Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 21/01/2015 17:37 (GMT+7)

Nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu

Được khởi xướng bởi Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD), Trung tâm Phát triển Cộng đồng và Bảo tồn Sinh vật biển (MCD), Trung tâm Phát triển, Đào tạo và Nghiên cứu Môi trường (CERED) và Viện Khoa học Xã hội (ISS), hiện VNGO&CC đã thu hút sự tham gia của 110 tổ chức phi chính phủ (VNGO), tổ chức xã hội dân sự (CSO) của Việt Nam.

Để đạt được mục tiêu, VNGO&CC xác định trước hết cần nâng cao năng lực cũng như vai trò của các tổ chức thành viên về BĐKH để sau đó các tổ chức này có đủ điều kiện cần thiết mới có thể giúp đỡ các cộng đồng dân cư.

Trong giai đoạn 2008-2013, VNGO&CC đã triển khai thành công dự án “Xây dựng năng lực về biến đổi khí hậu cho các tổ chức xã hội dân sự” do Đại sứ quán Phần Lan tài trợ. Thông qua dự án này VNGO&CC đã: Xây dựng được các bộ tài liệu đào tạo tập huấn truyền thông về BĐKH; Hình thành, duy trì các kênh truyền thông về BĐKH (bản tin, web site); Đào tạo được đội ngũ tập huấn viên về BĐKH; Đào tạo cán bộ các tổ chức thành viên các kỹ năng làm việc về BĐKH (nghiên cứu đánh giá, truyền thông, lồng ghép, xây dựng kế hoạch ứng phó với BĐKH); Xây dựng tài liệu về các mô hình ứng phó với BĐKH; Đạt được thỏa thuận điều phối hợp trao đổi thông tin với Cục Khí tượng thủy văn và BĐKH

Website của VNGO&CC (Địa chỉ  http://vngo-cc.vn) được nâng cấp để trở thành một diễn đàn chia sẻ giữa các thành viên về chủ đề BĐKH, hoạt động của mạng lưới v.v.

Bản tin VNGO&CC được xây dựng nhằm chia sẻ thông tin, bài học thành công của các tổ chức thành viên VNGO&CC; cập nhật các chương trình, chính sách mới liên quan đến BĐKH; nâng cao sự hiểu biết của các cơ quan quản lý có liên quan về hoạt động của các thành viên VNGO&CC.

Để thúc đẩy sự tham gia thường xuyên của các cơ quan truyền thông trong việc phổ biến các hoạt động của VNGO&CC, mạng lưới đã lập danh sách các cán bộ đầu mối của cơ quan báo chí truyền hình quốc gia – những người tham gia và phổ biến các thông tin về các hoạt động của dự án.

Bên cạnh đó, VNGO&CC đã củng cố, cử đại diện điều phối ở các vùng miền. Theo đó, Nhóm điều phối VNGO&CC đồng bằng sông Hồng gồm:Trung tâm phát triển cộng đồng Nam Định (NCCD); Trung tâm nghiên cứu và phát triển cộng đồng tỉnh Hải Phòng (RECORD); Trung tâm phát triển cộng đồng bền vững (SCODE).

Liên hiệp các hội KHKT Thanh Hóa là đơn vị sẽ tham gia điều phối VNGO&CC ở Thanh Hóa. VNGO&CC Nghệ An do Trung tâm Phát triển nguồn lực và Môi trường bền vững điều phối. Còn các hoạt động của VNGO&CC phía Nam do Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu (ĐH Cần Thơ), Trung tâm nghiên cứu tư vấn CTXH&PTCĐ (SDRC), Trung tâm Nâng cao Chất lượng Cuộc sống (LIFE), Trung tâm hỗ trợ Phát triển cộng đồng (LIN), Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Đồng Tháp, điều phối.

Kế thừa những kết quả của giai đoạn 2008-2013, với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT),  giai đoạn năm 2014-2015, VNGO&CC sẽ tập trung vào  “Tăng cường vai trò của các VNGO trong các hoạt động truyền thông và vận động chính sách về BĐKH”. Cụ thể các nhóm VNGO&CC ở các vùng miền tăng cường trao đổi, chia sẻ thông tin, nâng cao năng lực có liên quan; thúc đẩy các hoạt động hợp tác của các thành viên VNGO trong việc thực hiện các hoạt động chung mang tính liên tỉnh, khu vực có liên quan tới ứng phó với BĐKH và giảm thiểu rủi ro thiên tai, đồng thời tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với các cơ quan có liên quan của Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

VNGO&CC đã ký kế hoạch phối hợp hoạt động giữa Nhóm hoạt động về BĐKH (CCWG) và Cục Khí tượng thủy văn & BĐKH giai đoạn 2014-2015 Các hoạt động cam kết phối hợp triển khai bao gồm: Nghiên cứu, tài liệu hóa các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu; Hội thảo chia sẻ về bộ nguyên tắc cho lập kế hoạch thích ứng BĐKH; Hội thảo chia sẻ về vai trò của các giải pháp năng lượng bền vững vào việc cắt giảm khí nhà kính và lợi ích cho cộng đồng; Hội thảo kỹ thuật về sản xuất lúa gạo với phương pháp cácbon thấp – mối liên hệ với Tăng trưởng xanh; Hội thảo đối thoại chính sách về vấn đề giới trong BĐKH; Hội thảo người dân tộc thiểu số phát triển sinh kế ứng phó BĐKH; Hội nghị bàn tròn về khung dịch vụ khí hậu toàn cầu; Hội thảo tham vấn ý kiến về cơ chế sử dụng nguồn lực thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

Xem Thêm

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ngãi: Tìm giải pháp hoạt động có hiệu quả cho hợp tác xã
Sáng ngày 26/11, tại thành phố Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn phản biện “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2025 – 2030”.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…

Tin mới

Phát triển kinh tế báo chí trong chuyển đổi số
Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, đặc biệt là sự thay đổi mạnh mẽ trong hệ sinh thái truyền thông, chuyển đổi số là một trong những giải pháp cấp thiết và quan trọng hàng đầu nhằm đạt mục tiêu “hiện đại hóa” hoạt động báo chí theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”.