Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 23/10/2014 16:47 (GMT+7)

Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp hành động bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững

  Với mục tiêu “Tập hợp và phát huy tối đa tiềm lực trí tuệ của đội ngũ cán bộ KH&CN thuộc mọi thành phần kinh tế phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường”, trong giai đoạn từ năm 2004 cho đến nay, hàng trăm tổ chức KH&CN và hàng ngàn trí thức KH&CN đã được huy động để thực hiện các nhiệm vụ BVMT.  Không những vậy, việc triển khai các hoạt động BVMT tại cộng đồng đã được chính quyền và đông đảo người dân địa phương tham gia, góp phần cải thiện điều kiện vệ sinh và môi trường sống tại cộng đồng.

Trong 10 năm qua, Liên hiệp Hội Việt Nam đã xây dựng 27 mô hình vệ sinh, BVMT tại cộng đồng. Các mô hình BVMT này rất đa dạng bao gồm mô hình xử lý nước thải sinh hoạt, xử lý nước thải trong chăn nuôi gia súc, xử lý nước thải làng nghê, mô hình cấp nước sạch quy mô hộ gia đình đến mô hình cấp nước cho cụm dân cư và các cơ quan, trường học. Các mô hình kinh tế sinh thái, mô hình kinh tế xanh kết hợp du lịch sinh thái, mô hình cải tạo đất thoái hoá bằng giải pháp sinh học, mô hình văn hoá môi trường, mô hình khai thác bảo tồn cây dược liệu quý hiếm cũng đã mang lại các kết quả khả quan và nhiều trong số đó đã trở thành các điển hình thành công về việc lồng ghép vấn đề BVMT trong phát triển kinh tế - xã hội. Chẳng hạn như mô hình tái chế rác thải sinh hoạt thành vật liệu xây dựng (Phú Thọ, Quảng Ninh); mô hình hoàn phục môi trường sau khai thác mỏ ở Tuyên Quang; Mô hình xoá đói giảm nghèo kết hợp BVMT ở vùng Trung du Bắc Bộ, Mô hình trồng rừng kết hợp chăn nuôi, mô hình biogas, mô hình canh tác đa tầng để cải tạo đất ở Bắc Giang, Hà Tây; mô hình bảo tồn đa dạng sinh học vùng đệm khu bảo tồn quốc gia, mô hình bảo tồn cây dược liệu quý hiếm tại cộng đồng ở Sa Pa và Tây Yên Tử, Vĩnh Phúc…

Ngoài ra, vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường là một vấn đề khoa học công nghệ, đòi hỏi phải được đầu tư lớn về kinh phí. Tuy nhiên, 10 năm qua Liên hiệp Hội Việt Nam đã thực hiện được 24 dự án có nội dung xử lý ô nhiễm môi trường (đất, nước). Trong các dự án này các nhà khoa học Việt Nam đã bước đầu ứng dụng các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trong xử lý ô nhiễm như công nghệ lọc nước nano, công nghệ sinh học, các kỹ thuật lọc nước bằng gốm sứ. Đặc biệt, với cách tiếp cận dựa vào cộng đồng, các đơn vị của LHHVN đã huy động được người dân Hà nội tham gia xử lý, cải tạo ô nhiễm nước ở các ao hồ để tạo cảnh quan môi trường xanh sạch tại địa phương .   

Với một lực lượng hùng hậu gần 400 tổ chức KH&CN trực thuộc rải khắp đất nước, với hàng ngàn chuyên gia và nhà khoa học môi trường, có thể nói việc điều tra tài nguyên và đánh giá tác động môi trường là thế mạnh trong hoạt động BVMT của Liên hiệp Hội Việt Nam. Hiện, Liên hiệp Hội Việt Nam đã thực hiện 33 dự án điều tra tài nguyên và các yếu tố môi trường. Nội dung điều tra của các dự án rất đa dạng, từ điều tra các giống cây con đặc sản, bản địa, sinh vật, đất, nước, không khí, địa chất-thuỷ văn cho đến các sự cố và rủi ro môi trường. Chẳng hạn như điều tra tình trạng ô nhiễm môi trường do khai thác đá vôi ở Hà Nam, khai thác mỏ ở Quảng Ninh, khai thác titan ở Hà Tĩnh; điều tra đánh giá việc suy thoái rừng phòng hộ ven biển phía Bắc, điều tra tình trạng sụt lở trượt đất trên các quốc lộ vùng Tây Bắc, điều tra ảnh hưởng địa động lực đến các công trình thuỷ điện Sơn La, sông Đà, sông Tranh, điều tra xây dựng cơ sở dư liệu về động đất và tai biến môi trường khu vực miền núi phía bắc và tây Tây Bắc.

Đặc biệt, trong những năm gần đây, Liên hiệp Hội Việt Nam còn thực hiện các điều tra về biến đổi khí hậu. Những thông tin thu thập được từ các cuộc điều tra này không chỉ làm căn cứ cho các hoạt động khác của mỗi dự án mà nó còn được tham khảo trong quá trình hoạch định chính sách và quy hoạch phát triển KT-XH của địa phương. Không chỉ có vậy, dưới giác quan của các nhà khoa học và chuyên gia môi trường, các đánh giá tác động môi trường các hoạt động kinh tế, các dự án, công trình, các chương trình phát triển KT-XH đã góp phần cảnh báo cho các chủ đầu tư và chính quyền địa phương về các nguy cơ và rủi do khi thực hiện mà nhờ đó có các điều chỉnh cần thiết để hạn chế các thiệt hại.

 Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân do đó việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng là một hoạt động quan trọng của Liên hiêp Hội Việt Nam. Trong giai đoạn 2004-2014, Liên hiệp Hội Việt Nam đã thực hiện được 16 dự án  nâng cao nhận thức về môi trường cho người dân và các tổ chức liên quan như: nâng cao nhận thức về BVMT và phát triển bền vững cho các tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp, nâng cao nhận thức cho người Mường về việc bảo tồn đa dạng sinh học và cây thuốc bản địa, tuyên truyền và tổ chức các chiến dịch xanh sạch hưởng ứng ngày môi trường thế giới (5/6).

Hoạt động truyền thông và nâng cao nhận thức cho cộng đồng còn tập trung vào phổ biến các nội dung của Luật và các chính sách BVMT liên quan cũng như truyền bá các kiến thức BVMT và các mô hình BVMT hiệu quả. Các sản phẩm truyền thông dạng tài liệu, tờ rơi, tờ bướm, áp phích, đĩa CD, VCD về BVMT đã cung cấp cho người dân và doanh nghiệp các thông tin bổ ích mà qua đó nâng cao nhận thức của họ về vấn đề BVMT, góp phần thay đổi hành vi ứng xử với môi trường theo hướng tích cực hơn. 

Hoạt động truyền thông môi trường còn là thế mạnh của Liên hiệp Hội Việt Nam khi có hơn 40 đơn vị chuyên về lĩnh vực giáo dục và truyền thông, gần 200 đầu báo và tạp chí trên khắp cả nước. Chính vì vậy, hàng trăm bài báo và thông tin về môi trường được đăng tải hàng ngày trên hệ thống báo chí của Liên hiệp Hội Việt Nam cũng đã góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng về các vấn đề môi trường.

Ngoài ra, Liên hiệp Hội Việt Nam cũng đã tổ chức rất nhiều các hội nghị, hội thảo và tập huấn cho người dân và các tổ chức khác nhau về các vấn đề liên quan đến BVMT. Những hoạt động này kèm theo với các chiến dịch như chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn, tổ chức ngày môi trường thế giới v.v… đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng đối với vấn đề BVMT, khuấy động phong trào và giúp nâng cao nhận thức cho cộng đồng về BVMT.

Với chức năng tư vấn, phản biện và giám định xã hội do Chính Phủ giao, Liên hiệp Hội Việt Nam cũng đã thúc đẩy các dự án tư vấn phản biện, các vấn đề môi trường và chính sách về BVMT. Các hoạt động phản biện báo cáo tác động môi trường chiến lược và báo cáo tác động môi trường các dự án đầu tư phát triển được Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện khá thành công. Điển hình là việc phản biện dự án khai thác Bauxit Tây nguyên, Dự án đường Hồ Chí Minh, dự án thay nước Hồ Tây dự án xây dựng khu du lịch Tam Đảo v.v. Các ý kiến phản biện của Liên hiệp Hội Việt Nam đã được Chính Phủ và xã hội hoan nghênh và đánh giá cao.

Trong những năm gần đây, việc Liên hiệp Hội Việt Nam và các tổ chức trực thuộc tích cực tham gia phản biện, đóng góp ý kiến cho việc sửa đổi Luật bảo vệ môi trường. Rất nhiều ý kiến của Liên hiệp Hội Việt Nam đã được ban soạn thảo tiếp thu để hoàn thiện và đã được Quốc Hội phê chuẩn.

Với năng lực chuyên môn và tinh thần chủ động khai thác các nguồn lực quốc tế cho vấn đề BVMT nên Liên hiệp Hội Việt Nam đã tạo mọi điều kiện cho các đơn vị mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.

Tiếp tục phát huy các thành tựu đã đạt được, Liên hiệp Hội Việt Nam mong muốn tăng cường sự phối hợp và hợp tác hiệu quả với Bộ Tài Nguyên và Môi trường để cùng nhau thúc đẩy sự nghiệp bảo vệ môi trường lên những tầm cao mới vì sự phát triển bền vững của quốc gia.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.