Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 09/09/2015 05:56 (GMT+7)

Lúng túng trong cơ chế quản lý đất rừng tự nhiên

Tại Hội thảo “Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai tại các nông lâm trường quốc doanh: Những bất cập và giải pháp” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Uỷ ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội vừa được tổ chức ngày 8/9/2015 tại Hà Nội cho thấy rất nhiều công ty chưa tạo được cơ chế quản lý mới và hình thức tổ chức phù hợp để thúc đẩy ứng dụng nhanh và có hiệu quả các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất. Việc quản lý, sử dụng đất đai chưa tạo sự chuyển biến căn bản, phần lớn đất đai và rừng chưa được rà soát, đo đạc trên thực địa, chưa lập bản đồ địa chính, diện tích đất được cấp sổ đỏ chiếm tỷ lệ thấp. Nhiều công ty nông, lâm nghiệp sử dụng đất đai, rừng, vườn cây lâu năm hiệu quả còn thấp; chưa đổi mới và phát triển các hình thức khoán ổn định, lâu dài đến hộ công nhân, người lao động; chưa hình thành các vùng sản xuất nông, lâm sản hàng hóa tập trung, chuyên canh, thâm canh quy mô lớn gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm... Chính vì vậy vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, vướng mắc cần kịp thời tập trung tháo gỡ.

A2

Ông Nghiêm Vũ Khải – PCT LHHVN điều hành hội thảo

Về quy hoạch, phần lớn các đại biểu là các nhà khoa học, các chuyên gia Lâm nghiệp đều cho rằng: Cần quy hoạch diện tích rừng đặc dụng ổn định và có cơ chế quản lý sử dụng rừng đặc dụng. Đối với diện tích đất rừng cho nhu cầu phòng hộ và môi trường cần phải tính toán một cách cụ thể và khoa học diện tích cần thiết tối thiểu cho nhu cầu phòng hộ gồm: rừng phòng hộ đầu nguồn nước, phòng hộ ven biển, phòng hộ che phủ chống xói mòn đất có độ dốc lớn, rừng môi trường ven đô thị và khu công nghiệp, rừng đặc dụng, trên cơ sở đó tính toán độ che phủ cần thiết của rừng và quy hoạch ổn định bền vững diện tích rừng này, nhà nước giao diện tích này cho các tổ chức quản lý rừng đồng thời có cơ chế chính sách đầu tư quản lý sử dụng bền vững diện tích rừng phòng hộ và môi trường. chỉ có việc thực hiện đồng bộ các giải pháp, cộng đồng trách nhiệm của nhà nước, doanh nghiệp, hộ gia đình và xã hội thì mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chiến lược phát triển lâm nghiệp và Nghị quyết 30/NQ-TW mới có thể thực hiện tốt và đi vào cuộc sống...

A3

Ông Phùng Đức Tiến – PCN UBKHCNMT của Quốc hội

Theo Ông  Đặng Hùng Võ – nguyên Thưc trưởng Bộ Tài nguyên môi trường: hiện nay chúng ta chưa quyết tâm đổi mới các nông, lâm trường quốc doanh một cách triệt để; chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chưa phù hợp, chưa sát với tập quán sử dụng đất và chưa phù hợp cơ chế thị trường; tranh chấp và lấn chiếm đất rừng giữa lâm trường với người dân địa phương chưa được nhìn nhận thẳng thắn để giải quyết; cơ chế quản lý rừng tự nhiên của các cơ quan quản lý nhà nước vẫn còn lúng túng; cần giải quyết triệt để hơn việc giao rừng cho chủ rừng nhằm giảm mạnh diện tích rừng giao cho Uỷ ban nhân dân xã quản lý…

A4

Ông Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trưởng Bộ TNMT

Ông Trần Ngọc Bình – Tổng cục Lâm nghiệp cũng có đồng quan điểm: Một trong những đặc thù của tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng vùng trung du miền núi ở nước ta là gắn liền với sinh kế và cuộc sống văn hoá xã hội truyền thống lâu đời của cộng đồng các DTTS (khoảng 14% dân số cả nước). Từ thực trạng hiện nay cho thấy, chỉ khi nào giải quyết ổn thoả và hài hoà mối quan hệ về đất đai giữa Sở hữu nhà nước với quyền quản lý, sử dụng đất đai (chủ yếu là đất rừng, nương rẫy) của cộng đồng dân DTTS tại chỗ; Giữa quyền quản lý sử dụng đất đai của tổ chức kinh tế (công ty kinh doanh/tư nhân) với các DTTS tại chỗ thì mới có thể hạn chế được tình trạng xâm lấn, tranh chấp và mâu thuẫn/ xung đột về đất đai, tài nguyên rừng giữa cộng đồng dân cư địa phương với các tổ chức kinh tế. Do vậy, hoạch định chính sách quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên vùng trung du miền núi cần xây dựng trên cơ sở coi cộng đồng các dân tộc thiểu số vừa là mục tiêu vừa là động lực để đảm bảo ổn định xã hội, phát triển kinh tế, giữ vững an ninh quốc phòng vùng biên giới và bảo vệ phát triển tài nguyên rừng.

A5

Ông Trần Ngọc Bình – Tổng cục Lâm nghiệp VN

Kết thúc hội thảo, Ông Nghiêm Vũ Khải – PCT LHHVN khảng định: Một trong những đặc thù của tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng ở nước ta là gắn liền với sinh kế và cuộc sống văn hoá xã hội truyền thống lâu đời của cộng đồng các DTTS (khoảng 14% dân số cả nước). Từ thực trạng hiện nay cho thấy, chỉ khi nào giải quyết ổn thoả và hài hoà mối quan hệ về đất đai giữa Sở hữu nhà nước với quyền quản lý, sử dụng đất đai (chủ yếu là đất rừng, nương rẫy) của cộng đồng dân DTTS tại chỗ; Giữa quyền quản lý sử dụng đất đai của tổ chức kinh tế (công ty kinh doanh/tư nhân) với các DTTS tại chỗ thì mới có thể hạn chế được tình trạng xâm lấn, tranh chấp và mâu thuẫn/ xung đột về đất đai, tài nguyên rừng giữa cộng đồng dân cư địa phương với các tổ chức kinh tế. Do vậy, sau hội thảo này LHHVN và Uỷ ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội sẽ tập hợp các ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học để tham mưu cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc hoạch định chính sách quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên rừng trên cơ sở phải coi cộng đồng các dân tộc thiểu số vừa là mục tiêu vừa là động lực để đảm bảo ổn định xã hội, phát triển kinh tế, giữ vững an ninh quốc phòng vùng biên giới và bảo vệ phát triển tài nguyên rừng một cách bền vững. 

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…