Nhiệt độ năm 2014 nóng nhất trong 130 năm qua
Điều này có thể khó tin đối với người dân sống ở Buffalo, New York khi tuyết rơi kỷ lục vào tháng trước. Tuy nhiên, theo NOAA, cho dù thời tiết giá lạnh tại một số khu vực ở Mỹ trong một vài tuần qua, trên thế giới, 2014 vẫn được đánh giá là năm nóng kỷ lục.
Nhiệt độ trung bình từ tháng 1 tới tháng 10 cao hơn 0,68 0 C so với nhiệt độ trung bình thế kỷ 20. Theo dữ liệu của NOAA, tháng 10 được ghi nhận là nóng kỷ lục trên toàn thế giới, bao gồm cả đất liền lẫn đại dương.
Nhiệt độ trên đất liền trong tháng 10 năm nay được ghi nhận cao hơn 2 0 C so với nhiệt độ tháng 10 ở thế kỷ 20. Các nhà khoa học cũng dự đoán rằng, nhiệt độ tăng cao từ 2-3 0 C có thể gây ra nhiều thiên tai trên thế giới, bao gồm bão, băng tan,…
Dưới đây là tổng hợp hình ảnh về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới thế giới:
Sự thay đổi khí hậu trong vài thập kỷ nữa sẽ dẫn tới tình trạng khô hạn kéo dài trong 10 năm liên tiếp hoặc hơn thế.
Nhiều nhà khoa học tin rằng, nạn cháy rừng tăng cao tại miền tây nước Mỹ một phần do nhiệt độ đang nóng lên trông thấy. Đây là bức ảnh chụp cháy rừng tại hồ Bass, California vào giữa tháng 9 vừa qua.
Băng tan tại núi Kilimanjaro. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu tình trạng này vẫn tiếp tục thì ngọn núi này sẽ biết mất trong vòng 15 năm nữa. Đây là hình ảnh chụp đỉnh Uhuru của Kilimanjaro vào năm 2010.
Mỗi năm, chim di cư ngày càng sớm hơn do biến đổi khí hậu.
Một nghiên cứu tại Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ chỉ ra rằng, thế giới có thể xảy ra hơn 20 cơn sóng thần và bão nhiệt đới mỗi năm do biến đổi khí hậu.