Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 22/10/2014 15:51 (GMT+7)

Năm 2015 phải xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

  Theo báo cáo của Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN - MT), sau hơn 10 năm thực hiện Quyết định 64/2003 của Thủ tướng Chính phủ, đã có 367/439 cơ sở phải xử lý ô nhiễm triệt để giai đoạn 1 đạt 83,6%. Bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương cũng đã tiến hành rà soát, đánh giá lại mức độ gây ô nhiễm đối với 3.856 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong số đó, chỉ còn 376 cơ sở đang phải tiến hành các biện pháp gây ô nhiễm triệt để. TP Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai địa phương dẫn đầu cả nước về thực hiện Quyết định 64. Nếu như TP Hồ Chí Minh đã di dời 1.261/1.402 cơ sở gây ô nhiễm thì Hà Nội cũng chỉ còn dưới 10% cơ sở gây ô nhiễm. 

Điều đáng nói, bên cạnh những địa phương sớm cán đích 64 thì vẫn còn một số địa phương chậm triển khai thực hiện, thậm chí nể nang, nhẹ tay trong xử phạt. Có 3 địa phương là Đắk Nông, Hà Nam và Hưng Yên chưa có cơ sở nào được chứng nhận hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm triệt để. Thứ trưởng kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Bùi Cách Tuyến thừa nhận, qua kết quả thanh tra thực hiện Quyết định 64 và sau này là Quyết định 1788 của Thủ tướng Chính phủ cho thấy, một số địa phương chưa quan tâm thực hiện, chưa tổ chức tuyên truyền, phổ biến kế hoạch tới các cơ sở, nhiều cơ quan không nắm rõ được trách nhiệm và nội dung cần triển khai thực hiện xử lý triệt để đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do địa phương quản lý…

Theo các chuyên gia môi trường, nguyên nhân là do một số bộ, ngành, địa phương còn chậm vào cuộc, thiếu quyết liệt trong xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc phạm vi trách nhiệm, đặc biệt khi áp dụng các biện pháp tạm đình chỉ hoặc cấm hoạt động theo quy định của pháp luật; chưa quan tâm đầu tư thỏa đáng kinh phí trong xử lý ô nhiễm môi trường của các cơ sở thuộc đối tượng hoạt động phục vụ mục đích công ích, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu. Một bộ phận cơ sở gây ô nhiễm còn có biểu hiện ỷ lại vào hỗ trợ của Nhà nước. Bên cạnh đó, còn có nguyên nhân về cơ chế, chính sách hỗ trợ cơ sở thực hiện xử lý ô nhiễm môi trường đã ban hành, nhưng triển khai chậm. Đơn cử như Nghị định về hỗ trợ, ưu đãi hoạt động bảo vệ môi trường, nhưng đến nay vẫn còn một số nội dung chưa được thực hiện. Hay ngân sách 1% môi trường hàng năm, ngân sách dành cho Chương trình mục tiêu Quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường còn chậm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ xử lý ô nhiễm chưa phù hợp, lúng túng trong việc tìm kiếm công nghệ…

Trước thực trạng trên, tại cuộc họp về triển khai kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020 diễn ra mới đây, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng định, kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1788/QĐ-TTg thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ đối với công tác bảo vệ môi trường, loại bỏ các điểm nóng về ô nhiễm môi trường, bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước. Phó thủ tướng yêu cầu Bộ TN - MT, các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, xử lý nghiêm các cơ sở có hành vi vi phạm, kể cả việc áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoặc cấm hoạt động của cơ sở theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, tăng cường chỉ đạo, buộc cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải thực hiện nghiêm túc các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong thời gian xử lý ô nhiễm triệt để; thực hiện tốt việc rà soát, phát hiện và bổ sung kịp thời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng vào danh mục phải xử lý ô nhiễm triệt để, bảo đảm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải được xử lý công bằng, nghiêm minh.

Bên cạnh đó, Bộ TN - MT nhanh chóng hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ ban hành các quy định gắn trách nhiệm của lãnh đạo bộ, ngành, địa phương và người đứng đầu các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc phạm vi quản lý. Cuối năm 2015, phải xử lý triệt để, dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Theo Quyết định 64 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, tập trung xử lý triệt để 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng gồm: 284 cơ sở sản xuất kinh doanh, 52 bãi rác, 84 bệnh viện, 15 kho thuốc bảo vệ thực vật, 3 khu tồn lưu chất độc hóa học và 1 kho bom do chiến tranh để lại. Giai đoạn 2, trên cơ sở tổng kết, rút kinh nghiệm việc xử lý của giai đoạn 1, tiến hành đồng bộ các biện pháp, tiếp tục xử lý triệt để 3.856 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng còn lại và các cơ sở mới phát sinh. Đồng thời Quyết định 64 cũng nêu rõ việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường được thực hiện trên nguyên tắc bảo đảm sự phát triển bền vững. Việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải được tiến hành một cách kiên quyết và phù hợp với thực tế từng địa phương, từng ngành, từng cơ sở; bảo đảm quyền lợi chính đáng của người lao động theo pháp luật hiện hành…

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.