chú ý nhất là bản hiệp định OSPAR nhằm hướng tới mục tiêu chấm dứt các chất thải và thất thoát các chất độc hại vào năm 2010. 14 quốc gia có nguồn xả thải vào đông bắc Đại Tây Dương và các nước EU đã ký vào hiệp định này.


... Đến các vật liệu thay thế


Nhiều nước trên thế giới đã sản xuất ra các loại bao bì nhựa tự huỷ, như Canada, Đan Mạch, Mỹ, New Zealand....  Trước đây, hầu hết các sản phẩm này có thêm một chất phụ gia là tinh bột, gắn kết với chất plastic. Các túi này sẽ  bị phân huỷ, và phần plastic còn lại, chiếm 90% sẽ tiếp tục gây ô nhiễm đất tại các bãi xử lý rác. 

Tuy nhiên, Công ty Elldex, New Zealand, đã đưa ra một loại bao bì tự huỷ 100% dựa vào các tổ chức sinh vật như vi khuẩn, nấm và tảo. Các loại bao bì này đều được làm từ chất polyethylene, giống như các loại bao bì bình thường khác.  Bao bì phân rã sinh học qua hai quá trình căn bản nhờ vào một chất phụ gia gọi là TDPA. Trước hết, plastic biến đổi do phản ứng lại với oxy lảm gãy các cấu trúc phân tử. Thứ hai, các phân tử bị oxy hoá sẽ bị phân huỷ hoàn toàn trong môi trường CO 2, nước và các loại vi khuẩn,  nấm hay tảo.

Các loại túi này có tuổi thọ từ 18 - 24 tháng, tính từ ngày sản xuất. Quá trình phân huỷ dài hay ngắn là dựa vào các tia nắng mặt trời, oxy, nóng và các chất hoá học. Và như vậy, tốc độ chuyển hoá về mặt hoá học của các bao bì sẽ nhanh hơn dựa vào môi trường  tại các bãi xử lý rác. TDPA sẽ được chế tạo sao cho quá trình phân huỷ khi để bao bì phơi bày dưới ánh nắng mặt trời và có những chất xúc tác cơ học. Các phân tử nhựa trở nên nhỏ hơn hoá lỏng và các vi khuẩn có thể sử dụng chúng như một nguồn thức ăn. Đây là một chất hoàn toàn không độc đối với các loại động thực vật nhạy cảm như: lúa mạch, cải xoong, hay giun đất.

Nguồn: vnn.vn  16/6/2005

Xem Thêm

Hà Giang: Hội thảo quản lý sử dụng, giải pháp nhân rộng 2 mô hình KHCN tiêu biểu
Ngày 04/4/2024, tại Hà Giang, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Giang phối hợp với Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) - Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá công tác quản lý, sử dụng mô hình nhà tiêu sinh học (NTSH) không dùng nước; hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp (mô hình nước uống học đường - NUHĐ).

Tin mới

Những trí thức đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đó là thắng lợi của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ. Làm nên thắng lợi đó, có những đóng góp tâm sức và trí tuệ quý báu của đội ngũ trí thức, của các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).