Mở rộng địa bàn dự án trồng rừng tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền, Thừa Thiên Huế
Ngày 28/9/2021, Liên hiệp Hội Việt Nam đã ra quyết định phê duyệt bổ sung địa bàn thực hiện dự án Phục hồi rừng trên vùng đất bị chiến tranh tàn phá ở tỉnh Quảng Trị, Việt Nam do Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt, một tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam, là chủ dự án.
Dự án được Tổ chức Maeda Corporation (Nhật Bản) và tổ chức World Land Trust (Vương Quốc Anh) tài trợ với tổng kinh phí 1,544,991 USD trong thời gian từ 2019 – 2026 với mục tiêu hỗ trợ phục hồi rừng bị tàn phá trong chiến tranh nhằm manglợi ích cho môi trường (khí hậu), cộng đồng và đa dạng sinh học.
Địa bàn dự án ban đầu là Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Do tình hình COVID-19 diễn biến phức tạp và do trận lụt lịch sử năm 2020 đã ảnh hưởng nhiều đến tiến độ, việcchăm sóc, bảo vệ rừng trồng không được thực hiện thường xuyên, liêntục, dẫn tới một phần đáng kể diện tích đã thi công chưa đạt yêu cầu.Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng về nhucầu phục hồi rừng bằng cây bản địa và năng lực của các đối tác tiềm năng tại tỉnh ThừaThiên Huế (Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền và Hợp tác xã lâm nghiệp bền vữngThuận Thiên), nhà tài trợ World Land Trust và Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt đã thảo luận và đi đến thống nhất mở rộng địa bàn sang Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền đáp ứng hoàn toàn các tiêu chí về địa điểm phục hồi rừng của dự án như nằm trong cùngvùng sinh thái với Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị; bị ảnh hưởng nặng nề bởi chất độc da camtrong chiến tranh, hiện còn tới hơn 3,000 ha đất trống cỏ, cây bụi, cần phục hồi rừng bằngcây bản địa; là rừng đặc dụng nên đảm bảo sự tồn tại và phát triển lâu dài của rừng phụchồi.Hơn nữa, việc phục hồi rừng bằng các loài cây bản địa góp phần nâng cao độ chephủ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, hạn chế xói mòn đất hoàn toàn phù hợp với chủtrương, chính sách và giải pháp hiện đang áp dụng tại địa phương.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ về trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 trồng được ít nhất 7 triệu cây xanh nhằm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và phát triển bền vững. Một trong các giải pháp thực hiện là huy động nguồn lực từ xã hội hóa thông qua các Quỹ hoặc hỗ trợ đầu tư trực tiếp từ các tổ chức, cá nhân…Do vậy việc Ban quản lý khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền hợp tác với Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Việt trồng rừng cây bản địa với diện tích khoảng 20 ha tại xã Phong Mỹ thuộc quy hoạch rừng đặc dụng nhằm phục hồi rừng trên đất bị chiến tranh tàn phá, góp phần nâng cao độ che phủ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, hạn chế xói mòn đất là hoạt động phù hợp với mục tiêu, giải pháp của đề án đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt.
TQ