Những tàn tích, theo các nhà khoa học, sẽ không thể cử động, nhìn, nghe, tạo ra bất kỳ âm thanh hoặc chức năng nào khác của cơ thể sống. Tuy nhiên, vẫn có vài ngoại lệ của quy luật này. Đó là những tình tiết được ghi lại trong y văn, khi các thi thể bị chặt đầu của những người bị hành quyết có thể nâng chân và thậm chí bước đi vài bước. Một trong những câu chuyện như vậy xảy ra vào đầu thế kỷ 15 tại Đức, trong một cuộc hành quyết công cộng một tên hải tặc, còn được gọi là Steterbreker.
Trường hợp khác là khi một chiếc xe tải cán qua một phụ nữ vào đầu thập kỷ 1980 tại thành phố Kharkov, Ukraine. Cú đâm rất mạnh, nhưng người phụ nữ này đã đứng dậy và bắt đầu bước đi, mặc dù không lâu sau thì ngã xuống. Các bác sĩ cho biết cô bị đứt cơ và gãy khớp ở nhiều chỗ. Người phụ nữ vẫn sống, mặc dù theo lý thuyết là không thể thực hiện bất kỳ cử động nào sau khi chịu những chấn thương thể xác nặng nề như vậy.
Các chuyên gia Anh đã tình cờ tìm hiểu "hiện tượng người chết sống lại" khi nghiên cứu về bệnh sốt Ebola. Triệu chứng của căn bệnh này có nhiều nét tương đồng với kịch bản của một bộ phim kinh dị. Sau vài giờ lên cơn sốt, bệnh nhân sẽ rơi vào một trong hai trạng thái bất tỉnh hoặc hôn mê - tình trạng thường được xem là đã chết. Sau đó, bệnh nhân tỉnh lại, trở nên hung hăng và tìm cách cắn xé bất cứ vật chuyển động nào, dù đó là người hay động vật. Cơn sốt khiến cho người bệnh tiết nhiều nước bọt và chảy máu trong. Nước bọt và máu chảy ra từ miệng bệnh nhân tạo ra một bức tranh khá ghê gớm, đi kèm với màu da bất thường và đôi mắt đờ đẫn của người ốm.
Khỏi phải nói rằng tổ tiên của chúng ta đã xem những bệnh nhân này như là một thứ ma kinh dị và ghê tởm như thế nào. Do đó, các nhà khoa học cho rằng nhiều trường hợp ma cà rồng chỉ là sản phẩm dựng lên từ những bệnh nhân mắc phải những chứng bệnh còn lạ lùng thời đó. Những chứng bệnh này thường do dơi và sói mang tới, và vì thế, hai loài vật này cũng là nhân vật thường xuyên xuất hiện trong các truyền thuyết về ma cà rồng.
|