Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 31/08/2011 19:07 (GMT+7)

Một số đóng góp quan trọng của phật giáo Thời Đinh - Tiền Lê cho đất nước

Thời Tiền Lê, năm 987, sứ giả nhà Tống là Lý Giác đi thuyền đến sông Sách Giang (sông chảy qua Nam Sách), Vua Lê Đại Hành sai sư Đỗ Pháp Thuận thay đổi quần áo giả là người cai quản bến đò để xem xét hành động của Lý Giác. Lý Giác là người thích nói chuyện thơ văn, lúc qua sông thấy hai con ngỗng đang bơi giữa sông, Lý Giác ngâm đùa hai câu:

“Nga nga lưỡng nga nga

Ngưỡng diện hướng thiên nga”

(Ngỗng hai con ngỗng

Ngửa mặt nhìn chân trời)

Sư Pháp Thuận đang cầm chèo, theo vần đọc tiếp thêm hai câu:

“Bạch mao phổ lục thuỷ

Hồng trạo bãi thanh ba”

(Nước xanh phô lông trắng

Chèo hồng sóng xanh bơi)

Lý Giác thấy vậy lấy làm thán phục, cho rằng hai câu thơ của Đỗ Pháp Thuận là tuyệt cú.

Vì cả bốn câu ghép lại thành một bài thơ tư tuyệt rất hay.Riêng hai câu thơ của Đỗ Pháp Thuận đã thể hiện lối chơi ch, chữ “hồng” có nghĩa là ngỗng trời, nhưng cũng là màu hồng, chữ “bạch” là trắng, “lục thuỷ”và “ thanh ba”là nước xanh, sóng xanh. Hai câu thơ đó lại có đày màu sắc: trắng, hồng, xanh.

Khi về đến sứ quán, Lỳ Giác còn làm một bài thơ gửi tặng sư Đỗ Pháp Thuận như sau:

Hạnh ngộ minh thì tán thịnh du,

Nhất thân nhị độ sứ Giao Châu.

Đông Đô lưỡng biệt tâm lưu luyến,

NamViệt thiên trùng vọng vị hưu.

Mã đạp yên vân xuyên lãng thạch,

Xa ừ thanh chướng phiếm trường lưu.

Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu,

Khê đàm ba tĩnh kiến thiềm thu”.

(May được thời bình được giúp mưu,

Một mình hai lượt sứ Giao Châu.

Đông đô mấy bận còn lưu luyến,

Nam Việt nghìn trùng vẫn ước cầu.

Ngựa vượt khói mây xuyên đá chởm,

Xe qua rừng biếc vượt dòng sâu.

Ngoài trời lại có trời soi nữa,

Sóng lặng khe đầm bóng nguyệt thâu)

Đỗ Pháp Thuận đem bài thơ này dâng Vua Lê Đại Hành xem. Vua Lê Đại Hành cho gọi thiền sư Ngô Châu Lưu đếm xem nữa. Xem xong bài thơ của Lý Giác, Ngô Chân Lưu tâu rằng, sứ giả nhà Tống viét bài thơ này có ý tôn trọng bệ hạ không khác gì Vua Tống và nói rằng ngoài bầu trời của thiên triều (Trung Quốc) lại có bầu trời khác (chỉ nước ta) cũng soi sáng rực rỡ. Vua Lê Đại Hành khen thơ của Lý Giác hay và ban thưởng cho Lý Giác rất hậu.

Như thế các nhà sư đã trở thành các nhà ngoại giao quan trọng của triều đình, thay mặt triều đình tiếp sứ Tống làm cho sứ Tống phải kính nể con người của nước Đại Cổ Việt. Cũng có thể suy rộng ra, các nhà sư đó đóng vai như Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao mà ngày nay chúng ta vẫn gọi. Điều đó chứng tỏ Phật giáo thời Tiền Lê đã đóng góp quan trọng trong công tác ngoại giao.

Chính vì thế, nhà sử học Phan Huy Chú đã nhạn xét:

Nhà Tiền Lê tiếp đãi sứ nhà Tống, tình ý và văn thơ rất là chu đáo. Khúc hát hay cũng đủ khoe có nhân tài mà quốc thể được thêm tôn trọng, làm cho người Bắc phải khuất phục. Sau này mối khi sứ Trung Quốc về nước đều có đưa thơ tiễn Tống để khoa trương văn hoá, bắt đầu thực là tự đây”.

Phải chăng, Vua Lê Đại Hành đã là người đầu tiên thể hiện quan điểm ngoại giao với nước ngoài, phải đề cao vị trí của đất nước mình. Điều đó thể hiện tinh thần tự hào dân tộc mà công lao đều là do các nhà sư, tức là do Phật giáo.

Dận tộc ta, đầu tiên có chữ viết là chữ Hán (chữ Trung Quốc). Trước thời Đinh, đã có những bài văn, bài thơ viết bằng chữ Hán nhưng chưa dài và nhuần nhuyễn.Ngô Quyền từ năm 938 đã có bài “’Dự đại phá Hoằng Thao chi kế” (Bày kế hoạch đánh tan quân Hoằng Thao). Nhưng đây chỉ là bài ghi lại lời nói không thể coi là bài văn viết. Đến năm 979, sau khi giết em là Hoàng Thái Tử Đinh Hạng Lang, ân hận và đau khổ, Đinh Liễn đã cho làm 100 toà kinh Phật bằng đá hình bát giác, khắc đầy bài kinh bằng chữ Hán gồm 3 phần: lạc khoản, kệ và kinh Đà La Ni. Sau đó đến đời Vua Lê Đại Hành, năm 987, sư Đỗ Pháp Thuận đã làm thơ đối đáp với sứ Tống Lý Giác (như đã nêu ở phần trên), đặc biệt bài từ của Ngô Chân Lưu làm để tiễn Lý Giác:

“Tường quang phong cảnh hảo cầm hàm trương,

Dao vọng thần tiên phục đế hương.

Vạn trùng sơn thuỷ thiệp thương lang,

Cửu thiên quy lộ trường.

Tình thảm thiết,

Đối ly trường,

Phan luyến sứ tinh lang

Nguyện tương thâm ý vị biên cương,

Phân minh tấu ngã Hoàng”

(Nắng tươi gió thuận cánh buồm giương,

Thiền tiên lại đế hương.

Vượt sóng xanh muôn dặm trùng dương,

Về trời xa đường thường.

Tình thắm thiết,

Chén lên đường,

Vin xe sứ vấn vương.Xin đem thâm ý vì Nam cương,

Tâu vua tôi tỏ tường)

(Hà Văn Tấn dịch)

Đây là một bài từ làm theo thể “ Từ” của Trung Quốc, là thể văn có vần điệu, rất thịnh ở thời Tống. Đó là một thể thơ phối hợp với nhạc để hát, nên các câu có thể dài ngắn khác nhau.

Bài từ của Ngô Chân Lưu tiễn Lý Giác, được coi là bài từ cổ nhất hiện còn trong lịch sử văn học cổ điển Việt Nam .

Phan Huy Chú trong “Lịch triều hiến chương loại chí” đánh giá bài từ này là: “Khúc hát hay, cũng đủ khoe có nhân tài, mà quốc thể được thêm tôn trọng, làm cho người Bắc (Trung Quốc) phải khuất phục”.

Bài từ của Ngô Chân Lưu có thể coi là một tác phẩm thơ mở đầu cho truyền thống thơ văn ngoại giao của Việt Nam , có giá trị đặc biệt trong lịch sử văn học dân tộc.

Cùng với thiền sư Đỗ Pháp Thuận, thiền sư Ngô Chân Lưu đã góp phần “Kể từ Đinh Lê dựng nước, đối địch với Trung Hoa, mệnh lệnh từ chương dần dần rõ nét” đó là nhận định của của Phan Huy Chú trong “ Lịch triều hiến chương loại chí”.

Điều đó chứng tỏ các nhà sư đã là những trí thức tài năng, góp phần, có công mở đầu cho văn học viết của đất nước ta. Không có các nhà sư, không có Phật giáo, thì làm sao có được các áng thơ văn viết như thế còn tồn tại đến ngày nay. Chính Phật giáo đã góp phần đặt nền móng cho văn học viết Việt Nam phát triển.

Như thế, có thể nói vặn học viết Việt Nam ra đời từ Phật giáo ở thời Đinh và Tiền Lê.

“Lịch triều hiến chương loại chí” Tập III- (Sđd) Trang 252

Đóng góp quan trọng thứ hai của Phật giáo thời Đinh - Tiền Lê là nhờ có các cột kinh Phật, thư pháp đá đã hình thành, cũng thể hiện nghề chạm khắc đá ở Ninh Bình đã có từ lâu đời.

Ông cha ta đã cho khắc chữ Hán trên đá từ lâu. Trong kho tàng văn bia Việt Nam, mới phát hiện ơ Đông Sơn (Thanh Hoá) một bia đá có niên đại vào năm 618, chạm khắc một ít chứ Hán.

Đến thời nhà Đinh, đạo Phật phát triển mạnh, không chỉ người dân theo đạo Phật mà các Vua, Hoàng tử cũng rất tin vào đạo Phật, muốn làm nhiều điều thiện, tránh làm điều ác. Mùa xuân năm 979, Nam Việt Vương Đinh Liễn la` con trai cả vua Đinh Tiên Hoàng, thấy mình đã chịu nhiều gian khổ, lại có nhiều công lao, không được Vua cha phong làm Thái Tử, nên bực tức, bất bình cho người ngầm giết Hoàng Thái Tử Hạng Lang là em của mình. Sau khi giết em, ân hận và đau khổ, Đinh Liễn bèn cho làm 100 toà kinh Phật bằng đá, hình bát giác dựng bên bờ sông Hoàng Long, bên ngoài Kinh đô Hoa Lư để cầu cho llinh hồn Hạng Lang được siêu thoát, cũng là cầu xin đức Phật tha thứ cho việc làm ác của mình.

Trên các cột kinh Phật đều khắc đầy bài kinh bằng chữ Hán gồm 3 phần: lạc khoản, kệ và kinh Đà La Ni. Hiện nay, chúng ta đã phát hiện được gần 40 cột trong tổng số 100 cột kinh Phật đó.

Như thế, thời nhà Đinh, việc chạm khắc chứ Hán trên đá đã phát triển mạnh, mà những chữ Hán đó lại là kinh Phật. Điều đó thể hiện đạo Phật đã góp phần hình thành bước đầu tiên thư pháp đá ở việt Nam, có từ thời nhà Đinh.

Sang thời Tiền Lê, Vua Lê Đại Hành đã cho khắc chạm một cột kinh Phật đá lớn hơn nhiều so với các cột kinh Phật Đinh Tiên Liễn đã cho tạc. Cột kinh Phật đá của Vua Lê Đại Hành có chiều cao tính từ đá đễn chóp là 4,16 m, gồm 6 bộ phận đã được gá lắp thành. Thân cột cũng hình bát giác (8 cạnh) được chạm khắc khoảng 2.500 chữ Hán là kinh Đà La Ni, Thủ Lăng Nghiêm và bài thần chú ca ngợi sự bền vững của đức hạnh Phật. Cột kinh này được làm vào năm ứng Thiên thứ 2, tức năm 995, hiện còn dựng ở chùa Nhất Trụ thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình ngày nay

Như vậy có nghĩa là từ thế kỷ thứ X ở Ninh Bình đã có nghề chạm khắc chữ Hán trên đá và hình thành một thư pháp trên đá, cách ngày nay trên một nghìn năm.Đây là sự hoá thân của thiên nhiên vào cuộc sống trong môi trường sinh hoạt văn hoá của con người, trước hết đã có ở nơi của Phật.

Nếu không có đạo Phật , không có các kinh Phật thì làm sao có các cột kinh Phật đá đó đã hình thành một thư pháp đá đầu tiên của dân tộc.

Thư pháp đá có nghĩa là chạm khắc chứ Hán trên đá, là loại hình nghệ thuật tinh vi và điêu luyện thể hiện tài năng của các nghệ nhân thời xưa.

Chạm khắc chữ trên gỗ đã là khó. Huống chi đây lại là đá. Đá rắn, cứng giòn, dễ vỡ nên khăc càng khó hơn nhiều. Người khắc chữ phải thận trọng, tỉ mỉ từng nét chữ nhỏ, đục nhẹ nhàng và chuẩn xác đến từng li, làm sao cho chữ phải đúng và đẹp. Mọi chi tiết nhỏ của nét chữ đã khắc là xong, không thể xoá đi làm lại được. Nếu không có bàn tay nghệ thuật của các nghệ nhân tài hoa thì không thể khắc chữ Hán được. Qua đó, chúng ta cũng thấy được , nhờ có đạo Phật mà nghề chạm khắc đá ở thời đó đã phát triển mạnh, để sau này chúng ta mới có một long sàng đá độc nhất vô nhị đặt ở trước đền Đinh, một nàh thờ đá Phát Diệm nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới.

Các cột kinh Phật đá đó là chứng tích thể hiện tài năng, sáng tạo, kỹ thuật tinh xảo, điêu luyện và sức lao động bền bỉ, kiên nhẫn của ông cha ta thời xưa, lưu truyền trường tồn cho các thế hệ mai sau, giữ hộ chúng ta bao điều sáng chói diệ kỳ, cần phải lưu giữ bảo tồn.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.