Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 27/10/2005 14:39 (GMT+7)

Nghiên cứu... sống thử trong công nhân trẻ

Bốn cô gái trẻ Lê Phương Thảo, Mai Mẫn Duy, Nguyễn Thị Mỹ Trinh và Nguyễn Thị Phương Thúy (SV khoa khoa học xã hội và nhân văn ĐH bán công Tôn Đức Thắng) đã đi tìm câu trả lời cho “Vấn đề sống chung, sống thử trước hôn nhân của nam nữ công nhân ở các khu chế xuất, khu công nghiệp tại TP.HCM” (giải A SV nghiên cứu khoa học cấp trường).


Hai tháng hỏi thăm “chuyện tế nhị”


Cách đây vài tháng, không ít bạn trẻ ở các khu chế xuất (KCX) Tân Thuận, Linh Trung, khu công nghiệp (KCN) Tân Bình và Lê Minh Xuân (TP.HCM) biết mặt bốn cô gái trẻ thường quanh quẩn ở công ty. Đến các khu nhà trọ, gặp công nhân nào cũng hỏi “chuyện riêng tư” của người ta, cứ như thám tử tư...


Suốt hai tháng khảo sát “chuyện khó nói” của công nhân trẻ nhóm đã gặp nhiều khó khăn. Nănnỉ gãy lưỡi, Thảo và Thúy mới được đôi công nhân sống chung trong khu nhà trọ ở KCN Lê Minh Xuân đồng ý cho phỏng vấn. Đang nói chuyện suôn sẻ, bà chủ nhà vừa về đến liền xua: “Ở đây mất đồ nhiều rồi, công nhân nghèo tiền đâu mà vô tiếp thị, ra ngay...”. Thảo phải giải thích cặn kẽ là SV đang nghiên cứu khoa học, trình thẻ SV và giấy giới thiệu của trường nhưng chủ nhà vẫn quyết liệt: “Tui ít học không biết mấy giấy tờ này”.


Nhưng thật ra theo các bạn, công nhân không chịu tiếp xúc mới là “đáng sợ” nhất. Duy cho biết: “Khó nhất là khi gặp các bạn quê miền Trung với bản tính dè dặt, thường từ chối thẳng thừng...”. Phải tìm đủ cách để thuyết phục, thậm chí cả... tặng quà để “ngoại giao” nhưng vẫn “bể sô” như thường, có khi bị mắng: “Mấy người nhiều chuyện, đi chỗ khác...”.

Thạc sĩ Ngô Thị Kim Dung nhận xét: “Đề tài được thực hiện công phu, số lượng mẫu khá lớn nên đã đưa ra những thông tin, số liệu đáng tin cậy. Xu hướng sống chung, sống thử trong giới trẻ hiện nay, nhất là với những công nhân trẻ nhập cư, đang diễn ra khá nhanh, rộng. Các tác giả làm rõ vấn đề này qua các số liệu thuyết phục và rút ra được những kết luận có giá trị. Nhóm thực hiện cũng đưa ra một số khuyến nghị: cần trang bị kiến thức về sức khỏe sinh sản, quan hệ tình dục an toàn, phát huy năng lực tự thân và định hướng giá trị chuẩn mực tốt đẹp của cuộc sống cho công nhân... là những giải pháp phù hợp”.


Song bù lại cũng có bạn nhiệt tình quá mức, nhất là những bạn quê miền Tây. Khi đến còn được mời ăn trái cây. Một lần đến KCX Tân Thuận, Thảo tiếp cận với một nam công nhân, anh chàng “đang sống chung với bạn gái đã mấy năm” này lại rất hào hứng kể “láng” chuyện phòng the... “Lúc đó ngượng chín mặt nhưng vẫn phải nghe...” - Thảo cho biết. Hôm sau gặp lại anh công nhân này còn bám theo mấy cô SV để... tán tỉnh (!).


Nhưng cực nhất là những ngày quan sát 15 đôi nam nữ sống chung. Từ 5g sáng, nhóm chia đến các KCX, KCN để kịp có mặt lúc các công nhân rời phòng trọ đi làm đến khi họ trở về... đóng cửa tắt đèn mới yên tâm ra về. Rồi bám theo công nhân vào công viên, quán cà phê... nhóm đã hiểu hơn về đời sống công nhân. “Đi quan sát như làm công việc của cảnh sát hình sự, cực nhưng... thú vị” - Thảo thổ lộ.


Không biết vẫn “yêu”!


Kết quả nghiên cứu (phỏng vấn bằng bảng hỏi: 104 công nhân, phỏng vấn sâu: 36 công nhân và quan sát 15 đôi sống chung) cho thấy thực trạng đời sống hiện nay của công nhân ở các KCX, KCN tại TP.HCM phần lớn rất thiếu thốn, khó khăn (60,3% công nhân sống trọ trong các nhà dựng tạm bợ, chật hẹp...).


Nam
nữ công nhân sống chung là do cảm thấy thuận lợi về nhiều mặt: tình cảm (chăm sóc nhau chu đáo hơn - 46,2%), kinh tế (tiết kiệm tiền thuê nhà - 23,1%) và tiện nghi sinh hoạt (23,1%)... Nhưng thật đáng suy nghĩ khi đa số cho biết sống chung nhằm đáp ứng nhu cầu tình dục (78,5%) và 100% số cặp công nhân trong cuộc khảo sát thừa nhận đã từng quan hệ tình dục.


Tuy nhiên, điều đáng sợ nhất là những hiểu biết về giới tính, quan hệ tình dục và sức khỏe sinh sản trong công nhân lại rất hạn chế: 71,7% chưa từng tham gia các buổi nói chuyện về sức khỏe sinh sản; chỉ có 39,5% biết quan hệ tình dục không an toàn sẽ có thai; hầu hết công nhân không biết kiến thức về nguy cơ mắc các bệnh qua đường tình dục...


Nguồn: tuoitre.com.vn 26/10/2005

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.