Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 22/07/2005 14:23 (GMT+7)

Một cách làm nọc tiêu bền, rẻ tiền

Gỗ khi vừa chặt hạ được bóc vỏ, từ gốc đến ngọn quấn băng thuốc XN5, thuốc sẽ thẩm thấu sâu vào gỗ. Sau một tuần, gạt bỏ băng và hóa chất còn bám trên bề mặt nọc. Cách làm này rất đơn giản, tiện lợi.

Nông dân ở vùng sâu, vùng xa khi được cung cấp băng tẩm (do Trung tâm Phát triển công nghệ lâm sản đã chế tạo sẵn thành thương phẩm) đều có thể tự làm nọc ngay tại vườn tiêu nhà mình.

Do thuốc thấm sâu vào gỗ, có khả năng chống mối, mục mà từ loại gỗ tạp không thể để ngoài trời quá vài tháng, nay có độ bền tới hàng chục năm. Đặc biệt, loại nọc mới rất rẻ, giá thành toàn bộ một cây nọc sau tẩm chưa đến 40.000 đồng, tức bằng 1/10 nọc bằng gỗ căm xe hay xây trụ gạch.

Từ năm 2001, tại các khu vườn thực nghiệm của Viện Khoa học lâm nghiệp VN đặt ở hai tỉnh Bình Dương và Quảng Bình, nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Nguyễn Chí Thanh đã dùng loại nọc tiêu mới, đến nay hồ tiêu đã bói quả vụ đầu.

Cây tiêu bám chắc vào nọc, phát triển tốt. Hạt hồ tiêu được đem phân tích tại Viện Kiểm nghiệm dược Bộ Y tế, không có thành phần hóa chất độc hại. Cách làm này cũng có thể áp dụng làm trụ đỡ cho vườn trồng thanh long.

Được biết, Trung tâm Phát triển công nghệ lâm sản có một chi nhánh ở 64 Phạm Văn Hai, Q.Tân Bình, TP.HCM, có thể cung cấp đầy đủ các loại vật tư cùng hướng dẫn cách làm nọc cho người trồng hồ tiêu.
                                            Nguồn: tuoitre.com.vn   19/7/2005

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.
Tìm giải pháp phát triển mô hình các tạp chí khoa học
Ngày 4/10 tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (Vusta) đã tổ chức hội thảo “Giải pháp phát triển mô hình các tạp chí khoa học” . Phó Vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Gia Hưng và Trưởng ban Truyền thông và phố biến kiến thức Vusta Lê Thanh Tùng chủ trì hội thảo.

Tin mới

Hà Nội xuất sắc đoạt giải Đặc biệt Cuộc thi lần thứ 20
“Mô hình Địa đạo Củ Chi” của nhóm học sinh trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội sử dụng Pin năng lượng mặt trời, đây là sản phẩm STEM điển hình trong việc tích hợp kiến thức lịch sử, địa lý trên nền tảng toán học, vật lý, công nghệ, kỹ thuật, tự động hóa dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại tạo ra trải nghiệm tốt nhất giúp học sinh trải nghiệm hoàn toàn mới khi học lịch sử… đã xuất sắc đoạt giải Đặc biệt.
Đề xuất giải pháp quản lý, vận hành, khai thác công trình cấp nước sạch trong xây dựng nông thôn mới
Nước là nguồn tài nguyên quý giá quyết định sự tồn tại của con người cũng như sự sống của sinh vật trên trái đất. Nước không chỉ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người mà còn có ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống người dân, sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội. Trong xây dựng nông thôn mới, việc bảo đảm cung cấp nước sạch là một trong những tiêu chí quan trọng.
Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Nâng cao nhận thức cho người lao động về an toàn vệ sinh lao động
An toàn vệ sinh lao động là công việc không của riêng ai, giải pháp cải thiện điều kiện lao động là yếu tố then chốt giảm dần độc hại của môi trường làm việc cho người lao động. Việc đánh giá, phân loại nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm được thực hiện một cách chính xác, công bằng, hợp lý, hài hòa, sẽ giúp cải thiện điều kiện lao động…