Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 17/03/2015 20:02 (GMT+7)

Nhân đàn thiên địch từ rau VietGAP

Từ 4 mô hình VietGAP mới

Sau một vụ cà chua 4 tháng chăm sóc theo mô hình tiêu chuẩn VietGAP mới tại xã Đạ Ròn, Đơn Dương, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng đã phân tích những mẫu đất, mẫu nước và mẫu trái tươi thu hoạch đều cho kết quả đảm bảo giới hạn an toàn cho phép. Nếu so sánh với phương pháp sản xuất thông thường trên cùng 1ha cà chua của vườn đối chứng thì vườn mô hình VietGAP đã đạt năng suất bình quân tăng hơn 1 tấn; chưa kể sử dụng lượng phân bón giảm đến 75%; thay thế nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học để phòng trừ hiệu quả các côn trùng gây hại bằng các chế phẩm sinh học như: Sokupi 0.36 AS (Matrine), Emaben 3.6 WG (Emamectin), Vieem 1500 OD (Azadirachtin)…  

Tương tự 3 mô hình sản xuất VietGAP mới được triển khai ở Đà Lạt với 3 cây rau là bắp cải, ớt ngọt và khoai tây đều sử dụng lượng thuốc trừ sâu sinh học chiếm tỷ lệ lên đến hơn 60%; còn lại chỉ gần 40% sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng. Kết thúc thời vụ sản xuất trên tất cả 4 mô hình, ước có khoảng gần 15 loại thuốc trừ sâu sinh học cung cấp “năng lực” cho cây phòng trừ các loài dịch hại như: sâu tơ, sâu xanh (cải bắp); dòi đục lá, sâu đục trái (cà chua, khoai tây); bọ trĩ (ớt ngọt)… đạt hiệu lực với mức trung bình khá trở lên. Bên cạnh đó, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng còn tích cực hướng dẫn nông dân lắp đặt hệ thống các bẫy dính để dẫn dụ côn trùng gây hại, đồng thời thực hành nhiều kỹ thuật khác nhau để bảo vệ, nhân nuôi các loài thiên địch có lợi. Số liệu bình quân trên mỗi vụ rau thuộc 4 mô hình VietGAP mới cho thấy: Tiếp tục giảm từ 2-4 lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học; tăng năng suất thu hoạch từ 0,6 đến gần 9% và tăng doanh thu từ 11- 16%...     

Đến quy trình nhân nuôi thiên địch

Ông Lại Thế Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết: Qua 4 mô hình sản xuất rau VietGAP mới, Chi cục xác định gần 20 loài thiên địch cần bảo vệ để hàng ngày “giúp sức” nhà nông phòng trừ các loài dịch hại. Trong đó, trước mắt, Chi cục đã hoàn chỉnh quy trình nhân nuôi 2 loài thiên địch “chủ lực” là ong ký sinh trên sâu tơ và bọ xít mù thuốc lá (bọ cưa) bắt mồi bọ phấn gây hại.   

Sâu tơ được xác định là một loài côn trùng gây hại nặng nhất trên cây cải bắp từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Từ giai đoạn mới nở đến giai đoạn trưởng thành, sâu tơ liên tục gặm ăn biểu bì ở mặt dưới phiến lá cải bắp, khiến lá bị thủng rách, mất năng suất và chất lượng thu hoạch. Bên cạnh các giải pháp vệ sinh đồng ruộng, tưới phun mưa lúc chiều mát, bơm phun thuốc sinh học, việc diệt trừ sâu tơ vẫn rất “trông chờ” ở các loài thiên địch như ong ký sinh. Qua 5 bước nuôi trong lồng gỗ, cửa phủ kín lưới, ong ký sinh trên kén sâu tơ đến giai đoạn vũ hóa là đạt yêu cầu thả nuôi phát triển tự nhiên trên đồng cải bắp. Khi ong ký sinh “nhân rộng quần thể” càng nhiều thì đàn sâu tơ càng thu hẹp môi trường sống sót cắn phá trên đồng cây cải bắp.    

Về bọ phấn là một loài sâu bọ cùng lúc thường gây nhiều bệnh hại trên cây cà chua. Vào thời điểm sáng sớm và chiều mát, bọ phấn tiết ra các chất dịch vừa hút nhựa, vừa truyền virus và vừa nuôi nấm muội đen sinh trưởng, gây bệnh héo rũ, chết úa vàng trên thân, cành, lá… Biện pháp phòng trừ bọ phấn trên cây cà chua chủ yếu hiện nay là dùng các loại thuốc hóa học trong danh mục như: Vimatrine 0.6 SL, Map Grenn 10AS, BioRepel 10SL, Ximen 2SC, Pegasus 500SC… Bởi vậy việc nhân đàn bọ cưa để bắt mồi bọ phấn là hết sức cấp thiết để sản xuất cà chua bền vững. Và cũng như phương pháp nuôi ong ký sinh, bọ cưa trong lồng lưới với cây cà chua sinh trưởng trong chậu nhỏ, tạo môi trường thu nhỏ để nhân nuôi bọ phấn làm “thức ăn” cho bọ cưa. Hàng ngày theo dõi số trứng bọ cưa nở thành ấu trùng, tách nuôi trong ống nghiệm hoặc trong hộp nhựa nhỏ, từ đó đã nhân thành từng đàn trước khi thả nuôi đại trà ra đồng cà chua.  

Với quy trình nhân nuôi có kết quả 2 loài thiên địch nói trên, trong thời gian tới, khi được chuyển giao chính thức, nông dân Lâm Đồng sẽ không mấy khó khăn khi tiếp cận và thực hành trong từng vụ canh tác rau VietGAP của mình. 

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…