Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 11/02/2014 20:30 (GMT+7)

Một số biện pháp giảm phân hóa giàu nghèo ở Singapore và gợi ý cho chính sách cho Việt Nam

Tương ứng với quá trình phát triển kinh tế, từ rất sớm do nhiều nhân tố chủ quan và khách quan tác động, Chính phủ Singapore rất chú trọng đến vấn đề phát triển xã hội, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo. Hiện nay tổng thu nhập quốc dân tính theo đầu người của Singapore khoảng 30.000 USD/năm và là nước duy nhấtở ĐôngNam Á không có tình trạng đói nghèo tuyệt đối. Thông qua các chính sách xã hội, mọi người dân đều được hưởng dụng những thành quả của sự phát triển.

Tăng trưởng kinh tế và công bằng xãhội luôn là mục tiêu cơ bản mà Đảng,Nhà nước và nhân dân ta không ngừng phấn đấu để đạt tới. Dovậy, việc vậndụng những kinh nghiệm của Singapore trong phát triển kinh tế gắn với công bằng xã hội, trong đó vấn đề giảm phân hóa giàu nghèo thiết nghĩ là điều rất cần thiết đối với Việt Nam, nhất là trước thực trạng phân hóa giàu nghèo ở nước ta ngày càng gia tăng trong bối cảnh phát triển của kinh tế thị trường; nhằm đạt mục tiêu“dângiàu, nước mạnh,hội công bằng, dânchủ, văn minh”.

1. Một số biện pháp giảm phân hóa giàu - nghèoSingapore

1.1 Tạo việc làm ổn định cho người lao động

Trong nhiều thập niên qua, Chính phủ Singapore luôn nhận thức sâu sắc rằng cơ hội việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đời sốngcủa người dân; nó không những là tiền đề để giải quyết nhu cầu vật chất tối thiểu cho dân chúng mà còn tạo đà cho sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị và công bằng xã hội.

Trong thời kỳ đầu của chiến lược công nghiệp hóa hướng ngoại, để giải quyết tình trạng thất nghiệp, Singapore chủtrươngthu hút đầu tư vào những ngành công nghiệp chế biến sử dụng nhiều lao động và nhanh tạo ra sản phẩm dành cho xuất khẩu như dệt vải, may mặc xuất khẩu, lắp ráp các thiết bị điện dân dụng và điện tử, lắp ráp các phương tiện giao thông vận tải. Năm 1966 - 1973, riêng ngành công nghiệp chế biến đã giải quyết gần 150.000 việc làm mới cho công nhân. Chính phủ đồng thời đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là ngành xây dựng cơ bản, nhằm tạo ra nhiều việc làm cho dân chúng. Với chính sách này, Chính phủ Singapore trong một thời gian ngắn đã giải quyết được nạn thất nghiệp lan tràn và cố hữu. Tỷ lệ thất nghiệp chiếm 13,5% năm 1959 giảm xuống 10% năm 1965 và đạt mức an toàn là 4,5% vào năm 1973. Tỷ lệ này tiếp tục giảm trong thời gian sau đó và hiện naymức 3,4% (2).Do có đủ công ăn việc làm, thu nhập bình quân đầu người tăng lên, từ 430 USD trong những năm 60 lên 1.300 USD vào năm 1973 (3), con số đó tiếp tục tăng lầnlượtqua các năm 1994, 2000, 2008 là 191.000 USD, 22.000 ƯSD (4), 37.600 USD (5). Sự chênh lệch thu nhập giảm mạnh không chỉ diễn ra giữa các giai tầng mà còn diễn ra giữa các nhóm tộc người, tỷ lệ phần trăm tăng, thu nhập của nhóm người nghèo (tộc người Mã Lai, Ấn Độ) thời kỳ 1966 - 1980 là 5,2%. Tỷ lệ người nghèo cũng giảm xuống hàng năm, thời kỳ thuộc Anh ở Singapore cótới40% số hộ nghèo đói, đến giữa những năm 70 giảm xuống còn 17%. Đến đầu những năm 80 số gia đình nghèo chỉ còn 3,5%và giữa những năm 90 consốđó còn khoảng từ 1 đến2% (6),đặc biệt hiện nay không còn người quá nghèoSingapore.

Bên cạnh dó, Chính phủ Singapore còn chú trọng xây dựng và phát triển các xí nghiệp vừa và nhỏ thông qua các khoản tín dụng ưu đãi và những dịch vụ hỗ trợ đặc biệt. Lựa chọn phát triển xí nghiệp vừa và nhỏ có tầm quan trọng đặc biệt không chỉ đối với tăng trưởng kinh tế mà nó còn có tác dụng đối với việc thực thi dân chủ và tạo lập công bằng. Bởi vì các xí nghiệp vừa và nhỏ có khả năng khai thác có hiệu quả các tiềm năng, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế, đồng thời góp phần giải quyết hàng loạt các vấn đề xã hội khác như: giải quyết việc làm cho lao động, giảm các tệ nạn, cải thiện đời sống người dân... Việc hỗ trợ của Chính phủ không chỉ dành cho các xí nghiệp trong nước mà còn tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho cả xí nghiệp nước ngoài đầu tư vào Singapore khi họ đến đăng ký kinh doanhđây. Hiện tại số xí nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 99% tổng số xí nghiệp; 62% tổng số lao động; 48% tổng số giá trị gia tăng của Singapore (7).

1.2. Nâng cao tố chất người lao động, cải thiện điều kiện làm việc, thực hiện chính sách tiền lương hợp lý

Từ cuối những năm 70, đầu những năm 80, nền kinh tế Singapore phát triển theo hướng hiện đại hóa công nghệ và sử dụng nhiều chất xám. Điều này sẽ làm cho những công nhân lao động phổ thông, trình độ tay nghề thấp có nguy cơ rơi vàothất nghiệp. Để đáp ứng nguồn nhân lực cho quá trình công nghiệp hóa, đồng thời tạo cho mỗi cá nhân, tầng lớp xă hội, sắc tộc có cơ hội ngang nhau trong việc tìm kiếm việc làm, có thu nhập cao, Chính phủ đã chú trọng đầu tư và phát triển nguồn nhân lực. Không phải ngẫu nhiên mà tốc độ đầu tư cho giáo dục của Singapore vượt qua tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm trong nước (GDP), từ năm 1960 đến năm 1990, GDP của Singapore tăng 13,3 lần trong khi đó chi tiêu cho sự nghiệp phát triển giáo dục tăng 15,6 ỉần. Trong cơ cấu chi tiêu của nước này, giáo dục luôn chiếm một vị trí cao với khoảng 1/5 ngân sách toàn quốc.

Từ đầu những năm 60, Chính phủ đã tiến hành sáp nhập các trường của từng nhóm cộng đồng tộc người lại với nhau và thực hiện thống nhất chương trình giảng dạy trong cả nước. Đây là một bước ngoặt quan trọng, bên cạnh việc tạo dựng nên bản sắc quốc gia - dân tộc còn tạo ra sự bình đẳng, cơ hội tìm kiếm việc làm.

Ngay từ đầu những năm 80, trong“Cương lĩnh hành động đến năm 1999",vấn đề nâng cao hơn nữa tố chất của người lao động được Chính phủ quan tâm. Theo đó, các biện pháp được đưa ra như tiến hành cải cách giáo dục cấp phổ thông trong đó có nội dung tăng cường giảng dạy Anh ngữ và Hoa ngữ, khuyến khích và phát động phong trào học thêm ngoại ngữ thứ ba (như tiếng Nhật, Đức hoặc Pháp); tăng cường giảng dạy các môn khoa học - kỹ thuật; tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và đào tạo lại một cách liên tục; mở rộng hệ thống các trường dạy nghề công nghiệp và các trường đại học công nghệ.

Từ năm 1996 đến nay khi lựa chọn hội nhập vào nền kinh tế tri thức, Singapore đã nỗ lực hết mình trong việc đầu tư và thích ứng nguồn nhân lực. Bộ Nhân lực được thành lập theo kiến nghị của ủy ban Cạnh tranh Singapore (CSC) và một kế hoạch chiến lược nhân lực đựợc gọi“Kế hoạch nhân lực 21”đã được lập ra.

Vào những năm 80, ở Singapore có sự hiện diện của Quỹ phát triển kỹ năng. Các xí nghiệp, công ty hàng tháng đóng góp2%thu nhập. Mục đích của quỹ này là tài trợ cho những công nhân có thu nhập thấp trong các xí nghiệp, cho họ học thêm hoặc cho đào tạo lại. Ngoài ra, Chính phủ kêu gọi các công ty, tổ chức quốc tế và các chính phủ trên thế giới giúp đỡ về nguồn vốn, thiết bị kỹ thuật, giảng viên và chương trình giảng dạy để thành lập các trung tâm đào tạo và nghiên cứu tại nước này. Ngoài mục tiêu tạo thêm nguồn vốn cho phát triển nguồn nhân lực, việc làm trên là một trong những cách thức tốt nhất cho lực lượng lao động tiếp cận và lĩnh hội một cách nhanh chóng những kiến thức và công nghệ tiên tiến của thế giới. Nhiều trung tâm nghiên cứu và đào tạo do người nước ngoài giúp đỡ được xây dựng ở nước này như Học viện Nhật - Singapore, Học viện Pháp - Singapore, Học viện Đức - Singapore, Trường Mỹ - Singapore... Chính phủ còn khuyến khích các tổ chức cộng đồng dân sự và sắc tộc góp tiền của xây dựng trường học và cấp học bổng cho các đối tượng nghèo. Đây được xem là một mắt xích cơ bản của chiến lược phát triển nguồn nhân lực đi đôi với phát triển công bằng xă hội mà Singapore đã và đang nỗ lựctheođuổi.

Cùng với quá trình phát triển kinh tế, ở nhiều nước công nhân phải lao động trong những môi trường độc hại, kết quả là cókhôngít công nhân mắc phải các bệnh nghề nghiệp do không được trang bị các thiết bị bảo vệ an toàn lao động; hay ở nhiều nướcđãxảy ra tình trạng bạc đãi giữa chủ và thợ. Singapore từ khá sớm đã thấu hiểu tầm quan trọng trong việc đảm bảo điều kiện làm việc tốt nhất cho công nhân, xây dựng môi trường xí nghiệp tốt đẹp, coi trọng vai trò và vị trí cùa công đoàn - cầu nối của sự hài hòa trong xí nghiệp. Việc đảm bảo sức khỏe cho công nhân tạo điều kiện cho họ có đủ năng lực làm việc, ổn định và nâng cao thu nhập; môi trường xí nghiệp ổn định là cơ sở cho các doanh nghiệp nước ngoài yên tâm đầu tư, thông qua đó tạo thêm nhiều việc làm cho những người lao động.

Năm 1986, Chính phủ thông qua Luật Tuyển dụng lao động và Luật Quan hệ lao động (sửa đổi), sau đó là Luật Công đoàn (sửa đổi). Những điều luật này quy định rõ ràng các điều kiện làm việc tối thiểu và đặt ra những giới hạn về trợ cấp, những khoản thưởng làm thêm giờ và trợ cấp thêm. Luật còn đưa ra điều khoản cho các ngày nghỉ, nghỉ phép thường niên, nghỉ thai sản và nghỉ bệnh... Đại hội Nghiệp đoàn toàn quốc (NTƯC) mở rộng các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe, thậm chí có những khách sạn nghỉ mát ở bãi biển dành cho công nhân. Hơn nữa, NTUC còn phát triển các khu chung cư có chất lượng mà các hội viên có thể mua được...

Phân phối công bằng là một công cụ hữu hiệu trong việc rút ngắn khoảng cách giàu - nghèo, trong đó công cụ cơ bản nhất là phân phối thu nhập và chính sách quan trọng nhất là chính sách tài chính tiền lương. Singapore đã thực hiện biện pháp điều chỉnh tiền lương giữa các ngành nghề và khu vực kinh tế. Trước năm 1968, những người làm nghề buôn bán, dịch vụ tài chính thường có thu nhập cao hơn các ngành nghề khác từ 3 đến 4 lần. Tuy nhiên, đến đầu những năm 80, lương cho công nhân áo xanh đã tương đương với những người làm việc trong lĩnh vực buôn bán - dịch vụ. Mức lương còn được điều chỉnh giữa khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân, trong những năm 1966 - 1976, mức lương của khu vực kinh tế quốc doanh thường cao hơn khu vực kinh tế tư nhân từ 20 - 30%, tình trạng này không còn tồn tại vào đầu những năm 80 (8). Thêm vào đó, sự chênh lệch giữa các cộng đồng dân cư cũng rút ngắn lại. Chính sách trên đã góp phần tạo nên sự ổn định chính trị, công bằng xã hội và hòa hợp dân tộc ở đảo quốc này.

Chính sách bảo hiểm xã hội và thực hành tiết kiệm cũng đóng góp không nhỏ vào xóa đói giảm nghèo và tăng công bằng xã hội của Singapore. Quỹ Dự phòng Trung ương (CPF) được thành lập năm 1955, trước hết nhằm đảm bảo thu nhập cho công nhân có thu nhập thấp khi vềhưuhoặc không còn khả năng lao động. Mỗi công dân Singapore thu nhập bằng lương phải nộp một khoản tiền từ 20 - 30% lương hàng tháng vào CPF. Những người gửi tiền vào quỹ này sè được lĩnh cả gốc lẫn lãi một lần sau khi về hưu. Khi ốm đau, khi có công việc lớn có thể rút một phần khoản tiền này. Việc thực thi chính sách này đã giúp Chính phủ thu gom được một khoản tiền rất lớn, có thể dùng để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà ở công cộng. Chính sách cưỡng bức tiết kiệm đã làm cho chỉ số tích lũy lên cao.Đầu năm 1960 đạtở mức0 thì đến những năm 1970 - 1980 tỷ lệ tiết kiệm tư bản nội địa bình quân hàng năm khoảng 30 - 35% tổng thu nhập nội địa. Ngoài ý nghĩa tạo nguồn vốn và góp phần điều tiết tiền tệ trong nước, chính sách thực hành tiết kiệm còn mang lậi tính ổn định và công bằng xã hội. CPF không chỉ là một quỹ hưu trí thuần túy mà còn là một hệ thống bảo hiểm xã hội về an sinh xã hội một cách toàn diện. Mỗi thành viên của quỹ này có thể sử dụng khoản tiền mà mình đã tích lũy được để mua một căn hộ của nhà nước với giá ưu đãi, hoặc có thể thanh toán các khoản chi phí cho y tế, giáo dục, hoặc dùng để muacổ phần ở một công ty nào đó. Như vậy,thông qua CPF Chính phủ Singapore đã tạo cho người dân có khả năng tự lực nhiều hơn trong cuộc sống.

Singapore đã sử dụng biện pháp tài chính làm tăng công bằng xã hội, đó là đánh thuế thu nhập. Với nguyên tắc lương càng cao, thu nhập càng lớn thì khoản thuế đóng góp cho nhà nước càng nhiều. Đôí với những người lao động với mức thu nhập vừa đủ sống thì không bị đánh thuế.

1. 3. Chính sách phúc lợi về nhà ở

Mặc dùnhấtquán với nguyên tắc không hướng chính sách phúc lợi vào việc thỏa mãn một cách bình quân chủ nghĩa những nhu cầubản của nhân dân. Tuy nhiên, Chính phủ Singapore rất chủ trọng đến các nhu cầu về nhà ở, dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe cũng như giáo dục con cái của tầng lớp có thu nhập thấp trong xã hội. Đặc biệt Singapore đã thực hiện rất thành công chương trình phúc lợi về nhà ở.

Năm 1960, Hội đồng Phát triển nhà ở Singapore (HDB) được thành lập. HDB phối hợp với CPF trở thành công cụ quan trọng trong việc cung cấp nhà ởnhằm ổn định và đảm bảo cuộc sống của người lao động. Từ năm 1964, Singapore bắt đầu thực hiện chính sách“người người có nhà ở".Từ năm 1968, nước này thực hiện chế độ “để dành tiền mua nhà”.Phần lớn các gia đình đều mua nhà dưới hình thức để dành tiền do nhà nước trung ương đứng ra quản lý. Chính phủ cho các hộ mua nhà vay với lãi suất cao hơn 0,1 % lãi suất tiền gửi của họ vào tiết kiệm để dành mua nhà. Người mua tùy điều kiện gia đình có thể trả dần dần hay trả một lần. Từ năm 1960 đến năm 1991, 539.602 căn hộ khép kín và 5.258 căn hộ trung bình trả góp và phòng tập thể đã được bán cho nhân dân (9). HDB là cơ quan phát triển nhà ở đồng thời cũng là cơ quan quy định giá nhà. Giá nhà được quy định khác nhau cho phù hợp với thu nhập, nhu cầu và sở thích của người mua. HDB cung cấp những căn hộ với giá rẻ (thường chỉ bằng một nửa giá nhà của tư nhân) và thực hiện chính sách trợ giúp nhà ở cho những người nghèo, người già, người sống độc thân, người tàn tật...Nếu như năm 1960, hầu như 100% số người được sống trong những căn hộ do HDB xây dựng dưới dạng thuê mướn, thì con số đó còn lại khoảng 13 % vào năm 1993. Ngược lại, số người có sở hữu nhà ở do Nhà nước xây dựng tăng từ 62 % năm 1981 lên 87%năm 1993 và con số đó đạt tới 93%vào năm 2004 (10). về thiết kế diện tích các căn hộ, lúc đầu xây nhỏ sau xây rộng hơn, nếu những năm 70 - 80 phần lớn căn hộ do nhà nước xây dựng mà người dân thuê chỉ có 2 - 3 phòng thì sang những năm 90, số hộ cósởhữu 4 phòng tăng lên rất nhanh, đặc biệt nhiều hộ có thu nhập thấp cũng mua được loại sang trọng này.

Với chính sách phúc lợi về nhàhiệu quả, Chính phủ Singapore đã củng cố được niềm tin đối với quần chúng nhân dân, thực hiện hòa hợp dân tộc, góp phần ổn định chính trị và chế độ xã hội. Thành tựu này đồng thời làm tăng cơ hội việc làm trong lĩnh vực xây dựng và hơn hết nó trở thành nhân tố kích thích sự phát triển có công bằng, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo vốn tồn tại cá hữu, dai dẳng và đồng hành với lịch sử tiến triển của loài người.

Mặc dù giá nhà ở tăng nhanh hơn nhiều lần so với mức lương của người lao động, song hầu hết các hộ gia đình có thu nhập thấp đã sở hữu được nhàở.Một trong những nguyên nhân chính là người dân nước này nhận được các khoản ưu đãi và trợ giá về nhà ở. Trong đó, tầng lớp có thu nhập trung bình thấp được hưởng lợi nhiều nhất (những người này được cắt giảm thuế thu nhập, các khoản đóng góp khác). Mặt khác, vào những năm 1980 - 1990 họ nhận được 20.000 SGD/năm (bao gồm khoản bao cấp nhà ở và các nguồn phúc lợi khác). Tiếp đó, hộ có thu nhập thấp (chiếm 20%) cũng được hưởng 19.000 SGD/năm. Những người có thu nhập trung bình cao (khoảng 20%) cũng nhận được 4.000 SGD. Trái lại, tầng lớp thượng lưu giàu có nhất (10%) hàng năm phải đóng góp vào phúc lợi 14.000 SGD (chủ yếu là thuế thu nhập) (11). Với chính sách này, Chính phủ Singapore đã hạn chế hố ngăn cách giàu nghèo đang có xu hướng ngày càng dãn ra.

Trong những năm gần đây, ở Singapore khoảng cách giàu nghèo vẫn có sự gia tăng, đặc biệt do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ của khu vực năm 1997 và tầng lớp có thu nhập thấp bị thiệt hại nặng nề nhất. Tuy nhiên, những nỗ lực của Singapore trong việc giảm phân hóa giàu nghèo rất đáng ghi nhận.

2. Liên hệ với Việt Nam

Việt Nam đã đạt được những thành quả đáng kể trong quá trình đổi mới nhưng tỷ lệ người nghèo cònmức khá cao và sự chênh lệch về mức thu nhập giữa thành thị và nông thôn, giữa các giai tầng trong xã hội có khuynh hướng mở rộng. Cho đến năm 2009, Việt Nam có khoảng 2 triệu hộ nghèo chiếm 11% tổng số dân. Chênh lệch về thu nhập giữa 20% nhóm giàu và 20% nhóm nghèo từ 4,3 lần năm 1993 lên 8,14 lần năm 2002, chênh lệch giữa 10% nhóm giàu nhất và 10% nhóm nghèo nhất từ 12,5 lần năm 2002, tăng lên 13,5 lần năm 2004 (12). Riêng năm 2010, thu nhập bình quân đầu người/tháng của hộ giàu nhất gấp 9,2 lần số hộ nghèo nhất (13). Rõ ràng việc đổi mới, phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, tất yếu sẽ dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước, cộng đồng xã hội cần có những chính sách thỏa đáng và biện pháp hợp lý đối với các nhóm xã hội yếu thế, tầnglớphội yếu thế.

Từ việcnghiêncứu một số giải pháp giảm phân hóa giàu nghèo của Singapore trong quá trình công nghiệp hóa và hiện nay, Việt Nam có thể liên hệ, vận dụng vấn đề này trong quá trình còng nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưsau:

-                      Việt Nam cẩn đẩy mạnh đầu tư phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu có hàm lượng lao động cao, có khả năng cạnh tranh tương đối lớn trên thị trường thế giới, đặc biệt là các ngành công nghiệp gia công chế biến nông sản xuất khẩu (lúa, cây công nghiệp) cũng như lâm, bải thủy sản .(Chínhsách này một mặt phát huy lợi thếsosánh của Việt Nam khi bắt tay vào quátrìnhcông nghiệp hóa đó là nguồn lao động giá rẻ, cần cù, chịu khó đồng thờitạo ra nhiều cơ hội việc làm chongườilao động. Tuy nhiên, lợi thế về lao động đông đảo, lương thấp và cần cù, chịu khó không phải là một lợi thế lâu dài; lợi thế này sẽdần mất đi và nhường chỗ cho lợi thế về đội ngũ lao động chất xám cao (14). Chính vì vậy, cần phải có chiến lược lâu dài đó là chú trọng và đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Trước hết, cần có chiến lược đầu tư cho sự nghiệp“trồng ngườ)lớn hơn nữa thể hiệnviệc tăng kinh phí cho giáo dục - đào tạo trong ngân sách quốc gia. Không ngừng nâng cao chất lượng, mặt bằng và công bằng giáo dục giữa các giai tầng, không chỉ dừng lại ở việc nâng cao dân trí mà còn tạo khả năng hướng nghiệp, nâng cao năng lực tự thân để mỗi cá nhân có thể tự đứng vững. Thêm vào dó, cần có những chế độ chính sách ưu tiên giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùngcao và chú trọng hơn đến các loại hình giáo dục đặc biệt chonhững ngườikhuyết tật, đưa họ hòa nhập vào cộng đồng vàgóp phần hữu ích cho xã hội. Tất cả đều nhằm tạo ra cho mỗi cá nhân, tầng lớp xã hội, các dân tộc có cơ hội ngang nhau trong việc tìm kiếm việc làm, có thu nhập cao và tránh tình trạng tái thất nghiệp.

-                    Ngoài ra, cần khuyến khích, nângđỡ sự phát triển của các xí nghiệp nhỏ và vừa, vì đây là nơi thu hút nhiều lao động và là những thành phần thường bị yếu thế trong xã bội. Cần tạo điều kiện để các xí nghiệp đó tiếp cận dễ dàng và bình đẳng với những biện pháp yểm trợ về tín dụng, thông tán về thị trường, về kỹ thuật...

-                    Đầu tư phát triểnsở hạ tầng, hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước, đơngiản hóa các thủ tục hành chính... nhằmthu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Thông qua đó hình thành các xí nghiệp, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, giúp người lao động có cuộc sống tốt hơn với thu nhập cao hơn so với lao động trong các đơn vị không có nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

-               Thực hiệnchínhsách tiền lương hợp lý, giảm cách biệt mức lương giữa các ngành nghề, và các khu vực kinh tế. Nhà nước cần điều tiết thu nhập qua các sắc thuế, đặc biệt đánh thuế thu nhập cánhân để giảm bớt sự chênh lệch thu nhập giữa các tầng lớp dân cư và huy động đóng góp của những người có thu nhập cao vào sự phát triển xã hội.

-                    Phát huy hơn nữa vai trò của Nhà nước trong việc giải quyết chênh lệch giàu nghèo, bất bình đẳng thu nhập ở nước ta hiện nay. Nhà nước cần tạo ra mạng lướibảo hiểm và an sinh xã hội một cách toàn diện để bảo vệ các hộ gia đình trước những rủi ro, giữ cho họ không phải lâm vào tình trạng khốn cùng và tạo điều kiện để họ đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Song hành với quá trình công nghiệp hóa là sự phát triển của đô thị.Do đó, chính sách phát triển đô thị phải đi liền với việc cải thiện cuộc sống của tầng lớp người nghèo ở đây và hạn chế tình trạng người nghèo tăng lên trong quá trình công nghiệp hóa. Ở thành thị hiện nay, giá nhà, giá đất đang tăng lên ồ ạt, hệ quả là làm giảm sức mua của các thành phần có thu nhập cố định hoặc tăng chậm, theo đó sẽ làm cho tỷ lệ số người không nhà hoặc phải sống trong những ngôi nhà tồi tàn, thiếu vệ sinh tăng lên. Điều đáng quan ngại nhất là một số người có cuộc sống tương đối ổn định giờ phải rơi xuống tầng lớp nghèo. Chính vì lẽ đó, Chính phủ cần có những chính sách bình ổn giá đất và giá nhà, xúc tiến xây dựng các khu nhàtập thể đảm bảo tiêu chuẩn và cung cấp với giá rẻ cho nhân dân lao động.

-                    Trên đây là một số biện pháp giảm phân hóa giàu nghèo được thực hiện khá thành côngSingapore trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Và trong chừng mực nhất định, tác giả đã có sự liên hệ vấn đề này ở Việt Nam, từ đó bước đầu đưa ra một số biện pháp mà Việt Nam cần thực hiện trong quá trình phát triển của mình nhằm giảm bớt khoảng cách giàu nghèo, tạo nên sự ổn định và đồng thuận xã hội rộng lớn cho việc đẩy mạnh còng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước./.

CHÚ THÍCH

1.http://vi.wikipedia.org/wiki/Singapore

2.Dương Văn Quảng (2007),Singapore đặc thù và giải pháp,Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

3.Trần Khánh (2004), “Phân phối thu nhập và công bằng xã hội: trường hợp của Singapore”,Tạp chí Xã hội học,số2,tr 80.

4.Trần Văn Hiếu (2004),Phát triển bền vững và biểu hiện của nó ở Singapore 1965-2000,Luận văn Thạc sỹ sử học, Chuyên ngành Lịch sử Thế giới cận và hiện đại thế giới, Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

5.Nguyễn Hồng Sơn - Nguyễn Mạnh Hùng (2009), “Phát triển nền kinh tế do dịch vụ dẫn dắtSingpore: Những điều chỉnh chiến lược, các điều kiện thúc đẩy và giải pháp cơ bản”, Tạp chíNhững vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, số 5, tr.41.

6.Trần Khánh (1995),Cộng hòa Singapore 30 năm xây dựng và phát triển, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

7.http://www.tinkinhte.com

8.Trần Khánh (2004), “Phân phối thu nhập và công bằng xã hội: trường hợp của Singapore”, tlđd

9.Trần Tuấn (2007), “Chăm lo nhàcho toàn dân bài học kinh nghiệm Singapore”,Tạpchí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới, số 9, tr 79.

10.          Dương Văn Quảng (2007),Singapore đặc thù và giải pháp,tlđd.

11.          Trần Khánh (2004), “Phân phối thu nhập và công bằng xã hội: trường hợp của Singapore”, tlđd

12.          http://vi.wikipedia.org/wiki/Nghèo

13.          http://www.tienphong. vn/Thoi-Su/544352/Chenh-lech-giau-ngheo-tai-Viet-Nam-len-toi-92-lan-tp.html

14.          Hoàng Văn Hiển (2008), Quá trình phát triển kinh tế - xẫ hội của Hàn Quốc (1961- 1993) và kính nghiệm đối với Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Xem Thêm

Đắk Lắk: Góp ý kiến văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng
Ngày 13/6, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức góp ý kiến đối với dự thảo kế hoạch tổ chức hội nghị lấy ý kiến văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng và dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025 – 2030.
Hà Giang: Góp ý dự thảo sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm
Ngày 13/6, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp hội) tỉnh đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá (CLSPHH). Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh, các hội thành viên Liên hiệp hộivà các chuyên gia TVPB.
Đắk Lắk: Hội nghị phản biện Dự thảo Nghị quyết về bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở
Sáng ngày 27/5/2025, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk (Liên hiệp hội) đã diễn ra Hội nghị phản biện và góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đắk Lắk về việc quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.