Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 23/08/2005 14:17 (GMT+7)

Nhà khoa học bình dân Nguyễn Văn Thanh: Thêm ba phát kiến mới có giá trị hàng triệu đô la

Ba phát kiến giá trị

Sản xuất ván ép, gỗ lát sàn nhà là hướng ưu tiên đầu tư của Chính phủ để xuất khẩu (XK), giải quyết nguồn nguyên liệu rừng trồng. Nhưng cho đến nay, gần như tất cả các sản phẩm gỗ ván ép của Việt Nam cũng như ở Đông Nam Á không XK được sang EU, Mỹ vì không đáp ứng được các tiêu chuẩn về kỹ thuật.

 

Làm sao để ván ép, đồ gỗ của Việt Nam không còn chất gây ung thư formaldehyde, ure, không biến dạng khi gặp nước, không dẫn lửa, mối mọt và nứt tách..., được chấp nhận rộng rãi hơn trên thế giới? Sau nhiều tháng miệt mài nghiên cứu cuối cùng, ông cũng cho ra "lò": Nhựa nhiệt rắn làm ván ép không có chất gây ung thư và chống cháy; Sơn lót chống cháy TLS và Công nghệ xử lý gỗ rừng trồng, biến gỗ rừng sản xuất thành gỗ cứng nhóm II.

Với sản phẩm nhựa nhiệt rắn của ông Thanh, các sản phẩm ván ép đã nâng cao được chất lượng vượt trội, đi trước cả nghiên cứu của nhiều nước tiên tiến trên thế giới.

Kết quả phân tích mẫu nhựa nhiệt rắn của Công ty cổ phần giám định VINACONTROL, đơn vị chuyên thẩm định hàng hóa xuất nhập khẩu ngày 5-8-2005 cho thấy, hàm lượng formaldehyde chỉ chiếm 62,0 phần triệu (thấp hơn rất nhiều tiêu chuẩn của Mỹ); không phát hiện: chì (Pb), arsen (As), thủy ngân (Hg), cadmium (Cd) Phenol; ngâm trong nước 30 ngày không biến dạng, không trương nở, không bị tách lớp, trái lại càng rắn chắc hơn. VINACONTROL cũng đã kết luận: Ván ép chống cháy không gây độc hại cho người sử dụng và môi trường. Trong khi đó, keo MELAMINE RESIL BR-240 của một công ty ở Đài Loan hiện đang được dùng để sản xuất đồ gỗ tại Việt Nam có hàm lượng Formaln tự do lên đến gần 15%; hàm lượng chất rắn 50 ± 2%; khi sử dụng phải trang bị bảo hộ lao động, không được ngửi, tránh tiếp xúc trực tiếp với da, mắt.

Kỳ lạ là sản phẩm sơn lót TLS được sản xuất ra trong thời gian rất ngắn, có thành phần... nước lã nhưng vẫn mang đặc tính vượt trội hơn bất kỳ loại sơn lót nhập khẩu nào nhờ đặc tính chống cháy, lại hoàn toàn không gây độc hại. Độ thẩm mỹ hiệu quả sử dụng của TLS ngang với sơn lót mà các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ đang nhập khẩu. Hiện nay nước ta đặt mục tiêu XK gỗ đạt 1,5 tỷ USD, sản xuất đồ gỗ trong nước cũng nhiều lên. Do đó, mỗi năm nước ta nhập và thải ra môi trường gần hai ngàn tấn dung môi, gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, nguồn xăng thơm sử dụng để xử lý gỗ trước khi phun sơn bóng luôn có hạn, giá đắt, nên nếu dùng sơn lót chống cháy TLS để thay thế cho sơn nhập khẩu không những giảm được ô nhiễm môi trường mà còn giảm được chi phí đáng kể cho doanh nghiệp, chống được hỏa hoạn.

Một phát minh tưởng như đơn giản nhưng hoàn toàn khoa học: đưa gỗ rừng sản xuất với đặc điểm mềm, nhanh mục, dễ thấm nước, cong vênh vào bình đựng nước, sau đó tăng nhiệt độ trong bình lên 160- 180 oC, áp suất trong bình đạt khoảng 4-5 atmophe. Khi nhiệt độ biến thành hơi nước trong một thời gian định trước để hóa lỏng nhựa trong thân gỗ co giãn sợi xenlulô. Sau đó xả hơi nước đột ngột và đưa dung dịch keo nhựa nhiệt rắn (epoxy phenolic, keo melamin đã ankyt hóa hoặc một số loại keo nhiệt rắn khác) vào bình. Nhựa nhiệt rắn ngấm dần vào sợi xenlulô, làm cứng gỗ rừng trồng như gỗ rừng tự nhiên, chống cháy.

Theo ông Thanh, các thí nghiệm này hoàn toàn có thể triển khai rộng rãi được. Do đó nếu đưa vào ứng dụng sớm sẽ là lối ra lý tưởng cho ngành trồng rừng hiện nay đang ứ đọng nguyên liệu rừng sản xuất, hoặc bán với giá vô cùng rẻ. Đây là một phương án góp phần xóa đói giảm nghèo, làm sạch môi trường.

Khi sản xuất thành công bột và dung dịch chống cháy rừng, ông đã tuyên bố cống hiến cho Nhà nước, nhưng chưa ai đứng ra đưa vào thử nghiệm, ứng dụng, trừ Ban quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhận một lượng nhỏ dung dịch và chất chống cháy để bảo vệ, tôn tạo khu di tích lăng.

Trong Bản báo cáo tiến trình nghiên cứu ứng dụng khoa học của cá nhân gửi lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, ông Thanh viết: "Nhờ sự quan tâm của lãnh đạo Bộ và nhất là sự động viên, giúp đỡ của ông Bộ trưởng, tôi đã từng bước ổn định quy trình công nghệ, tổ chức sản xuất nhiều loại chất chống cháy đáp ứng nhu cầu thị trường, tham gia chống cháy xây dựng đất nước...". Cũng trong thư này, ông tỏ rõ sự mong muốn được Bộ sớm cấp bằng sáng chế độc quyền cho những kết quả nghiên cứu trên để doanh nghiệp sớm được ứng dụng vào sản xuất, góp phần phát triển kinh tế đất nước.

                                      Nguồn: Tiền phong, 14/08/2005

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.