Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 26/11/2014 21:23 (GMT+7)

Nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc: còn nhiều thách thức

Kỳ vọng vào TBG

GS. Trương Đình Kiệt, chủ tịch Hội TBG TP.HCM cho biết, khoảng 10 năm nay, cả thế giới đổ xô nghiên cứu TBG, trong đó Singapore, Ý, Mỹ, Nhật, Israel, Hàn Quốc có nghiên cứu TBG mạnh mẽ nhất. Việt Nam cũng không đứng ngoài cuộc trong các nghiên cứu ứng dụng. Năm 1995, Viện truyền máu huyết học (nay là BV huyết học truyền máu TP.HCM) đã ghép TBG tủy xương điều trị cho bệnh nhân, đến nay bệnh viện này đã có 138 ca được điều trị bằng TBG. Việt Nam có 34 cơ sở nghiên cứu ứng dụng TBG (8 trường ĐH, viện nghiên cứu; 22 bệnh viện, viện điều trị; 4 công ty tư nhân) với tổng số khoảng 260 người tham gia.

Tại TP.HCM có 17 cơ sở, trong đó phòng nghiên cứu ứng dụng TBG của Trường ĐH khoa học tự nhiên là phòng thí nghiệm đầu tiên của cả nước. TP.HCM là nơi đầu tiên ghép TBG điều trị về máu, điều trị một số bệnh về nhãn cầu, giác mạc, thoái hóa khớp, điều trị loét đái tháo đường, bệnh COPD. Việt Nam hiện sử dụng TBG tự thân lấy từ mô mỡ, tủy xương của chính bệnh nhân để điều trị. Cũng có thể sử dụng TBG đồng loài từ người thân hoặc TBG máu dây rốn, mô dây rốn. Một số nước bắt đầu sử dụng TBG phôi... Có hơn 100 loại bệnh được công bố trên thế giới có thể điều trị bằng TBG.

Theo GS.TS. Phan Thanh Bình (nguyên hiệu trưởng ĐH quốc gia TP.HCM), để phát triển TBG cần gắn với thực tiễn, phối hợp tốt viện nghiên cứu - bệnh viện (thử nghiệm lâm sàng) - đơn vị sản xuất thương mại. Nếu chỉ nghiên cứu mà không có ứng dụng thực tiễn và không có đầu tư cho quá trình đưa ra ứng dụng thì khó phát triển.

 Còn nhiều băn khoăn, thách thức

TS. Phạm Văn Phúc, phó trưởng phòng nghiên cứu ứng dụng TBG (Trường ĐH khoa học tự nhiên) cho rằng, dù TBG sử dụng trị nhiều bệnh, một số hiệu quả trị liệu lâm sàng được ghi nhận, nhưng vẫn còn nhiều thách thức về sinh học mà các nhà khoa học chưa làm sáng tỏ. Bí ẩn lớn nhất hiện nay là các con đường truyền tín hiệu cho sự tự đổi mới và biệt hóa của TBG. Một số câu hỏi quan trọng chưa trả lời thỏa mãn như TBG sẽ đi đến đâu trong cơ thể sau khi ghép, có thể kiểm soát việc di chuyển? Số phận của TBG sau ghép vào cơ thể như thế nào? Nên ghép TBG hay ghép tế bào đã biệt hóa hoặc ghép 2 loại này? Mối quan hệ giữa TBG và ung thư, tính toàn vẹn của TBG sau khi nuôi cấy hay biệt hóa in vitro?... Việc điều trị bằng TBG ở Việt Nam còn khá đắt, lại đang gặp thách thức lớn về kỹ thuật công nghệ, còn lạc hậu và chắp vá. Không kiểm soát hay kiểm soát không đủ các tiêu chuẩn tối thiểu cho sản phẩm TBG trước khi ghép vào cơ thể. Thiết bị liên quan bắt đầu lạc hậu làm giá thành điều trị cao, nguồn tế bào cho cấy ghép còn thiếu, các kỹ thuật phụ trợ phát triển không đồng bộ...

PGS.TS. Trần Công Toại (Trường ĐH y dược TP.HCM) cho biết, từ khi ứng dụng ghép tủy xương lần đầu tiên năm 1995 điều trị bệnh lý máu, đến nay số ca bệnh ngày càng tăng, và còn nhiều bệnh khác sử dụng TBG để điều trị như tim mạch, bệnh lý tổn thương mất da, khuyết hỗng xương, bệnh lý về mặt nhãn cầu... Sử dụng TBG điều trị ngày càng nhiều, tuy nhiên, không như thuốc, TBG không thể tạo ra sản phẩm và thử nghiệm trên nhóm lớn mà chỉ diễn ra ở những cá nhân riêng biệt. Hầu hết các bệnh điều trị bằng TBG là các tổn thương đặc biệt, bệnh mô... Vì vậy, tác dụng phụ và theo dõi an toàn về lâu dài cần được xác định từ lúc ghép tế bào ổn định và nhiều năm về sau. Theo GS. Trương Đình Kiệt thì nghiên cứu TBG trong y học là việc quan trọng, tuy nhiên, hiện các nhà khoa học Việt Nam đang trong tình trạng “4 không” là không có định hướng hoặc kế hoạch chiến lược, không có hướng dẫn và quy chuẩn thực hành, không kết nối các cơ sở nghiên cứu, không thống nhất trong thông tin và nhận định.

GS. Nguyễn Sào Trung (Bệnh viện ĐH y dược TP.HCM) lưu ý, hiện TBG được biết đến trong sử dụng điều trị bệnh và trong thẩm mỹ, trong lĩnh vực làm đẹp được quảng cáo rất nhiều. Tuy nhiên, chưa có kiểm chứng đáng tin cậy về hiệu quả thật đến đâu. Chúng ta đừng kỳ vọng quá nhiều vào TBG, đó là con dao hai lưỡi. Mặt khác, vô tình sử dụng bệnh nhân làm nghiên cứu khoa học, làm kinh tế, điều này vi phạm đạo đức y khoa. Các cơ quan chức năng, truyền thông cần cập nhật thông tin rõ ràng về TBG cho người dân hiểu một cách đúng, cũng như những kết quả đạt được trong điều trị cụ thể để người dân có niềm tin. Hiện nay, nhiều nơi nói mặt tốt TBG, còn kết quả của quá trình ứng dụng như thế nào thì rất ít thông tin.

Theo TS. Lê Trường Giang, chủ tịch Hội y tế công cộng TP.HCM, cần nhận thức đúng về TBG, cần xem hiệu quả thực đến đâu chứ không nên “thần thánh hóa” TBG, hiểu biết đúng để ứng dụng sát hơn, người dân dễ chấp nhận hơn. Nhiều nhà khoa học cho rằng, vấn đề pháp lý của ứng dụng TBG vào con người phải chặt chẽ. Ghép TBG như một dạng ghép tạng. Khác với ứng dụng cho động vật, ghép TBG cho con người đòi hỏi chuẩn mực để tránh những phức tạp phát sinh. PGS.TS. Trần Công Toại lưu ý về mặt pháp lý, đạo đức, tôn giáo... Nhiều nước trên thế giới có quy định chặt chẽ về ứng dụng TBG, ví dụ cho phép ứng dụng TBG trong điều trị nhưng cấm nhân bản ở người. Việt Nam cũng cần có quy định chặt chẽ trong việc này. 

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…