Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 03/12/2021 18:16 (GMT+7)

Nhìn lại Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Kỹ thuật 2020

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta đã dạy: ”Sáng kiến và kinh nghiệm là của quý của dân tộc, chúng ta phải ra sức làm cho nó dồi dào và lan rộng mãi”. Thực hiện tư tưởng của Người, Đảng và Nhà nước ta đã có rất nhiều chủ trương chính sách nhằm động viên mọi tầng lớp nhân dân phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Đặc biệt Nghị quyết Đại hội lần thứ 13 của Đảng coi khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu là nền tảng quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1162/VPCP-KGVX ngày 1/4/1998 về việc đồng ý tổ chức Giải thưởng Khoa học – Công nghệ VIFOTEC nay gọi là Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam. Trải qua 26 năm tổ chức, cuộc thi đã góp phần thúc đẩy nghiên cưú khoa học công nghệ tạo ra hàng nghìn sản phẩm khoa học ứng dụng thành công vào thực tiễn.

Các tác giả, nhóm tác giả nhận giải Nhất - Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Kỹ thuật 2020

Trong 26 năm qua, Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (Do Qũy Hỗ trợ Sáng tạo Việt Nam – VIFOTEC – Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức) đã được tổ chức rất thành công. Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam đã thu hút được sự tham gia tích cực của các nhà khoa học, các nhà công nghệ trong cả nước.  Các công trình đoạt giải đã và đang áp dụng trong sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, góp phần thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, thay thế nhập khẩu và tạo ra thị trường công nghệ phục vụ đời sống, an ninh và quốc phòng. Đã có khoảng gần 3000 công trình tham gia và hơn 900 công trình đoạt giải.

Từ năm 2001 đến năm 2014: đã có 14 Doanh nghiệp được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới tặng Huy chương vàng WIPO do áp dụng xuất sắc hệ thống sở hữu trí tuệ vào sản xuất kinh doanh và 14 tác giả nữ được tặng Huy chương vàng WIPO. Từ năm 2001 đến năm 2020: đã có 27 công trình  được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới tặng Huy chương vàng WIPO cho những công trình xuất sắc nhất.

Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới nhiều lĩnh vực và giải thưởng lần này ban tổ chức đã có những bước chuẩn bị kỹ lưỡng, thực hiện đầy đủ các quy định về phòng chống dịch để  mỗi năm 1 lần, chúng ta lại hôm nay chúng ta lại có dịp được tôn vinh các nhà khoa học cũng như các doanh nghiệp đã có những công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc được ứng dụng hiệu quả vào cuộc sống.

Thực tế đã cho thấy, những giải thưởng về sáng tạo khoa học công nghệ cũng như những thành tựu về sở hữu trí tuệ được trao trong những năm qua đã đóng góp nguồn “chất xám” quan trọng, giúp nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy nghiên cứu khoa học kỹ thuật để các sản phẩm khoa học công nghệ của Việt Nam có thể cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Trong lễ trao giải thưởng năm nay, tiếp tục có thêm rất nhiều những công trình, những đề tài nghiên cứu được vinh danh vì những đóng góp to lớn cho cuộc sống. Tại Lễ trao giải thưởng về sáng tạo khoa học công nghệ 2020 có sự hiện diện của các Bộ, Ban, Ngành TW, địa phương, Sở khoa học và công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật các tỉnh, thành phố, Hội đồng giám khảo, và các tác giả, nhóm tác giả đoạt giải đã có mặt tại Nhà Hát Lớn – Thủ Đô Hà Nội.

Trong xã hội hiện đại, vai trò của khoa học kỹ thuật, của công nghệ, của sở hữu trí tuệ đang ngày một tăng lên, trở thành yếu tố nền móng cho sự phát triển của toàn xã hội. Hơn lúc nào hết, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới, tự động hoá, công nghệ môi trường ... đang là tiền đề để nền kinh tế tài nguyên chuyển sang thành kinh tế tri thức, từ nền văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ. Và những thành tựu trong nghiên cứu và sáng tạo mà các nhà khoa học Việt Nam đạt được trong năm 2020 cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó.

Vượt qua những khó khăn, thách thức khách quan do dịch COVID-19 mang lại, Ban tổ chức cũng như các tác giả đã nỗ lực rất lớn để mang đến những công trình ứng dụng những thành quả khoa học công nghệ vào cuộc sống và mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao. Đó là điều rất đáng khích lệ và cũng là điểm mang lại nét đặc biệt riêng của Giải thương Sáng tạo Khoa học công nghệ xuất sắc nhất năm 2020.

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới của Liên hiệp quốc (gọi tắt là WIPO) trong những năm qua luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến hoạt động sáng tạo khoa học công nghệ. Đặc biệt với Việt Nam, từ năm 2001 đến nay, tổ chức này đã tham gia bình chọn và trao cho hơn 30 giải thưởng WIPO cho các doanh nghiệp, cá nhân nhà khoa học Việt Nam có những đóng góp tích cực, những công trình nghiên cứu xuất sắc,đem lại hiệu quả cao cho xã hội. Với những tiêu chí ấy, Tổng Giám đốc WIPO đã trao 1 bằng chứng nhận và biểu trưng vàng cho 1 công trình xuất sắc của GIẢI THƯỞNG năm 2020. 

Giải thưởng WIPO năm nay được trao cho công trình: "Áp dụng công nghệ nghiền siêu mịn trong sản xuất gạch ốp lát Cotto chất lượng cao"-nhóm tác giả AHLĐ.TS. Nguyễn Quang Mâu, ThS. Đồng Đức Chính, KS. Trần Văn Tuân- Công ty Cổ phẩn gốm Đất Việt -  tỉnh Quảng Ninh.

Trong số 6 lĩnh vực được chọn để trao giải thưởng năm nay, giải Nhất được trao tặng cho 5 công trình xuất sắc nhất, thuộc 5 lĩnh vực: Cơ khí tự động hóa; Công nghệ Vật liệu; Tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng mới; Sinh học phục vụ sản xuất và đời sống và lĩnh vực Công nghệ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên Giải Nhất, Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam 2020 sẽ bao gồm Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Bằng khen của chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và cúp; Bằng lao động sáng tạo; Huy hiệu tuổi trẻ sáng tạo và tiền thưởng trị giá 80 triệu đồng.

Các công trình Sáng tạo khoa học kỹ thuật đoạt giải 2020:

-Nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị mô phỏng huấn luyện kíp chiến đấu cabin YHK của Đài điều khiển tên lửa phòng không S125 – 2TM- nhóm tác giả Thiếu tá. ThS. Chu Văn Hiệp, Trung tá TS. Phạm Đức Thỏa, Nguyễn Xuân Thiện, Võ Hồng Thắng và các cộng sự -Viện tên lửa – Viện Khoa học và Công nghệ quân sự - Bộ Quốc phòng

-Áp dụng công nghệ nghiền siêu mịn trong sản xuất gạch ốp lát Cotto chất lượng cao- nhóm tác giả AHLĐ.TS. Nguyễn Quang Mâu, ThS. Đồng Đức Chính, KS. Trần Văn Tuân- Công ty Cổ phẩn gốm Đất Việt tỉnh Quảng Ninh

-Nghiên cứu chế tạo và lắp đặt trạm sạc nhanh xe ô tô điện nhằm khuyến khích việc sử dụng xe ô tô điện tại Việt Nam, nhóm tác giả ThS. Trần Dũng, KS. Bùi Phúc Chính, KS. Đinh Huy Vũ, Hà Đức Tường Quân, Lê Quang Vương -Trung tâm sản xuất thiết bị đo điện tử - Điện lực miền Trung

-Tổ hợp lai các giống gà nội (MD1.BĐ; MD2.BĐ ; MD3.BĐ) của tác giả Lê Văn Dư, Công ty TNHH giống gia cầm Minh Dư - xã Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

 -Tận dụng đất cứng, đất tầng, phủ để sản xuất ngói chất lượng cao-nhóm tác giả AHLĐ.TS. Nguyễn Quang Mâu, ThS. Nguyễn Quang Toàn, ThS. Nguyễn Duy Tấn- Công ty CP gạch ngói Đất Việt, Xã Tràng An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Bí thư trung ương đảng - Chủ tịch UB Trung ương MTTQVN Đỗ Văn Chiến phát biểu tại Lễ trao giải.

Những năm qua, khoa học và công nghệ không chỉ khẳng định vai trò và sức mạnh vô cùng to lớn trong các lĩnh vực công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà còn trở thành động lực then chốt của sự nghiệp Đổi mới và phát triển. Những thành tựu khoa học và công nghệ ngày càng được quan tâm, nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến và áp dụng sâu rộng trong thực tiễn, tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của xã hội.

PV.

Xem Thêm

Hà Giang: Hội thảo quản lý sử dụng, giải pháp nhân rộng 2 mô hình KHCN tiêu biểu
Ngày 04/4/2024, tại Hà Giang, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Giang phối hợp với Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) - Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá công tác quản lý, sử dụng mô hình nhà tiêu sinh học (NTSH) không dùng nước; hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp (mô hình nước uống học đường - NUHĐ).
Đồng Tháp: Tổ chức hội nghị về Trí tuệ nhân tạo AI
Ngày 27/3, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Đồng Tháp (Liên hiệp hội) đã phối hợp với Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị “Trí tuệ nhân tạo (AI): Xu hướng phát triển và những gợi mở cho đội ngũ trí thức hiện nay”.

Tin mới