Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 22/02/2006 23:09 (GMT+7)

Mạn đàm về Hán Việt trong Việt ngữ

Riêng ở nước ta, các học giả ít người biết lối giản thể, bởi vì từ rất xa xưa, chúng ta chỉ viết theo lối chính thể. Văn chương Trung hoa đã thay đổi rất nhiều với lối văn bạch thoại từ khi Tôn Dật-tiên thành lập Trung hoa dân quốc, nhưng người mình vẫn trung thành với lối văn cổ điển; hơn nữa chúng ta phát âm Hán tự theo lối riêng của chúng ta. Kết quả là ông cha chúng ta đã biến đổi mỗi chữ Hán ra một chữ Việt có gốc Hán. Cũng như người Pháp, Anh, Ðức, hoặc Tây ban nha, vẫn coi các từ có gốc Hi lạp hoặc La-tinh là tiếng quốc gia của họ; chúng ta cũng có quyền nhìn nhận Hán Việt là tiếng Việt Nam trăm phần trăm. Do đó, vào thế kỉ 20, có các ông Ðào duy Anh và Thiều Chửu có công to, khi biên soạn các từ điển Hán Việt. Tuy nhiên Hán Việt bao trùm toàn bộ các từ ngữ Trung hoa là thế, nhưng mới là một phần của Việt ngữ mà thôi, cho nên nhóm Khai trí ở Hà nội (1931), và gần đây nhất có hai ông Trần văn Giáp (1898-1973) và Lê ngọc Trụ (1909-1979) đã cho ra đời những cuốn từ điển gồm cả các từ có gốc Hán Việt và các từ bắt nguồn từ ngôn ngữ dân gian. Mới xem, dễ ngờ là một bước tiến nhảy vọt; nhưng xét ra các từ điển này chỉ tiếp tục công trình các soạn giả thuộc cuối thế kỉ 19, chỉ khác ở điểm là các phần giải nghĩa ngày xưa viết bằng tiếng Bồ, tiếng La-tinh, hay tiếng Pháp, ngày nay đã được thay thế bằng tiếng Việt.

Phải nhận rằng: những cuốn từ điển loại này rất cần thiết, vì sau một thế kỉ từ khi Hán học không còn được phổ biến, thành phần Hán Việt ở Việt ngữ bị dùng sai trầm trọng. Chẳng hạn văn phạm Hán Việt cũng như Hán ngữ, hoặc Anh ngữ đòi hỏi tĩnh từ đi trước danh từ. Không ai viết “year new” hoặc “niên tân” mà phải viết “new year, tân niên”. Thế mà hằng ngày trên sách báo vẫn đầy dẫy những chữ như “Kinh thánh, điểm yếu’“ thay vì “Thánh Kinh và yếu điểm” mà không ngờ rằng “điểm yếu” khi nó là hai từ có gốc dân gian thì có nghĩa là “chỗ thua kém”: khác hẳn với “yếu điểm Hán Việt” có nghĩa là vị trí quan trọng, nhất là khi bàn về quân sự. Ðó là trường hợp từ kép gồm một tĩnh từ và một danh từ. Khi từ kép mang hai danh từ thì thường thường danh từ non kém thuộc “loại” (species) phải đi trước mà tựa vào danh từ khoẻ hơn thuộc “giống” (gender) đứng ở đàng sau. Tỉ như loài người là một giống mà có nhiều loại, thì chữ “thân” gồm bất cứ ai có hình hài con người, nhưng lại chia ra có kẻ làm cha, có kẻ làm mẹ. Cho nên khi nói về người cha người mẹ, phải viết “ phụ thân; mẫu thân”.

Kìa mẫu thân buồn khi tựa của,

Miệng hài nhi nhớ bữa mớm cơm;

Ngọt bùi thiếp đỡ hiếu nam,

Dạy con đọc sách thiếp làm phụ thân...

Sách báo Trung hoa cũng có danh từ “thân phụ, thân mẫu”, nhưng đó là những từ kép thuộc loại tĩnh từ đi trước danh từ đã nói ở trên, và lúc này “thân” có nghĩa là “được yêu” và “thân phụ thân mẫu” là bậc cha mẹ của vị đối thoại được người đương phát biểu ý kiến tôn trọng yêu quý...Nhân tiện nên nói thêm: văn chương Trung hoa tức là gồm cả Hán Việt có thói gọi thân thích của mình bằng “gia” khi người thân thích thuộc hàng trưởng thượng; và bằng “xá” khi người có họ thuộc vai dưới. Do đó mới có những danh từ: Gia phụ, Gia mẫu, Gia huynh, Xá đệ, Xá muội...

Một luật văn phạm khác đòi tránh những từ kép gồm Hán Việt đi bên một từ bình dân. Chẳng hạn “tân khách” là Hán Việt chính thống gồm hai từ đều có nghĩa là “người tới thăm”ø , mặc dù “khách” đã biến thể mà trở thành tiếng bình dân gọi kẻ tới nhà để thăm hỏi. Nhưng không nên nói “vẽ hoạ, ngồi tọa thiền”...Bàn riêng về danh từ Computer được cả thế giới gọi là Ðiện não, Ðiện toán, mà có người kêu là “Vi tính” thì thực là khó chấp nhận. “Vi tính” theo nghĩa Hán việt có nghĩa là “tên họ rất nhỏ”. Nếu hiểu “Tính” theo nghĩa bình dân tương đương với Hán Việt là “Toán” thì danh từ một nửa là Hán Việt, nửa khác có gốc bình dân. Có đổi ra Vi toán cũng vẫn chưa xuôi, bởi vì máy tính rất nhỏ là thứ máy gì?

Như vậy, người ta thấy rõ: ai cầm bút viết Việt văn trước tiên phải phân biệt từ nào có gốc Hán Việt, từ nào có gốc bình dân. Jean Bonet soạn giả cuốn Ðại Nam quốc âm tự vựng xuất bản năm 1899 ghi các từ Hán Việt bằng một dấu hoa mai, để giúp phân biệt với các từ có gốc bình dân. J. Génibrel soạn giả cuốn từ điển khác xuất bản trước đó vào năm 1898 lại ghi các danh từ có gốc bình dân bằng chữ “N” tức là “Nôm”.

Thế nào là “Nôm” ? Nói thực vắn tắt thì “Nôm” là lối viết tiền nhân chúng ta rút một số nét hoặc một chùm nét gọi là “bộ” từ lối viết Hán tự của người Trung hoa để diễn tả vứa tượng hình vừa âm thanh của các từ xuất phát từ dân gian Việt Nam. Chẳng hạn để viết chữ “Năm” thì tiền nhân mượn âm thanh từ chữ “Nam” của Hán Việt rồi chú thêm chữ “Niên” của Hán việt vào bên cạnh chữ “Nam” khi muốn nói về “năm tháng ngày giờ”. Nhưng khi viết số đếm “Năm”, thì chữ “Niên” sẽ được chữ “Ngũ” thay thế...

Vào cuối thế kỉ 17, các nhà Truyền đạo Thiên Chúa có các nhà nho Việt Nam góp sức , đã căn cứ vào tiếng Bồ mà sáng tạo ra lối viết mới mà họ gọi là “Chữ Quốc ngữ” , sử dụng các mẫu tữ La-tinh: “a, b. c...” Lối chữ này đã được giáo sĩ Alexandre de Rhodes hiệu đính để viết ra một cuốn từ điển. Chữ Quốc ngữ rất dễ học dễ dùng, khiến cho suốt thế kỉ 20 không còn ai nhớ tới chữ Nôm nữa. Mãi tới gần đây, người Việt mới thấy Quốc ngữ chỉ diễn âm mà không diễn hình, cho nên cần được chữ Nôm bổ túc, mới hiểu được các từ đồng âm dị nghĩa có đầy dẫy trong tiếng Việt. Hơn nữa cần có các học giả phanh âm ra Quốc ngữ các văn kiện tiền nhân để lại viết toàn bằng Hán tự hoặc Nôm; do đó một phong trào phục hồi Hán Nôm đã xuất hiện không những ở trong nước mà còn lan ra khắp thế giới. Năm ngoái, Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm đã tham gia một số buổi tại Hội thảo Hè ở Đại học Provence (Aix en Provence) bên Pháp. Năm nay hội viên lại tham gia Hội thảo Hè họp nhau ba ngày từ 26 đến hết 28 tháng bảy tại trường Ðại học Maine ở campus Orono.

Trên đây có nói đến công trình “Phanh âm” các bản Nôm ra Quốc ngữ. Trước đây người ta hay nói “Phiên âm ra Quốc ngữ”, nhưng “phiên âm” có nghĩa là chuyển dịch một âm thanh một ngoại ngữ ra âm thanh quen thuộc với độc giả. Chẳng hạn tên thủ đô Hoa kì là Washington được người Bắc Kinh viết ra ba chữ đọc lên vừa na ná như âm thanh tiếng Mĩ, lại thuận tai của họ; thì đó là “phiên âm” . Còn khi diễn âm Bắc kinh bằng mẫu tự la-tinh ra Hua-shèng-dùn thì lại là công trình “Phanh âm”: âm thanh không thay đổi, chỉ có lối viết là khác trước mà thôi.

Người Việt từ Bắc chí Nam cùng nói một thứ tiếng, có điểm di biệt thì cũng thứ yếu. Trước đây, người Pháp cũng nói nhiều thứ tiếng, bên cạnh ngôn ngữ của tộc Franc, còn có một số thổ ngữ, phổ biến hơn cả là hai thổ ngữ Breton và Provencal. Dần dần Pháp ngữ của Corneille, Racine và Molière đã trỡ thành thông ngữ từ Calais đến Marseille, mặc dầu đó đây còn vương vấn một vài vết tích các cổ ngữ. Người Trung hoa đất rộng, nhân chủng tạp hợp: ngày nay họ có chung một lối viết, nhưng dân Trung hoa nói khá nhiều ngôn ngữ khác nhau. Rất nhiều người Hoa ở hải ngoại nói tiếng các nguyên quán là Triều Châu và Phúc kiến Trong nước có hai thứ tiếng được phổ biến nhiều nhất là tiếng Quảng đông và tiếng Bắc kinh. Theo gương nước Pháp, chính phủ mong muốn thứ tiếng Bắc kinh sẽ tràn lan khắp nước, do đó tiếng Bắc kinh còn có tên là tiếng “Phổ thông” (Pu tong).

Người Việt còn hay lẫn lộn khi họ gọi chữ Hán là chữ Nho. Thực ra “Nho” là một thứ đạo làm người phát xuất từ Trung hoa, không rõ là Hoa Bắc hay Hoa Nam?. Bởi vì Nho đạo truyền bá qua Hán tự, thành ra thiên hạ dễ lẫn mà gọi chữ Hán là chữ Nho. Sau đó mới có cụm từ “ông đồ Nho viết chữ Nho”.

Tới đây mới thấy là không dễ mà phân biệt Nho với Hán; Hán tự với Hán Việt, tiếng bình dân với chữ Nôm, Pin yin (Phanh âm) với Fan yin (Phiên âm); Pu tong (Phổ thông) của Bắc kinh với Việt ngữ của Quảng đông (có bộ Mễ) ; và Việt ngữ của Việt Nam (có bộ Tẩu)...Vì Hoa ngữ quá phong phú, Người Trung hoa giỏi Hán tự tới mức nào mặc lòng, khi đọc sách bao giờ họ cũng cầm một cuốn Từ điển. Nếu tiếng Việt gồm cả Hán Việt và các danh từ của dân gian, thì Việt ngữ còn phong phú gấp đôi Hoa ngữ. Như thế chúng ta không nên ngại khi phải dùng từ điển. Học “Chữ Nho” (!) sẽ rất khó nếu người ta theo lối xưa chỉ biết dồi vào trí nhớ, nhưng ai quen với các sách viết theo lối từ điển Khang Hi sẽ có thể tự mình học tập Hán tự. Với tính nhẫn nại, họ sẽ thành công. When in Rome act as the Romans do. Khi học Hán Nôm hãy theo phương pháp của người Trung hoa.

Nguồn: viet-studies.org

Xem Thêm

Đắk Lắk: Góp ý kiến văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng
Ngày 13/6, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức góp ý kiến đối với dự thảo kế hoạch tổ chức hội nghị lấy ý kiến văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng và dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025 – 2030.
Hà Giang: Góp ý dự thảo sửa đổi Luật Chất lượng sản phẩm
Ngày 13/6, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp hội) tỉnh đã tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá (CLSPHH). Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các Sở, ban ngành của tỉnh, các hội thành viên Liên hiệp hộivà các chuyên gia TVPB.
Đắk Lắk: Hội nghị phản biện Dự thảo Nghị quyết về bảo đảm thực hiện dân chủ cơ sở
Sáng ngày 27/5/2025, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Lắk (Liên hiệp hội) đã diễn ra Hội nghị phản biện và góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Đắk Lắk về việc quyết định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Tin mới

Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
"Sắp xếp lại giang sơn” là bước đi lịch sử
Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh và có bài phát biểu với nhân dân Thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước.
Phối hợp thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật
Vừa qua, Viện Tài chính vi mô và Phát triển cộng đồng (MACDI) - tổ chức trực thuộc VUSTA - đã có buổi làm việc và ký kết thỏa thuận hợp tác với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế và Liên hiệp hội tỉnh nhằm triển khai Dự án “Thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật tại An Giang, Bắc Ninh và Hòa Bình với sự tham gia của nhóm hỗ trợ trẻ hòa nhập”.
Công bố giải thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ XI
Sáng ngày 30/6, Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức Công bố các quyết định khen thưởng và trao thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ XI (2024 – 2025). Tham dự có các thành viên trong Ban Tổ chức Hội thi; các tác giả, nhóm tác giả của 23 giải pháp, đề tài đạt giải tại Hội thi lần này.
Đoàn công tác VUSTA làm việc với CDC tỉnh Quảng Ninh về công tác phòng/chống HIV/AIDS
Chiều ngày 27/6, Đoàn công tác của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC) nhằm đánh giá tiến độ, kết quả triển khai các hoạt động trong khuôn khổ dự án Quỹ toàn cầu - VUSTA về phòng, chống HIV/AIDS.
Thanh Hóa: Sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và phát động Giải thưởng Sáng tạo KHCN năm 2025
Ngày 27/6/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng lần thứ 4 nhiệm kỳ 2024 - 2029 về sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2025, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và phát động tham gia Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam năm 2025 (Giải thưởng).
An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.