Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 25/02/2005 22:39 (GMT+7)

Lược ghi bài phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam

Thưa các đồng chí,

Với tư cách là một người nhiều năm phụ trách công tác khoa học-kỹ thuật và giáo dục của Nhà nước, tôi xin bày tỏ những tình cảm thân thiết của tôi đối với Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Tôi nhiệt liệt hoan nghênh thành tích lớn của các đồng chí trong thời gian vừa qua và chân thành mong mỏi thành tích của Liên hiệp hội ngày càng to lớn hơn.

Trong bài phát biểu của mình, đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười đã nhấn mạnh đến vai trò của người trí thức, cũng như nhiệm vụ của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, trong sự nghiệp đổi mới của Đảng và của nhân dân ta.

Trước hết, tôi muốn nói với các đồng chí rằng, chúng ta đang sống trong một thời đại mà lực lượng sản xuất số một là khoa học kỹ thuật. Thế giới phải trải qua một quá trình lịch sử để khẳng định điều đó. Lực lượng đó không những ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của văn hoá xã hội. Muốn xây dựng đất nước ta văn minh, giàu mạnh, đương nhiên là phải phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế xã hội, nhưng tôi muốn nhấn mạnh lực lượng sản xuất số một là khoa học, là trí tuệ. Nói trí tuệ ở đây bao gồm trí tuệ của các nhà khoa học mà các đồng chí là người đại diện và cả nguồn trí tuệ to lớn trong nhân dân lao động.

Đại hội của các đồng chí họp trong một thời điểm mà sự nghiệp đổi mới đã đạt được những thành tích lớn, nhưng cũng đang đặt ra những nhiệm vụ quan trọng, những trách nhiệm lớn lao. Nhận thức được vai trò quan trọng của trí tuệ, của trí thức trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Чảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ trong chính cương của Đảng Lao động Việt Nam, đã xác định "công nông và lao động trí thức là nền tảng của nhân dân" và chủ trương xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất lấy liên minh công nông và lao động trí thức làm nòng cốt.

Trong năm năm qua, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam đã từ 18 hội chuyên ngành và 5 hội địa phương phát triển thành 34 hội chuyên ngành và 8 hội địa phương với hơn 28 vạn hội viên. §ặc biệt quan trọng là Liên hiệp hội đã có khoảng 5 nghìn chi hội và phân hội trên mọi miền của đất nước. Đây là những tổ chức cơ sở liên kết hoạt động của các nhà khoa học, các nhà kỹ thuật, các người lao động sáng tạo với nhau và với thực tiễn.

Sự phát triển nhanh và lớn như vậy chứng tỏ hình thức tổ chức các hội khoa học và kỹ thuật đã đáp ứng được nguyện vọng của đại đa số cán bộ khoa học và kỹ thuật, của giới trí thức. Đây là một hình thức tổ chức dân chủ, tự nguyện, một tổ chức phi chính phủ mang tính chất tự chủ, tự quản. Hoạt động trong các hội khoa học và kỹ thuật, các đồng chí không bị ràng buộc và ngăn cách bởi sự phân chia hành chính. Đó là tính ưu việt của hình thức tổ chức của Liên hiệp hội.

Yêu cầu bức xúc nhất để khoa học phát triển đó là dân chủ trong nghiên cứu lý luận, dân chủ trong nghiên cứu khoa học. Khi tìm nguyên nhân vì sao chủ nghĩa xã hội lại có những khủng hoảng lớn như vừa qua, có một số nhà triết học cho rằng một trong những nguyên nhân là ở Liên Xô, thời kì sau Lê Nin, người ta đã thủ tiêu quyền dân chủ trong nghiên cứu lý luận, nghiên cứu khoa học.

Với vai trò to lớn của khoa học và công nghệ được khẳng định trong sự nghiệp phát triển đất nước, lại có hình thức tổ chức thích hợp thu hút được tài năng trí tuệ của lực lương khoa học và kỹ thuật, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật chứa đựng trong mình một tiềm năng cực kỳ to lớn và cũng có một trách nhiệm rất nặng nề. Vì vậy, phấn khởi trước những thành tích về phát triển lực lượng, về các hoạt động đa dạng, phong phú và có hiệu quả, sắp tới đây các đồng chí nhất định phải làm gấp năm, gấp mười ngày nay. Đólà điều thứ nhất tôi muốn phát biểu với các đồng chí.

Thứ hai là nhiệm vụ của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam không thể tách rời nhiệm vụ chung của §ảng, của Nhà nước, của dân tộc.

Nhân dân ta đang thực hiện sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chúng ta phấn khởi với những thành tựu đã đạt được, thấy rõ những vận hội mới nhưng cũng cần thấy rõ những thách thức lớn. Một trong những thách thức đó là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Hãy lấy một chỉ tiêu là thu nhập quốc dân tính theo đầu người, theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thì đến năm 2000 ta đạt được gấp đôi hiện nay, tức là khoảng 400-500 đô la Mỹ một đầu người. Đạt gấp đôi là một điều khó, nhưng khi đó các nước xung quanh ta đã đạt đến hàng ngàn, hàng chục ngàn đô la một đầu người, tức là ta tụt hậu một cách nguy hiểm. Mỗi người trong chúng ta, mỗi nhà khoa học của chúng ta cần hiểu rõ điều đó. Vì vậy, đất nước ta, nhân dân ta đòi hỏi sự nghiệp đổi mới phải tiến lên đúng hướng hơn, mạnh mẽ hơn; mạnh mẽ nhưng vững chắc. Điều này các đồng chí lãnh đạo đều nhất trí.

Vừa rồi, trong một cuộc phỏng vấn, người ta hỏi tôi rằng đặt mục tiêu đến năm 2000 thu nhập quốc dân tăng gấp đôi có hiện thực không? Có làm được không? Tôi trả lời, chỉ tiêu đó không những hiện thực mà chúng ta còn phải phấn đấu đạt hơn thế nữa, nếu không thì đất nước sẽ tụt hậu nguy hiểm.

Các đồng chí cũng đã biết, nhịp độ phát triển kinh tế của các nước ngày một tăng. §ể phát triển đến một trình độ nào đó, trước đây các nước đi trước phải mất 200-300 năm, ngày nay có nước chỉ mất 20-30 năm, thậm chí còn ít hơn. Điều đó chứng tỏ khả năng để tiến lên là vô hạn.

Vấn đề đặt ra cho chúng ta là làm sao để sự nghiệp đổi mới phát triển vững vàng, tiến nhanh và vững chắc và phải thực hiện vượt chỉ tiêu do Đại hội VII của Đảng đã đề ra. Muốn làm được điều đó thì toàn Đảng, toàn dân phải có quyết tâm thực hiện, nhưng trước hết các nhà khoa học phải suy nghĩ, tìm tòi, phải có quyết tâm làm bằng được. Thời gian không chờ đợi chúng ta.

Muốn tìm ra con đường phát triển nhanh, trước hết phải có hoài bão, có chí khí, có phẩm chất, có mong muốn tột bực, nhưng còn phải có trí tuệ, có kiến thức khoa học: khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ. Tôi đề nghị Hội đồng Trung ương của Liên hiệp hội đề ra để các đồng chí thảo luận, làm thế nào để chúng ta tiến nhanh hơn. Trước đây hoài bão của chúng ta là giành lại độc lập cho dân tộc, thống nhất Tổ quốc thì ngày nay hoài bão của chúng ta là phải làm sao cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. Mỗi một nhà khoa học ngày đêm phải suy nghĩ như vậy.

Thứ ba là trong báo cáo của Hội đồng Trung ương có nêu khó khăn về cơ chế, tôi muốn phát biểu vài ý kiến về phương thức hoạt động cũng là về cơ chế.

Trong những năm qua, hoạt động của Liên hiệp hội và các hội thành viên đa dạng, phong phú và đạt nhiều thành tích. Có những hội phát triển rộng rãi mạng lưới phân hội, chi hội đến các cơ sở và làm ăn rất có kết quả như hội VACVINA. Tuy nhiên, VACVINA không nên tự hạn chế hoạt động của mình ở làm vườn, phải làm sao chú trọng phát triển công nghiệp nông thôn nữa. Tôi đã nhiều lần nói với bác sĩ Từ Giấy rằng VAC hiện nay chỉ mới đơn thuần là nông nghiệp mà thôi. Muốn đưa nông thôn nước ta tiến lên, ngoài phát triển nông nghiệp còn phải phát triển công nghiệp nông thôn, công nghiệp trước hết là công nghiệp chế biến. Cho nên, phải nghĩ tới một VACC hay một VACT... gì đó nữa.

Các cuộc hội nghị, hội thảo do Liên hiệp hội và các hội thành viên tiến hành cũng mang lại kết quả. Các cuộc hội thảo đó ngoài việc đóng góp ý kiến cho việc chuẩn bị các quyết sách, hoạch định chiến lược của Đảng và Nhà nước, còn có khi có tác động trực tiếp đến đời sống xã hội. Mới đây, vào công tác ở Thừa Thiên-Huế, tôi được biết ở đó đang bàn luận sôi nổi về cuộc hội thảo mới tổ chức, trong đó có đưa thông tin về một vị quan thời Nguyễn đã viết một cuốn sách nêu lên 103 điều chống tham nhũng.

Ngoài nhiệm vụ tư vấn, giám định, một nhiệm vụ quan trọng của các nhà khoa học là đưa những thành tựu của khoa học và công nghệ vào sản xuất. ở đây, hình thức hoạt động cũng thật phong phú và đạt nhiều kết quả. Có thể lấy ví dụ từ Vinatest của thành phố Hồ Chí Minh đến những nhóm nhỏ các nhà khoa học tự nguyện tập hợp nhau lại để giải quyết những vấn đề kỹ thuật cụ thể của sản xuất.

Cũng cần nhân rộng các hình thức hoạt động khoa học trong quần chúng nhân dân. An Phú Đông, một xã ở ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh trước đây là vùng bị địch trà đi xát lại tàn phá, nhân dân nghèo khổ. Ngày nay, vùng này trở nên giàu có nhờ trồng hoa nhài và hoa ngâu phục vụ cho việc chế biến chè. Phân hội VACVINA ở đây đã biết tập hợp lại, trao đổi, phổ biến kinh nghiệm trồng trọt và thu hái cho hội viên và cho nhân dân.

Tóm lại, tôi muốn nói rằng Liên hiệp hội và các hội thành viên không nên tự hạn chế mình vào những hình thức tổ chức nhất định cũng như những lĩnh vực hoạt động nhất định. ở đây, vai trò của các hội thành viên, hội địa phương, các phân hội, chi hội cơ sở là rất quan trọng và thực tế vừa qua đã hoạt động rất tốt. Chúng ta coi trọng tổ chức lớn chung ở Trung ương, chúng ta cần coi trọng hơn nữa việc phát triển các phân hội, chi hội ở địa phương, cơ sở. Tôi đề nghị sắp tới Liên hiệp hội nên tổng kết rút kinh nghiệm từ thực tiễn của các cơ sở để tìm ra các hình thức hoạt động có hiệu quả nhất.

Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng ta đã khẳng định khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Đó cũng là chìa khoá để dân tộc ta bước vào thế kỷ thứ 21. Vấn đề là chúng ta làm sao cho đường lối đó không chỉ nằm trên giấy mà trở thành hiện thực. Vì vậy, nhiệm vụ của các đồng chí rất lớn, rất trọng đại. Lòng mong mỏi lớn của tôi là các đồng chí bàn bạc dân chủ, phát huy trí tuệ của toàn đội ngũ, phát huy trí tuệ của toàn dân, đi vào những công nghệ tiên tiến nhất, hiện đại nhất, phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh từng bước tiến kịp các nước tiên tiến của thế giới.

Chúc các đồng chí thành công.

Nguồn: Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (27-28/9/1993)

Xem Thêm

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ngãi: Tìm giải pháp hoạt động có hiệu quả cho hợp tác xã
Sáng ngày 26/11, tại thành phố Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn phản biện “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2025 – 2030”.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.