Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 30/06/2008 14:30 (GMT+7)

Một triết lý đào tạo lớn một mệnh lệnh thời đại

Đến nay, chúng ta đã có một nền độc lập tự chủ, đã có một chiến lược xây dựng đất nước theo hướng phồn thịnh, dân chủ, văn minh…nhưng nội dung giáo dục, đặc biệt là phương pháp giáo dục thì chưa có sự chuyển biến tương ứng, vẫn còn chịu ảnh hưởng tiêu cực của nền giáo dục cũ.

Phải đào tạo trẻ thành lớp người nng động sáng tạo chứ không phải mẫu người bị động ngoan ngoãn; biết tư duy, hành động điều chỉnh, bổ sung, tìm ra cái mới, xoá bỏ cái lạc hậu chứ không phải chỉ tư duy, hành động theo hướng minh hoạ, triển khai thực hiện… Người Việt Nam ta khá thông minh cần cù nhưng lại yếu về phẩm chất này nên hiệu quả của nhiều lĩnh vực hoạt động bị hạn chế nhiều. Thiếu năng động, sáng tạo là thiếu một cầu nối vững chắc để biến khả năng thành hiện thực. Do đó, cần sớm cải tạo thực trạng thầy giảng trò nghe, thầy đọc trò ghi, biến các em thành một thực thể cứng nhắc, bị “tra tấn” triền miên. Các thầy giáo phải coi học sinh, sinh viên là người bạn đồng hành trên trận tuyến văn hoá giáo dục, là một “đối tác” quan trọng trong sự nghiệp đào tạo nguồn lực cho đất nước. Các em phải được phát huy nội lực trong quá trình tiếp nhận tri thức, phải kết hợp tự rèn luyện với việc tiếp nhận sự giáo dục của nhà trường, phải gắn học với hành, phải bước vào nhà trường với tư thế chủ động tích cực như một chiến sĩ bước vào một thử thách mới. UNESCO gần đây khi bàn đến khái niệm học trong thời đại mới đã thể hiện một quan điểm rất mới: Học để biết cách học, học để làm, học để sáng tạo, học để cùng chung sống với mọi người (learning to learn, learning to do, learning to create, learning to live together). Xin đừng nhầm lẫn với quan điểm 4 trụ cột về HỌC của UNESCO công bố những năm trước đây.

Cần đưa những tri thức mới, hiện đại vào nhà trường; cần trang bị cho người học những nhận thức đi trước thời đại để có điều kiện cải tạo và thúc đẩy thực tại. “Cần gì học nấy” chỉ nên coi là phương châm tình thế, chỉ thích hợp với hoàn cảnh giáo dục trong thời chiến tranh, trong thời chế độ mới đang còn trứng nước gặp vô vàn khó khăn và cũng chỉ áp dụng cho loại hình giáo dục thông minh, thông thoáng, đảm bảo quyền độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường ở những lĩnh vực cần thiết. Cần xoá bỏ một cách tích cực triệt để cơ chế xin – cho, quan liêu áp đặt, đừng cầm tay chỉ việc theo kiểu “chăn dắt”, không thích hợp với mặt bằng trí tuệ của thời đại ngày nay.

Cần gắn nhà trường với cuộc sống thực tế hiện đại, nhà trường phải hoạt động trong dòng chảy của sự phát triển. Hiện nay, chẳng còn mấy nhà trường “ốc đảo”, hầu hết đã gắn với cuộc sống nhưng không ít lại gắn với cuộc sống bình lặng như ao tù nước đọng, một số khá hơn đã vươn ra gắn với cuộc sống có trăn trở, tìm đường đi tới nhưng vẫn ở trạng thái của một dòng sông chảy lờ đờ, chậm chạp. Nhà trường mới là phải tiến lên trong dòng xoáy của thế cuộc, dám bước vào thử thách, hoà được vào dòng  chảy mạnh để có thể bứt phá ra khỏi trạng thái tiệm tiến, đưa sự nghiệp đào tạo nhanh chóng vươn tới đỉnh cao của thời đại: đào tạo ra một lớp người năng động, sáng tạo.

Cần phát động một phong trào tự học tự rèn luyện; học liên tục, học suốt đời trong một xã hội học tập sôi động. Cần nhớ rằng, con đường tự học, tự nghiên cứu, học hỏi qua giao lưu, con đường tích luỹ “trí vô sư” mới là con đường dễ làm bùng nổ tài năng, tạo ra sự phát triển gia tốc về năng khiếu và sở trường. Tất nhiên việc học ở nhà trường là rất quan trọng; nó là nền tảng giúp cho con người tự vận động hiệu quả. Nhưng chẳng mấy ai, rời nhà trường là có thể tạo nên sự nghiệp ngay. Chỉ có tự mình tiếp tục phát huy nội lực, tự học, tự nghiên cứu, học hỏi bạn bè đồng nghiệp nhằm trúng những yêu cầu bức xúc của công việc định làm, với tất cả sự đam mê chăm chú…thì tài năng mới nhanh chóng được hình thành và phát triển.

Song cũng cần phải nói thêm, con người tự vận động trí óc có hiệu quả đến đâu là phụ thuộc rất nhiều vào mức kết quả giáo dục phẩm chất này (phẩm chất năng động, sáng tạo) của nhà trường trước đó.

Rõ ràng đào tạo được một phẩm chất năng động sáng tạo cho con người khi bước vào đời là một yêu cầu cần đạt được của nhà trường mới; đồng thời đó cũng là một mệnh lệnh nghiêm khắc của thời đại.

Nguồn: giaoducvietnam.vn, 24/5/2008

Xem Thêm

Đắk Lắk: Góp ý kiến văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng
Ngày 13/6, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức góp ý kiến đối với dự thảo kế hoạch tổ chức hội nghị lấy ý kiến văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng và dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025 – 2030.
Hà Giang: Góp ý dự thảo sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm
Ngày 13/6, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp hội) tỉnh đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá (CLSPHH). Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh, các hội thành viên Liên hiệp hộivà các chuyên gia TVPB.
Đắk Lắk: Hội nghị phản biện Dự thảo Nghị quyết về bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở
Sáng ngày 27/5/2025, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk (Liên hiệp hội) đã diễn ra Hội nghị phản biện và góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đắk Lắk về việc quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.