Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 19/07/2021 17:07 (GMT+7)

Molnupiravir: Niềm hy vọng chấm dứt đại dịch toàn cầu

Hãng dược phẩm Merck của Mỹ và công ty Ridgeback Biotherapeutics của Đức vừa thông báo thuốc uống Molnupiravir, điều trị COVID-19 cho bệnh nhân từ nhẹ đến trung bình, cho kết quả đầy hứa hẹn dù mới đang trong quá trình thử nghiệm giai đoạn 3.

Molnupiravir là thuốc điều trị Covid-19 bằng đường uống, đang được thử nghiệm ở giai đoạn 3.

Thêm một niềm hy vọng

Sau hơn một năm xảy ra đại dịch Covid-19 do chủng mới của virus SARS-CoV-2, các nỗ lực tiêm chủng quốc tế đang giúp thế giới tiến gần hơn đến việc chấm dứt đại dịch này. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của các biến chủng mới nguy hiểm, dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp và chưa thể thấy điểm dừng.

Theo trang thống kê  Worldometers, tính đến 8h00 ngày 16/7, toàn cầu ghi nhận gần 189,74 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có hơn 4,08 triệu trường hợp tử vong. Trong vòng 24 giờ qua, toàn thế giới vẫn có thêm 554.782 ca mắc mới và 8.451 ca tử vong. Đáng chú ý, chỉ riêng một quốc gia như Brazil - đang đứng đầu thế giới về số ca mắc mới và ca tử vong mới, lần lượt là 52.789 ca và 1.552 ca, cho thấy mức độ khắc nghiệt của dịch bệnh chưa hạ nhiệt.

Mặc dù một số loại thuốc điều trị đã được sử dụng để hỗ trợ bệnh nhân mắc Covid-19 vượt qua cơn trọng bệnh, các nhà khoa học vẫn đang miệt mài tìm ra một loại thuốc kháng virus có hiệu quả chống lại hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng do virus SARS-CoV-2 gây ra.

Gần đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Bắc Carolina ở Chapel Hill (Mỹ) đã giới thiệu một nghiên cứu mới có tên Molnupiravir là thuốc kháng virus đường uống và tác dụng trực tiếp đầu tiên, có hiệu quả cao trong việc giảm mức độ virus lây nhiễm SARS-CoV-2 và axit ribonucleic (RNA) ở mũi họng.

Nghiên cứu công bố trên trang web chuyên ngành khoa học sức khỏe  medRxiv đã công bố thông tin chứng minh, Molnupiravir có cấu hình an toàn và dung nạp thuận lợi, do đó, trở thành một chất kháng virus đầy hứa hẹn, có thể chống lại SARS-CoV-2.

Một số nghiên cứu gần đây đã xác nhận mối liên hệ giữa mức độ virus ARN SARS-CoV-2 ở mũi họng cao và tỷ lệ nhập viện. Tương tự, các nghiên cứu trên động vật cũng đã chứng minh mối liên quan giữa mức độ virus RNA và tốc độ lây truyền.

Nhiễm SARS-CoV-2 có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng ở những người dễ bị tổn thương, chẳng hạn như người già và những người có bệnh nền đi kèm.

Cho đến nay, chưa có phương pháp điều trị nào hiện có sẵn để tiêu diệt loại virus truyền nhiễm này và ngăn chặn sự lây truyền của nó cho người khác. Do đó, các nhà khoa học đang chạy đua để tìm ra một loại thuốc hiệu quả, như thuốc kháng virus đường uống, để giảm sự tiến triển của bệnh, đồng thời tránh nguy cơ lây lan bệnh.

Thuốc kháng virus đầu tiên bằng đường uống và tác dụng trực tiếp

Molnupiravir là một loại thuốc kháng virus đang được thử nghiệm. Thuốc này được sử dụng bằng đường uống và ban đầu được phát triển để điều trị bệnh cúm.

Hiện Công ty Merck của Mỹ (MSD) đã phát triển thuốc Molnupiravir cùng với sự công tác của Công ty Ridgeback Biotherapeutics của Đức. “Liều thuốc hy vọng” này hiện đã đi tới chặng cuối - đánh giá thử nghiệm lâm sàng trong giai đoạn III, trong đó, sử dụng điều trị cho những bệnh nhân Covid-19 không nhập viện, đã được phòng thí nghiệm xác nhận.

Các nghiên cứu tiền lâm sàng đã cho thấy hoạt tính kháng virus phổ rộng của thuốc Molnupiravir chống lại được một số chủng virus corona, bao gồm cả SARS-CoV-2. Trong các mô hình thử nghiệm trên chuột, việc sử dụng Molnupiravir như một phương pháp điều trị và dự phòng đã cho thấy khả năng suy giảm đáng kể sự nhân lên của virus và cơ chế sinh bệnh

Nghiên cứu hiện tại tiếp nối kết quả thử nghiệm thành công trong giai đoạn I,II, đánh giá tính an toàn, khả năng dung nạp và hiệu quả kháng virus của Molnupiravir khi được sử dụng để điều trị bệnh nhân Covid-19.

Mẫu nghiên cứu bao gồm những bệnh nhân ngoại trú đã được xác nhận dương tính với SARS-CoV-2 và triệu chứng khởi phát trong vòng 7 ngày. Những người tham gia nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên để nhận thuốc theo tỷ lệ 1:1 với 200 mg Molnupiravir hoặc giả dược phù hợp; hoặc tỷ lệ 3:1 với Molnupiravir (400 hoặc 800 mg) hoặc giả dược.

Những người tham gia thử nghiệm nhận được thuốc bằng đường uống hai lần mỗi ngày trong 5 ngày, với việc tăng liều được cho phép, sau khi dữ liệu an toàn từ các nghiên cứu hiện tại và các nghiên cứu khác được hoàn thành.

Nhìn chung, trong 202 cá nhân được đưa vào nghiên cứu và nhận được ít nhất một liệu pháp điều trị Molnupiravir hoặc giả dược trong khoảng thời gian từ ngày 19/6/2020 đến ngày 25/1, tại 10 địa điểm ở Mỹ. Trong số này, có 7 bệnh nhân ngừng tham gia thử nghiệm do tác dụng phụ và do người tham gia chủ động rút lui.

Nhóm nghiên cứu đã phân lập được virus lây nhiễm từ 43,5% mẫu gạc mũi họng ban đầu. Vào ngày thứ ba, nhiễm trùng cô lập giảm xuống còn 1,9% ở những bệnh nhân được dùng liều 800mg Molnupiravir, trong khi đó, tỷ lệ này ở những người dùng giả dược là 16,7%.

Thử nghiệm cho thấy, sự phân lập virus lây nhiễm cũng giảm vào ngày thứ 5 ở những bệnh nhân được dùng 400 hoặc 800mg Molnupiravir. Sau 5 ngày, tải lượng virus của bệnh nhân xuống thấp đến ngưỡng không lây lan. Không có bệnh nhân nào ở một trong hai nhóm trên được phát hiện có biểu hiện mức độ vius truyền nhiễm, tỷ lệ này tương đương với 11,1% những người dùng giả dược.

Thời gian thải RNA của virus cũng được thấy đã giảm nhanh ở những người tham gia nhận liều 800mg Molnupiravir so với những người dùng giả dược.

Về mặt an toàn và khả năng dung nạp thuốc khá tốt, Molnupiravir có rất ít tác dụng phụ hoặc chủ yếu là các vấn đề mức độ thấp. Tỷ lệ các tác dụng phụ liên quan đến điều trị thấp nhất ở nhóm sử dụng 800mg thuốc.

Một số triệu chứng bất lợi duy nhất được báo cáo bao gồm, nhức đầu, mất ngủ và tăng nồng độ Alanine aminotransferase (một loại enzyme được tìm thấy hầu hết trong các tế bào của gan và thận. Bình thường, nồng độ enzyme này trong máu thấp, nhưng khi gan bị tổn thương sẽ được giải phóng vào máu và nồng độ tăng lên).

Nhóm nghiên cứu kết luận rằng, trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn IIA, Molnupiravir được dung nạp tốt và có hiệu quả kháng virus mạnh. Các nhà nghiên cứu cũng có báo cáo ấn tượng về việc phân lập virus lây nhiễm và thời gian loại bỏ virus RNA SARS-CoV-2, cũng như tăng số lượng người tham gia thử nghiệm đã đào thải được virus trong cơ thể. Molnupiravir được kết luận đã làm giảm đáng kể mức virus RNA SARS-CoV-2 so với những người được điều trị bằng giả dược.

Kết quả của thử nghiệm này bước đầu đã chứng minh được sự an toàn, khả năng dung nạp và hiệu quả kháng virus của Molnupiravir trong việc giảm sự sao chép của SARS-CoV-2, đẩy nhanh quá trình loại bỏ virus lây nhiễm. Các thử nghiệm đang diễn ra đối với Molnupiravir đã cho thấy khả năng ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và loại bỏ sự lây truyền tiếp theo của virus SARS-CoV-2.

PV.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…
Tập huấn nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho hội viên tại tỉnh Lào Cai
Trong hai ngày 15 – 16/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai và Trường Cao đẳng Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn “Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số” tại Tp. Lào Cai. Hội nghị đã thu hút sự tham dự của hơn 100 đại biểu, học viên là hội viên của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Lào Cai.
Đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp SX cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc
Ngày 12/11, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Sơn La và Hội Giống cây trồng Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp sản xuất cây giống chất lượng phục vụ phát triển cây ăn quả khu vực miền núi phía Bắc” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.