Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 24/06/2005 15:01 (GMT+7)

Người Việt nay có thể tìm ra bà Âu Cơ?

Các nhà nghiên cứu văn hóa, văn bản cổ, ngôn ngữ, khảo cổ và cả giới chính trị gia đã vào cuộc.

Nhưng nay chỉ cần chưa tới một khoản tiền vài trăm đô la là người ta có thể góp phần chấm dứt bao tranh cãi tốn giấy mực từ nhiều thập kỷ qua.

Ít ra, đó là khoản tiền cần có để một người tìm lại dấu vết không đầy đủ nhưng rất chính xác về di truyền của tổ tiên mình.

Việc nghiên cứu cấu trúc di truyền DNA ngày nay giúp cho những người muốn tìm nguồn gốc của mình có một phương tiện mới và hiệu quả.

Megan Lan đi tìm cụ ngoại

Theo bài viết của Megan Lane đăng trên BBC News Magazine, mục Khoa học thì chỉ cần bỏ ra 180 bảng Anh là bạn có thể nhờ các nhà khoa học ở Oxford Ancestors tìm lại dấu vết di truyền họ ngoại.

Chính Megan Lane, một phụ nữ chủng da trắng ở New Zealand, đã biết rằng tổ tiên của cô đến từ Sclotland nhưng dấu vết qua các tài liệu chỉ nói không quá thời điểm đầu thế kỷ 19.

Nay nhờ công nghệ di truyền có thể xác định gốc tích gen của một người tới hàng chục nghìn năm về trước, Megan Lane tìm thấy dấu vết một trong những cụ ngoại của cô từng sống ở vùng nay thuộc Bắc Hy Lạp.

Năm năm trước, giáo sư Bryan Sykes từ Oxford University đã công bố nghiên cứu cho thấy bất cứ người gốc châu Âu nào cũng có thể tìm lại dấu vết tổ tiên sống cách đây 40 nghìn năm.

Ông dùng một dạng DNA là mitochondrial DNA (mtDNA) để vẽ lại bản đồ của sự tiến hóa loài người trải qua và giải quyết một số câu đố về di truyền. mtDNA được truyền từ mẹ sang con và thay đổi rất ít theo dòng thời gian.

Chính Bryan Sykes đã chứng minh người Polynesian là gốc châu Á, không phải gốc Nam Mỹ.

Giáo sư Sykes đã giúp Megan Lane tìm thấy dấu tích của gia đình kéo từ Ursula, con gái lớn nhất của bà tổ Eve, người sống 45 nghìn năm trước tại vùng nay thuộc Bắc Hy Lạp.

Kết quả chưa đầy đủ

Megan Lane với kết quả tìm kiếm: Cô là người New Zealand nhưng tìm thấy tổ tiên ở vùng Tây nước Anh và Bắc Hy Lạp
Megan Lane với kết quả tìm kiếm: Cô là người New Zealand nhưng tìm thấy tổ tiên ở vùng Tây nước Anh và Bắc Hy Lạp

Tuy nhiên, nhà sử học Lord Renfrew nói việc dùng DNA để tìm tổ tiên chỉ vẽ ra một bức tranh không đầy đủ vì nó bỏ qua tất cả những người khác từng đóng góp vào toàn bộ ‘qũy gen’ của chúng ta.

Vì chỉ lần lùi lại ba thế hệ là mỗi người có tới tám cụ, còn lùi lại 10 đời thì ta có hơn 1000 người là tổ tiên. Theo ông, nếu chỉ nghiên cứu nhiễm sắc thể Y và mtDNA thì ta chỉ tìm ra được một phần nhỏ số người đóng góp vào toàn bộ số gen của mỗi người chúng ta.

Cũng vì thế, Megan Lane không thể nào tìm được dấu vết của dòng cha cô để khỏi băn khoăn với câu hỏi liệu trong cô có dòng máu thổ dân Maori ở New Zealand hay không.

Tuy thế, việc nghiên cứu mtDNA đang phát triển mạnh ở Anh và Mỹ. Nó hỗ trợ cho những ai muốn nghiên cứu gia phả và cây gia hệ.

Tại Hoa Kỳ có các công ty như Family Tree DNA và DNAPrint Genomics hoạt động trong lĩnh vực này (xem link vào trang của các công ty này bên cạnh).

Chúng ta là ai?

Nhìn chung, người châu Âu đa số có gốc từ một trong bảy phụ nữ đầu tiên. Khoảng một nửa là con cháu bà Helena sống ở vùng Pyrenees 20 nghìn năm trước.

Trong số những tộc người ngoài châu Âu thì các nhà khoa học ngày nay mới xác định được khoảng 29 gia tộc cổ.

Con số này gồm cả 12 tộctrong số người gốc châu Phi, bốn trong số người thổ dân Bắc Mỹ (Native Americans) và chín trong số tổ người Nhật.
                                                 Nguồn:www.bbc.co.uk

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Tiền Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động năm 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Văn Trọng tham dự hội nghị.
Gia Lai: Liên hiệp hội tổng kết năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Ayun H’But, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể của tỉnh.