Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 30/09/2019 09:58 (GMT+7)

Mạn đàm về đạo đức hành nghề trong giai đoạn hiện nay

Mỗi ngành nghề trong xã hội đều có vị trí vai trò trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, mỗi ngành nghề đều đòi hỏi các tiêu chuẩn khác nhau nhưng có một tiêu chuẩn chung nhất đó là Đạo đức nghề nghiệp thể hiện lương tâm, trách nhiệm trước cộng đồng, trước đối tượng trực tiếp là các chủ thể liên quan là tập thể, một nhóm người hay từng cá nhân.


Chú trọng đạo đức của Dược sỹ

Chuẩn đạo đức nghề nghiệp còn là định hướng, mục đích của từng cá nhân hành nghề để tu dưỡng rèn luyện, học tập, không ngừng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn nhằm phục vụ hiệu quả hoạt động hành nghề đối với xã hội, đạo đức nghề nghiệp cũng là tiêu chí để mỗi người hành nghề rèn luyện kỹ năng phương pháp đối xử, xử lý một cách văn minh, lịch sự và đối với mọi đối tượng giao tiếp, đạo đức nghề nghiệp còn đòi hỏi tính trung thực, minh bạch đặt lợi ích của xã hội, của cộng đồng, của đối tượng quan hệ lên trên lợi ích cá nhân…
Đặc biệt thể hiện rõ nhất về đạo đức nghề nghiệp là trong ngành y, ngành giáo dục đào tạo, ngành báo chí là những ngành mà người hành nghề hàng ngày, hàng giờ trực tiếp với đối tượng thể hiện công việc nghề nghiệp của mình, thầy thuốc với người bệnh, thày cô giáo với học sinh. Chính vì vậy Quốc hội đã thông qua Luật Giáo dục Đào tạo, Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân. Từ các quy định của pháp luật này mà Bộ Giáo dục Đào tạo đã ban hành quy định về đạo đức giáo viên, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định quy định về y đức, Hội Nhà báo đã quy định 10 điều về đạo đức người làm báo…

Cần phải nói rõ thêm rằng trong thực tế bằng  các hình thức khác nhau không có quy định bằng văn pháp pháp luật tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp nhưng trong thực tế đạo đức nghề nghiệp đã được thể hiện cho mọi người làm nghề, mọi ngành nghề đều coi trọng chữ tín, coi trọng thương hiệu của mình, mọi hiện tượng làm hàng giả hàng kém chất lượng gian lận đều bị lên án, thậm chí phải ra tòa hình sự.
Chúng ta phải thấy rằng thẳng thắn thừa nhận rằng trong thời kỳ bao cấp, xã hội không phân hóa giàu nghèo, mọi người hành nghề với đồng lương “bao cấp” toàn tâm toàn ý hành nghề phục vụ xã hội đạo đức nói chung và đạo đức nghề nghiệp được đề cao, trân trọng mọi hành vi vi phạm đạo đức bị xã hội lên án gay gắt mạnh mẽ làm cho người hành nghề  “Không muốn, Không thể, Không dám” vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều vấn đề nảy sinh đặc biệt là sự chi phối của đồng tiền, ham làm giàu bằng mọi cách vấn đề đạo đức nói chung và đạo đức nghề nghiệp nói riêng đang là vấn đề lớn của xã hội đến mức Nghị quyết của Đảng phải nêu lên tình trạng không nhỏ cán bộ Đảng viên suy thoái về đạo đức, lối sống.
Trong ngành y hàng loạt hiện tượng vi phạm tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đã được phát hiện đó là làm thuốc giả, nâng giá thuốc vô tội vạ, đó là hàng loạt vi phạm, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, kể cả làm chết người trong điều trị bệnh, đó là nạn phong bì khi muốn khám và điều trị, đó là nạn làm GIÁ trong khám chữa bệnh thông qua các xét nghiệm chẩn đoán, điều trị, giá khám chữa bệnh mang hình thức kinh doanh (mặc dù dưới chiêu bài phi lợi nhuận)…
Trong ngành giáo dục đó là vấn nạn chạy chỗ, chạy trường, chạy điểm, gian lận điểm đó là tình trạng dạy học thêm tràn lan, đó là nạn bao lực học đường, đó là tình trạng bạo hành thậm chí cả hiện tượng bao lực quấy rối tình dục…
Ở các ngành nghề khác cũng không hiếm dẫn chứng vi phạm đạo đức trong ngành nghề đó là nạn làm hàng giả, là chất lượng hàng hóa kém không đạt tiêu chuẩn, đó là tình trạng mua gian, bán lận, đó là tình trạng công trình xây dựng chất lượng kém, công trình xuống cấp, gian lận trong giao thầu, nhận thầu, đó hà hàng loạt nhà máy, công xưởng gây ô nhiễm môi trường nhiều nơi rất nghiêm trọng, đó là nạn tham nhũng, lãng phí thất thoát tràn lan là hậu quả của nghề quan chức, công chức…
Muộn còn hơn không, trước tình hình đạo đức nghề nghiệp ở mọi ngành nghề đang diễn ra khá nghiêm trọng ở mọi lĩnh vực, mọi địa phương, chúng ta cần có giải pháp để xử lý vấn đề này.
 Ngoài những giải pháp mà Đảng và các cơ quan quản lý nhà nước đang triển khai thực hiện như: Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục; Bổ sung sửa đổi các quy định của pháp luật, các giải pháp quản lý, các  chế tài xử lý vi phạm nhằm cho mọi người trong phạm vi hành nghề của mình không muốn, không thể, không dám làm thất thoát, lãng phí, tham nhũng điển hình của vi phạm đạo đức; Hệ thống quản lý nhà nước và thông tin truyền thông cần tập trung hơn vào việc khen thưởng, biểu dương người tốt việc tốt, hiện đang rất ít, đang không được quan tâm; Về phía tổ chức xã hội nghề nghiệp cần đưa vào quy định trong điều lệ của mọi tổ chức xã hội nghề nghiệp bắt buộc phải có Quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp (hoặc tên gọi khác như Quy định và đạo đức nhà giáo, Quy định về y đức,…
Riêng hành nghề kỹ sư chuyên nghiệp theo tham khảo Quốc tế, các hội nghề nghiệp đều ban hành quy định trong điều lệ muốn được công nhận kỹ sư chuyên nghiệp thì phải đạt các tiêu chí trong quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Không chỉ hành nghề vì mục đích đảm bảo cuộc sống thông qua chế độ đãi ngộ mà còn thể hiện đạo đức của công dân thông qua quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
Quy định liên quan đến đạo đức nghề nghiệp thông qua việc nâng cao kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp, từ cách ứng xử có văn hóa đến việc thể hiện trong mọi hoạt động nghề nghiệp của mình đảm bảo tính công khai, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh, tôn trọng đối tác được thực hiện thông qua việc chấp hành quy tắc đạo đức nghề nghiệp do tổ chức xã hội nghề nghiệp ban hành trong đó tiêu chuẩn hàng đầu là sự  trung thực không dối trá gian lận, sống và ứng xửnhân nghĩa, trung hiếu, sống chân thành, tử tế tôn trọng lẫn nhau, không nói xấu nhau. Người kỹ sư chuyên nghiệp phảiyêu nước, yêu dân tộc, bảo vệ quyền lợi của cộng đồng; Người kỹ sư chuyên nghiệp phải có trách nhiệm với khách hàng, với mọi đối tác, mọi người; Người kỹ sư chuyên nghiệp phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ tài nguyên, sử dụng năng lượng có hiệu quả trong việc phát triển bền vững, đối phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, bảo tồn các giá trị văn hóa của đất nước.
Thực hiện đạo đức nghề nghiệp một cách tự giác, tự nguyện sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh phát huy trí tuệ, tiềm năng con người nhằm phát triển nền kinh tế trí thức. Người kỹ sư chuyên nghiệp luôn phấn đấu rèn luyện học tập làm việc một cách chuyên nghiệp và văn hóa, không chạy theo quyền lực, danh lợi, tiền bạc. 

Tác giả bài viết: PV

Xem Thêm

Đẩy mạnh hoạt động tư vấn phản biện
Tư vấn, phản biện là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Liên Hiệp Hội Việt Nam và Liên hiệp Hội các tỉnh thành. Với ý thức trách nhiệm, tinh thần khách quan khoa học, hoạt động Tư vấn, phản biện phản khách quan ý kiến của đội ngũ trí thức đóng góp vào việc xây dựng chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật và thực hiện có hiệu quả các đề án, dự án kinh tế – xã hội quan trọng của đất nước.
Nâng cao hiệu quả công tác tư vấn phản biện của Liên hiệp hội Việt Nam
Thời gian qua Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã chủ trì tổ chức thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội (TV, PB &GĐXH) rất sôi nổi. Rất nhiều cuộc toạ đàm, hội thảo đã được tổ chức, các hội thành viên, các tổ chức trực thuộc đã đóng góp được những ý kiến rất phong phú, bổ ích.
Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô phải minh bạch phương án tài chính
Khẳng định đầu tư theo phương thức đối tác công tư(PPP) đối với dự án thành phần 3 đầu tư xây dựng đường cao tốc thuộc DA Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội là cần thiết, chuyên gia lưu ý, Nhà nước phải minh bạch phương án tài chính, có phương án tổ chức giao thông rõ ràng, nhất là đối với các phương tiện liên tỉnh bắt buộc phải đi qua Vành đai 4 để bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư.
Cao Bằng: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, đồng thời tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi kết quả tư vấn, phản biện được áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Các nhà khoa học góp ý cho Dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô
Ngày 12/9, Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Tổng hội Xây dựng Việt Nam và Hội Khoa học và kỹ thuật Cầu đường Việt Nam tổ chức Hội thảo "Tác động của việc xây dựng Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội".
Phát huy hiệu quả hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội
Hoạt động TVPB&GĐ XH là hoạt động mang tính xã hội, độc lập, khách quan, do trí thức đóng góp trí tuệ, cung cấp cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn cho Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền làm cơ sở đánh giá, phân tích và quyết định các vấn đề về đường lối, chủ trương, chính sách quan trọng và những chương trình, dự án lớn có liên quan về KH&CN, GD&ĐT và chính sách xây dựng đội ngũ trí thức.
Liên hiệp Hội Sơn La: Đẩy mạnh hoạt động tư vấn phản biện
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội có vai trò quan trọng nhằm bổ sung thêm những luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn một cách hiện thực, khách quan, tạo ra sự đồng thuận giữa các cơ quan quản lý, đối tượng quản lý và cộng đồng xã hội, tạo ra tính khả thi, hiệu quả khi áp dụng vào thực tiễn đời sống.
Phát triển nhà ở xã hội: Cần bổ sung cụ thể vào Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)
Trong tờ trình về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, Bộ Xây dựng cho biết, nhiều năm qua, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm quan tâm và xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tin mới

Trà Vinh: 5 giải pháp để phát huy hiệu quả công tác tập hợp trí thức
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định vị trí quan trọng và vai trò to lớn của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp XD&BV Tổ quốc. Nghị quyết số 45-NQ/TW, Hội nghị nghị lần thứ tám Ban chấp hành TU Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới”
Chủ tịch Phan Xuân Dũng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại ĐSQ Việt Nam ở Hungary
Ngày 25/7, trong thời gian thực hiện chuyến công tác tại Châu Âu, Đoàn công tác của VUSTA do TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch VUSTA dẫn đầu đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại sứ quán Việt Nam ở Hungary. Với niềm tiếc thương vô hạn vì sự ra đi của Tổng bí thư, Chủ tịch Phan Xuân Dũng đã ghi những lời tiễn biệt, tưởng nhớ và tri ân sâu sắc vào sổ tang tại lễ viếng.
Đoàn VUSTA viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam - Phạm Ngọc Linh xúc động viết trong sổ tang: “Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ vô cùng thương tiếc trước sự ra đi của Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một Nhà lãnh đạo kiệt xuất, một trí thức tiêu biểu, trọn đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc…”
Phú Yên: Sôi nổi vòng Chung khảo cuộc thi lần thứ 9
Ngày 22/7/2024 tại cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp Hội) tỉnh Phú Yên, đã diễn ra Chung khảo Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên- Nhi đồng tỉnh Phú Yên lần thứ 9 năm 2023-2024 (Cuộc thi lần thứ 9) rất sôi nổi, thu hút sự quan tâm và tham gia của hàng trăm em học sinh từ các trường học trên địa bàn tỉnh.
Kon Tum: Hội thảo Chuyển đổi số trong nông nghiệp
Ngày 24/7, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Sở NN&PTNT, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ và UBND thành phố Kon Tum tổ chức hội thảo khoa học "Chuyển đổi số trong nông nghiệp hướng đến phát triển nông thôn thông minh trong phát triển nông thôn mới tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025".
Các tổ chức quốc tế gửi thư chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần
Được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, Liên đoàn các Tổ chức Kỹ sư ASEAN (AFEO), Hội đồng Kỹ sư Campuchia, Hội đồng kỹ sư Brunei (PUJA), Tổ chức Hữu nghị và Giáo dục Châu Á đã gửi thư, thông điệp chia buồn đến VUSTA và các tổ chức thành viên, nhân dân Việt Nam và gia quyến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tình cảm và những lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người giữ cương vị cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam trong gần 3 nhiệm kỳ liên tiếp, đồng thời cũng là một Giáo sư, một nhà khoa học lớn của đất nước. Sinh thời, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành nhiều tình cảm, sự quan tâm đến đội ngũ trí thức nước nhà, trong đó có đội ngũ trí thức khoa học công nghệ Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tình cảm của trí thức Bình Phước dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng"
“Những di sản mà Tổng Bí thư để lại để lại sẽ mãi là nguồn cảm hứng và kim chỉ nam để trí thức Bình Phước nói riêng, trí thức Việt Nam nói chung tiếp tục hành trình vì một Việt Nam ngày càng giàu mạnh và văn minh” - ThS. Nguyễn Ngọc Vũ - Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp Hội tỉnh Bình Phước, Chủ nhiệm CLB Trí thức tỉnh Bình Phước xúc động chia sẻ với Trang tin Vusta.vn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - sự khiêm tốn vĩ đại qua góc nhìn đại biểu dân cử
Hà Nội (TTXVN 21/7/2024) Được tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam không khỏi đau buồn, thương tiếc trước sự ra đi của người chiến sỹ cộng sản, một trong những người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới; hình mẫu tiêu biểu nhất về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.