Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 26/01/2006 14:53 (GMT+7)

Một quyết định của lịch sử đối với ngành năng lượng nguyên tử nước ta

Nội dung của chiến lược gồm 3 chương:

Chương I – Tình hình và triển vọng ứng dụng năng lượng nguyên tử.

Chương II – Quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ ứng dụng năng lượng nguyên tử ở Việt Nam.

Chương III - Giải pháp thực hiện chiến lược

Khoa học nguyên tử đến với nhân dân ta khi những bệnh nhân ung thư đầu tiên được điều trị bằng những chiếc kim radi được gửi từ Paris sang cho Viện Radium Hà Nội (nay là Bệnh viện K) thành lập năm 1923, mỗi chiếc kim đều được kèm theo một giấy chứng nhận, hiện còn được lưu giữ trong hồ sơ của bệnh viện K ghi hoạt độ phóng xạ và đặc điểm kỹ thuật với chữ ký bằng mực xanh của Giám đốc Viện Radium Paris, nhà Nữ bác học người Pháp gốc Balan Marie Curie, hai lần được tặng giải thưởng Nobel.

Sau năm 1954, ở miền Bắc nước ta, ngành y tế bắt đầu nhập máy chiếu xạ cobal – 60 để điều trị bệnh ung thư và từ năm 1970 bắt đầu nhập chất đồng vị phóng xạ ngắn ngày (như iot.131, Phôtpho.32…) để chẩn đoán và điều trị bệnh tại hai cơ sở y học hạt nhân ở Bệnh viện Bạch Mai và Viện Quân y 103. Ngành Địa chất, với sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô (cũ), đã nhập nguồn phóng xạ vào để sử dụng trong công tác thăm dò và đánh giá trữ lượng khoáng sản.

Từ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đến nay, với việc thành lập Viện nghiên cứu Hạt nhân (sau là Viện năng lượng Nguyên tử Việt Nam) vào năm 1976, cách đây vừa đúng 30 năm, với việc chính thức gia nhập cơ quan năng lượng Nguyên tử Quốc tế (International Atomic Energy Agency, viết tắt là IAEA) vào năm 1978, với việc khôi phục và nâng công suất lò phản ứng hạt nhân. Đà Lạt vào năm 1984… ngành hạt nhân nước ta đã từng bước phát triển, phục vụ kinh tế và đời sống của nhân dân ta. Từ 3 cơ sở y học hạt nhân ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh năm 1975, đến nay đã có gần 30 cơ sở ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước, được trang bị máy móc hiện đại và sử dụng chất đồng vị phóng xạ, một phần nhập của nước ngoài, một phần sản xuất tại lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. Trong các ngành: Nông nghiệp, Ngư nghiệp, kỹ thuật hạt nhân đang được sử dụng để tạo ra giống cây trồng mới, bảo quản lương thực và thực phẩm. Trong Ngành Công nghiệp, kỹ thuật hạt nhân được áp dụng trong việc kiểm tra các công trình xây dựng và giao thông vận tải, trong các nhà máy giấy, ximăng, hoá chất, trong công nghiệp dầu khí, trong nghiên cứu thuỷ văn, nghiên cứu sa bồi, v.v… Đội ngũ cán bộ khoa học ngành hạt nhân ngày càng lớn mạnh, một phần đào tạo trong nước, một phần đào tạo ở nước ngoài.

Sau khi tổng kết tình hình trên thế giới và trong nước, bản Chiến lược nêu lên mục tiêu từ nay đến năm 2020 là một mặt phát triển rộng rãi và có hiệu quả việc sử dụng các chất đồng vị phóng xạ và kỹ thuật hạt nhân (gọi chung là sử dụng năng lượng bức xạ) phục vụ kinh tế và đời sống, một mặt tích cực chuẩn bị để khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở nước ta vào khoảng năm 2015 và từng bước nâng tỷ lệ điện hạt nhân trong tổng sản lượng điện lên khoảng 11% vào năm 2025 và 25 – 30% vào năm 2040 – 2050.

Thời gian một phần tư thế kỷ từ năm 1954 đến 1979 có thể xem là thời hoàng kim của điện hạt nhân. Với ưu điểm là một lượng nhỏ urani có thể thay thế cho hàng tấn nhiên liệu cổ điển, diện tích nhà máy gọn nhẹ, thời gian xây dựng nhanh, không thải ra khí hiệu ứng nhà kính làm thay đổi khí hậu toàn cầu,… điện hạt nhân được xem là nguồn năng lượng của tương lai. Hàng loạt nhà máy điện hạt nhân được xây dựng ở nhiều nước trên thế giới.

Sau tai nạn nhà máy điện hạt nhân Three Mile Island ngày 18.3.1979 ở Mỹ và đặc biệt là thảm hoạ Tchernobyl ở Ucraina ngày 26.4.1986, cách đây 20 năm, thái độ đối với điện hạt nhân đã phân hoá. Mỹ và các nước Tây Âu (trừ Pháp) ngừng xây dựng thêm nhà máy thuỷ điện hạt nhân. Có nước như Thuỵ Điển và Đức tuyên bố đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân. Trái lại, các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ vẫn tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển điện hạt nhân, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế và sinh hoạt.

Hai mươi năm đã trôi qua, bóng ma Tchernobyl đang lui dần vào dĩ vãng, sự tin cậy điện hạt nhân đang dần dần được hồi phục. Trong các nước Tây Âu, Phần Lan là nước đầu tiên tiếp tục xây dựng nhà máy điện hạt nhân sau nhiều năm bị gián đoạn. Năm 2005, sau khi Quốc hội bỏ phiếu thông qua, Phần Lan khởi công xây dựng lò phản ứng EPR (European Pressurized Water Reactor – Lò phản ứng nước áp lực châu Âu) thuộc thế hệ thứ ba đầu tiên trên thế giới công suất 1.600MW (công suất Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình của ta là 1.920MW), dự kiến năm 2009 sẽ hoàn thành. Một lò phản ứng EPR thứ hai dự kiến sẽ được xây dựng tại Elamanville trên bờ biển Normandie miền Tây nước Pháp.

Ngay trên bờ biển tỉnh Quảng Đông giáp giới nước ta, Trung Quốc đã xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân Daya Bay và Ling Ao hoàn thành vào năm 1994 và 2002, mỗi nhà máy công suất gần 2.000MW (2 triệu kW) với hai lò phản ứng nước áp lực (PWR – Pressurized Water Reactor) do Pháp chế tạo, Trung Quốc dự định đưa công suất điện hạt nhân lên 20 triệu kW vào năm 2010 và 30 – 40 triệu kW vào năm 2020.

Ở nước ta, theo tính toán của ngành năng lượng, với mức độ tăng trưởng GDP hàng năm là 7,2% cho giai đoạn 2001 – 2020, nhu cầu điện vào năm 2020 sẽ là 201 tỷ kWh, tính theo đầu người cho dân số 100 triệu người thì bình quân sản lượng điện theo đầu người là 2.010 kWh/năm, cũng mới chỉ bằng mức của Thái Lan và 2/3 mức của Malaysia hiện nay. Khả năng huy động tối đa các nguồn năng lượng nội địa vào năm 2020 chỉ vào khoảng 165 tỷ kWh, tính ra còn thiếu khoảng 36 kỷ kWh. Lúc ấy, để bảo đảm nhu cầu sản xuất và sinh hoạt, trong khi các nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời, sức gió…) chỉ có tính cách phụ trợ, chúng ta không thể không đưa điện hạt nhân vào nước ta.

Tôi nhớ lại cũng ngày này các đây đúng 30 năm, vào giữa tháng 1.1976 với tư cách là thành viên Ban Năng lượng của Đảng chuẩn bị cho Đại hội IX, tôi được đi theo Trưởng ban Nguyễn Chấn, Bộ trưởng Bộ Điện – Than vào thành phố Hồ Chí Minh báo cáo về Quy hoạch năng lượng trong kế hoạch 5 năm 1976 – 1980 và tôi được báo cáo trực tiếp về đề án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên và đề án phát triển năng lượng tái tạo ở nước ta. Nghe tôi báo cáo xong, Thủ tướng Phạm Văn Đồng có nói “Điện nguyên tử là xu thế chung của thế giới hiện nay, các nước anh em làm, ta cũng sẽ phải làm, còn bao giờ làm thì các đồng chí khoa học cần bàn kỹ với nhau”.

Quyết định 01/2006 QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ vào ngày đầu năm cùng với bản “Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình đến năm 2020” mở ra một giai đoạn mới cho Ngành hạt nhân nước ta, khích lệ toàn ngành nỗ lực vượt bậc để thực hiện các mục tiêu đề ra trong bản chiến lược, đem những thành tựu của ngành hạt nhân phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân, đưa đất nước nhanh chóng tiến lên văn mình, hiện đại.

Nguồn: Người Đại biểu Nhân dân, 17 /1 / 2006

Xem Thêm

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ngãi: Tìm giải pháp hoạt động có hiệu quả cho hợp tác xã
Sáng ngày 26/11, tại thành phố Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn phản biện “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2025 – 2030”.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.