Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 16/12/2020 23:08 (GMT+7)

Lựa chọn công nghệ nào xử lý chất thải rắn?

Theo  tài liệu của Viện Quy hoạch và Phát triển Việt Nam cho thấy, hằng năm cả nước  phải tiếp nhận một khối lượng rác thải rắn lên tới trên 12 triệu tấn. Con số này vẫn đang tiếp tục tăng với tốc độ khoảng 9%/năm, tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, theo quy luật: mức sống càng tăng, rác thải cũng tăng theo. Vì  vậy, quản lý các hoạt động xử lý rác thải luôn được đặt ra là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp bách để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ giống nòi và môi trường sống của tất cả chúng ta.

Ông Phạm Văn Tân – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam

Ngày 16/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Tọa đàm Công nghệ xử lý rác thải. Ông  Phạm Văn Tân – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam và ông Đặng Huy Đông – Viện trưởng Viện Quy hoạch và Phát triển đồng chủ trì tọa đàm.

Sự quan tâm của Chính phủ, của Bộ Tài nguyên Môi trường và chính quyền các địa phương đối với các vấn đề rác thải luôn được đề cao. Cụ thể, về thể chế chính sách, có thể kể ra hàng loạt các văn bản luật, nghị định của chính phủ, cũng như rất nhiều thông tư do các bộ ngành liên quan và các địa phương ban hành; Về ngân sách trung ương và địa phương cũng đã dành hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm cho công tác quản lý và xử lý chất thải, rác thải các loại.

Thế nhưng, kết quả thu được cho đến nay, phải thừa nhận là còn quá xa  sự mong đợi của cả người dân lẫn chính quyền và không tương xứng với chi phí, nguồn lực đã bỏ ra. Đáng tiếc, đó là một thực tế chúng ta phải nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan để có giải pháp và quyết tâm khắc phục.

Các đại biểu đã thảo luận và đưa ra nhiều ý kiến tại tọa đàm

Tại tọa đàm, các đại biểu đã thảo luận về hai vấn đề đó là: Nên chôn lấp hay đốt sinh khối phát điện, theo nhiều ý kiến của đại biểu thì việc chôn lấp không được khả quan vì chôn lấp có đệm lót chống thấm, tường bao, hệ thống thu gom xử lý nước rác, thu khí mê tan để phát hiện, chỉ chôn lấp những thứ còn lại sau phân loại làm tái chế, tái sử dụng, làm phân compost, tuy nhiên với mô hình này chỉ hiệu quả khi rác được phân loại đầu nguồn.

Tuy nhiên, tại tọa đàm, một số đại biểu còn cho rằng, hiện nay “điện rác” là từ khóa được sử dụng rộng rãi qua phương tiện truyền thông đại chúng, biện pháp này đang được cổ vũ mạnh mẽ như là một giải pháp hoàn hảo để xử lý vấn nạn rác thải hiện nay.

Thậm chí, nhiều ý kiến cho rằng, đốt rác phát điện đã thực sự xác định rác là nguồn tài nguyên để góp phần vào an ninh năng lượng quốc gia… và xa hơn nữa, đây còn được coi là giải pháp hiện thực hóa nền kinh tế tuần hoàn.

Tuy nhiên, dưới góc độ các chuyên gia, nhà khoa học, hàng loạt những câu hỏi đã được đặt ra với công nghệ này.

Cụ thể như: Công nghệ đốt rác phát điện có thực sự là công nghệ mới? Đốt rác phát điện có thực sự tạo ra nguồn điện năng như kỳ vọng; Đốt rác phát điện có thực sự làm sạch môi trường?...

Quang cảnh buổi tọa đàm

Tại tọa đàm, các đại biểu tham dự có cơ hội được tiếp cận với thông tin về xu thế công nghệ xử lý chất thải rắn trên thế giới, trong đó có công nghệ khí hóa chất thải rắn; nắm bắt thông tin mới nhất về tình hình triển khai dự án thực nghiệm công nghệ xử lý chất thải rắn bằng phương pháp khí hóa (không phải là đốt rác) hoàn toàn do Việt Nam làm chủ.

Tin, ảnh: HT

Xem Thêm

Hà Giang: Hội thảo quản lý sử dụng, giải pháp nhân rộng 2 mô hình KHCN tiêu biểu
Ngày 04/4/2024, tại Hà Giang, Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Giang phối hợp với Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) - Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá công tác quản lý, sử dụng mô hình nhà tiêu sinh học (NTSH) không dùng nước; hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp (mô hình nước uống học đường - NUHĐ).

Tin mới

Công đoàn VUSTA hướng về Điện Biên
Chiến thắng Điện Biên Phủ là một “Dấu mốc bằng vàng chói lọi" trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta. Mảnh đất cuối trời Tây Bắc – nơi ghi dấu ấn của chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu là nơi là người dân cả nước những ngày này luôn hướng về với niềm tự hào và tri ân sâu sắc.
Những trí thức đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đó là thắng lợi của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ. Làm nên thắng lợi đó, có những đóng góp tâm sức và trí tuệ quý báu của đội ngũ trí thức, của các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).